Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 126)

- Do xu thế chung của xã hội (học sinh, cha mẹ học sinh) chỉ quan tâm đến học văn hóa, ít chú ý tới việc giáo dục toàn diện. Với hình thức thi cử như hiện nay đã dẫn tới tình trạng học lệch, học sinh chỉ chú ý đến các môn thi đại học, không quan tâm đến các môn phụ, đến các hoạt động giao dục khác. Đây cũng là một khó khăn trong công tác giáo dục toàn diện học sinh của nhà trường.

- Trường đang trong giai đoạn trẻ hóa đội ngũ giáo viên, nhiều giáo viên làm công tác chủ nhiệm còn trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề, nên kinh nghiệm và phương pháp công tác chủ nhiệm còn nhiều hạn chế.

- Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực, còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, bất cập. Môi trường xã hội ngày càng phức tạp ảnh hưởng rất nhiều môi trường giáo dục của nhà trường. Tình trạng suy thoái về đạo đức của một bộ phận học sinh như: mắc các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, sống hưởng thụ, xa rời các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc,…đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây.

- Một số ít giáo viên không muốn làm công tác GVCN lớp một phần do ngại đối đầu, giáo dục học sinh “cá biệt” và ngại va chạm với phụ huynh học sinh. Những học sinh cá biệt này thường xuyên quậy phá, vi phạm nội quy của trường, của lớp gây ảnh hưởng tới phong trào thi đua của lớp. Việc giáo dục các em thường gặp nhiều khó khăn và không đạt hiệu quả như mong muốn. Một số khác giáo viên chủ nhiệm khác thiếu nhiệt tình, chưa làm tròn bổn phận của một người GVCN lớp, việc quản lý giáo dục học sinh còn xem nhẹ, sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa chặt chẽ, do đó công tác quản lý học sinh còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

- Phụ huynh học sinh thuộc rất nhiều tầng lớp khác nhau, một số không ít phụ huynh còn che đậy, lấp liếm những sai lầm khuyết điểm của con em mình, nhìn nhận đánh giá về thầy cô giáo chưa khách quan, chưa có sự cảm thông, thường không muốn hoặc không cộng tác với nhà trường và GVCN lớp để có các hình thức giáo dục kịp thời, vì không muốn con mình bị xử lý kỷ luật của nhà trường do bênh con, xót con.

71

- Công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp đã được nhà trường quan tâm chú ý, song cũng chưa thật sự hiệu quả, đôi lúc, đôi chỗ còn hình thức, chưa đi vào thực chất. Nhiều nội dung về công tác chủ nhiệm lớp khó, đòi hỏi ở người GVCN phải có kiến thức, có kĩ năng, năng lực công tác và sự kiên trì, tình yêu thương, tận tâm với nghề mới có thể giải quyết được công việc. Tuy nhiên sự chỉ đạo, bồi dưỡng về công tác GVCN lớp cho đội ngũ GVCN lớp của các trường phổ thông của Bộ Giáo dục, Sở giáo dục cũng chưa sát sao, chưa cụ thể, đôi lúc cũng rất lúng túng, không rõ ràng.

Những lý do trên là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác chủ nhiệm lớp và bồi dưỡng công tác chủ nhiệm cho giáo viên ở trường THPT Yên Hòa. Để khắc phục được tình trạng này bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của từng GVCN lớp rất cần có sự phối hợp, giúp sức từ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đồng thời phải có sự ủng hộ nhiệt tình của chính học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh yêu trường, yêu lớp, kính trọng thầy cô, yêu quý bạn bè, tích cực rèn luyện và học tập? Đó là những câu hỏi đặt ra cần được các nhà quản lý trường học: Ban giám hiệu và các GVCN lớp giải đáp. Giải pháp ở đây là cần đổi mới quản lý công tác chủ nhiệm lớp, nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.

72

Tiểu kết chƣơng 2

Qua khảo sát thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Yên Hòa có thể thấy rằng bên cạnh những ưu điểm, những mặt tích mà nhà trường đã đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển. Tuy nhiên một thực tế rõ ràng là trong công tác chủ nhiệm và bồi dưỡng phát triển đội ngũ GVCN sao cho đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của giáo dục nhà trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay thì cũng còn hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất cập, tồn tại trên có cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Song không thể không đề cập đến vai trò lãnh đạo của nhà trường trong công tác chủ nhiệm lớp, ở đây là quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên nhà trường.

