Chất lượng giáo dục của nhà trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 43 - 46)

Trường THPT Yên Hòa được thành lập năm 1960, trường có bề dày thành tích hơn 50 năm xây dựng và phát triển. Truyền thống của nhà trường là đoàn kết thân ái, dạy tốt và học tốt. Trường nhận được nhiều bằng khen của UBND thành phố Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Thủ tướng chính phủ. Chất lượng giáo dục, uy tín và thương hiệu của nhà trường đã được khẳng định trong suốt chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển của nhà trường.

Sau đây là chất lượng giáo dục của nhà trường được khảo sát đánh giá trong 5 năm gần đây (từ năm học 2007-2008 đến năm học 2011-2012)

Bảng 2.1. Chất lƣợng văn hóa của học sinh trƣờng THPT Yên Hòa (Từ năm học 2007-2008 đến năm học 2011-2012) Đơn ví tính: Người T T Năm Học Số HS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 1 2007-2008 1541 212 13,8 1021 66,3 294 19 14 0,9 0 0 2 2008-2009 1509 260 17,2 987 65,4 252 16,7 10 0,7 0 0 3 2009-2010 1537 236 15,4 1069 69,5 230 15 2 0,1 0 0 4 2010-2011 1530 234 15,3 1120 73,2 173 11,3 3 0,2 0 0 5 2011-2012 1571 249 15,9 1090 69,4 225 14,3 7 0,4 0 0

(Nguồn: Trích từ trường THPT Yên Hoà)

Qua số liệu thống kê về chất lượng văn hóa ta thấy rất rõ, đó là : -Tỉ lệ học sinh đạt học lực giỏi bình quân :15%

-Tỉ lệ học sinh đạt học lực khá bình quân : 69% -Tỉ lệ học sinh có học lực trung bình, yếu :16%

Như vậy, tỉ lệ học sinh có học lực khá và giỏi là chiếm tới 84%. Đây là tỉ lệ rất cao, điều đó chứng tỏ chất lượng giáo dục văn hóa của nhà trường trong những năm qua là tốt. Thực tế trường THPT Yên Hòa luôn đứng vào tốp đầu các trường THPT của Quận Cầu Giấy và thành phố Hà Nội. Điểm tuyển sinh vào trường luôn đứng ở tốp đầu các THPT trong toàn thành phố Hà Nội.

45

Bảng 2.2. Chất lƣợng giáo dục đạo đức học sinh trƣờng THPT Yên Hòa (Từ năm học 2007-2008 đến năm học 2011-2012) Đơn ví tính: Người T T Năm học Số HS Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 2007-2008 1541 1234 80,1 302 19,6 5 0,3 0 0 2 2008-2009 1509 1237 82 251 16,6 18 1,2 4 0,2 3 2009-2010 1537 1354 88,1 181 11,8 2 0,1 0 0 4 2010-2011 1530 1403 91,7 123 8 4 0,3 0 0 5 2011-2012 1571 1333 84,9 228 14,5 10 0,6 0 0

(Nguồn: Trích từ trường THPT Yên Hoà)

Từ bảng thống kê về chất lượng giáo dục đạo đức, ta thấy rõ: -Tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt trên 80%

-Tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm khá khoảng :14% -Tổng số học sinh đạt hạnh kiểm khá và tốt là 94 %

Kết quả thống kê cho ta thấy chất lượng giáo toàn diện của nhà trường đạt loại tốt, đa số học sinh nhà trường phấn đấu rèn luyện đạt kết quả hạnh kiểm khá và tốt. Qua đó cho thấy nhà trường đã chú trọng nhiều đến công tác đức dục, giáo dục toàn diện và đã đạt được kết quả khả quan.

Bảng 2.3. Kết quả thi tốt nghiệp và Đại học trong 5 năm gần đây Năm học Tỉ lệ đỗ tốt

nghiệp

Xếp thứ hạng trong Top các trƣờng THPT có điểm thi đại học cao trong cả nƣớc

2007-2008 99,5% 50/100

2008-2009 99,2% 100/200

2009-2010 100% 63/2001

2010-2011 99,6% 64/200

2011-2012 100% 72/200

46

Chất lượng giáo dục qua các phong trào

Năm học 2007-2008:

+ Học sinh đạt giải Quốc gia: 01 em giải Nhì môn Hóa.

+ Học sinh đạt giải cấp Thành phố: 17 giải/19 em tham gia, đạt 89,47%. + Học sinh đạt giải cấp Quận: 78 giải/99 em tham gia đạt 78,78%. + Giải nhì môn bóng đã cấp THPT

+ Huy chương về văn nghệ: 1 Huy chương Bạc Văn nghệ Toàn quốc.

Năm học 2008-2009:

+ Học sinh đạt giải Quốc gia: 01 em giải Ba môn Lịch sử.

+ Học sinh đạt giải cấp Thành phố: 15 giải/19 em tham gia, đạt 78,94%. + Học sinh đạt giải cấp Quận: 74 giải/99 em tham gia đạt 74,74%. + Giải ba môn bóng đã cấp THPT

+ Huy chương về văn nghệ: 1 Huy chương Vàng Văn nghệ Toàn quốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm học 2009-2010:

+ Học sinh đạt giải cấp Thành phố:10 học sinh + Học sinh đạt giải cấp Quận: 73

+ Giải Nhì chạy Báo Hà Nội mới, giải Ba huy chương về TDTT + Huy chương về vă nghệ: Giải Nhất thi văn nghệ cấp cụm TL-CG +Tham dự tiếng hát học sinh THPT đạt giải Nhì cụm TL-CG

Năm học 2010-2011

+ Học sinh đạt giải cấp Thành phố:16 giải + Học sinh đạt giải cấp Quận: 59 giải đạt + Giải nhất đồng đội giải chạy báo Hà Nội mới

Năm học 2011-2012

+ Học sinh đạt giải cấp Thành phố:13 học sinh + Học sinh đạt giải cấp Quận: 75

+ Huy chương về TDTT: 5 huy chương

Qua các số liệu thống về chất lượng văn hóa, chất lượng giáo dục đạo đức, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp, đại học, các phong trào TDTT, văn nghệ, điểm chuẩn

47

tuyển sinh đầu vào trường luôn đứng ở tốp đầu của các trường THPT của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, cho ta một bức tranh rõ nét về chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường. Chính vì vậy, nhiều năm qua trường THPT Yên Hòa luôn đạt trường tiên tiến xuất sắc của Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Trường được đánh giá là một địa chỉ giáo dục tin cậy của Quận Cầu Giấy, Huyện Từ Liêm trước kia và của thành phố Hà Nội. Uy tín và thương hiệu của nhà trường đã được khẳng định trong suốt chiều dài xây dựng và phát triển của trường. Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn nhìn nhận là vẫn còn khoảng 16% học sinh có học lực trung bình và yếu, đây là con số không hề nhỏ. Tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm kiểm trung bình, yếu là 1%, hạnh kiểm khá là 14%. Thực tế cho thấy, vẫn tồn tại không ít những học sinh có ý thức tổ chức kỉ luật chưa tốt: vi phạm nội qui của nhà trường; kết quả học tập yếu kém; mắc các tệ nạn xã hội; sống không có định hướng rõ ràng, niềm tin, lý tưởng, hoài bão, ước mơ mờ nhạt; thiếu các kĩ năng sống. Tình trạng học lệch diễn ra khá phổ biến, chỉ học các môn đi thi đại học, lười học các môn phụ không thi đại học, không coi trọng đúng mức các hoạt động tập thể, giáo dục toàn diện. Mặt khác môi trường xã hội đang thay đổi rất nhiều, những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường giáo dục của nhà trường. Một thực tế đáng báo động là sự xuống cấp về mặt đạo đức, sự ra rời các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong bộ phận học sinh đang có biểu hiện gia tăng. Đây là một thách thức rất lớn đối với các nhà trường phổ thông nói chung và trường THPT Yên Hòa nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 43 - 46)