Từ thực trạng trên, chúng tôi xin đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên nhà trường nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ GVCN lớp và trên cơ sở đó nâng cao chất lượng công tác GVCN lớp ở trường THPT Yên Hòa.

73

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG

CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CHO GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG YÊN HÒA 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ

Các biện pháp đề xuất phải lấy mục tiêu cấp học làm mục tiêu cần đạt, phải liên hệ chặt chẽ ăn khớp vói nhau một cách logic, tạo thành một thể thống nhất, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng của các biện pháp.

3.1.2. Đảm bảo tính khoa học, sáng tạo

Mỗi biện pháp đề xuất phải có tính khoa học, logic dựa trên các lý luận về quản lý giáo dục.

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Việc đề xuất các biện pháp phải căn cứ vào thực tế nhà trường, phải dựa trên nền tảng các biện pháp đã thực hiện để xây dựng mới hoặc bổ sung các biện pháp quản lý phù hợp nhằm mục đích cao nhất là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường

Các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi, có khả năng thực hiện thành công, phù hợp với thực tế của nhà trường như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương,..

3.1.5. Phát huy được vai trò quản lý của nhà trường, vai trò chủ động của GVCN lớp

Các biện pháp đề xuất phải phát huy được vai trò quản lý của lãnh đạo nhà trường. Đặc biệt phải làm nổi bật vai trò chủ động, tích cực của GVCN trong hoạt động bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp.

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dƣỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên của Hiệu trƣởng nhà trƣờng

Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng hệ thống biện pháp và từ thực tế quản lý giáo dục của trường THPT Yên Hòa, chúng tôi đã nghiên cứu và đề ra các biện

74

pháp quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng cho đội ngũ giáo viên trường THPT Yên Hòa-Hà Nội gồm 3 nhóm biện pháp chính như sau:

1) Nhóm biện pháp Tổ chức bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, nhận thức hiểu biết về công tác chủ nhiệm lớp.

Biện pháp 1. Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên.

Biện pháp 2. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.

2) Nhóm biện pháp Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ GVCN lớp

- Bồi dưỡng kĩ năng tìm hiểu học sinh;

- Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp; - Bồi dưỡng kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp;

- Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp;

- Bồi dưỡng kĩ năng tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; - Bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống giáo dục;

- Bồi dưỡng kĩ năng ngăn ngừa và giải quyết xung đột trong tập thể lớp; - Bồi dưỡng kĩ năng giáo dục học sinh cá biệt;

- Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng đội ngũ cán bộ lớp;

- Bồi dưỡng kĩ năng đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng của học sinh; - Bồi dưỡng kĩ năng phối hợp với các lực lượng giáo dục khác;

- Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về tin học, ngoại ngữ; - Bồi dưỡng qui trình làm công tác chủ nhiệm lớp.

3) Nhóm biện pháp bổ trợ

Biện pháp 1. Phân công các cặp GVCN lớp giúp đỡ nhau trong công tác chủ nhiệm.

Biên pháp 2. Lựa chọn, phân công hợp lý, hiệu quả GVCN lớp.

Biện pháp 3. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trên cơ sở hiệu quả công tác.

75

Biện pháp 4. Động viên thi đua, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.

3.2.1. Nhóm biện pháp tổ chức bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, nhận thức hiểu biết về công tác chủ nhiệm lớp nghề nghiệp, nhận thức hiểu biết về công tác chủ nhiệm lớp

3.2.1.1. Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên a) Mục tiêu và ý nghĩa: Giáo viên chủ nhiệm lớp trước hết là một người giáo viên bộ môn được Hiệu trưởng phân công phụ trách quản lý một tập thể lớp về mọi mặt, do vậy người giáo viên chủ nhiệm phải có phẩm chất của một nhà sư phạm: có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có năng lực công tác, có sức khỏe. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực hiện các chức năng rất quan trọng là giáo dục học sinh lớp mình, góp phần giúp các em hình thành nhân cách, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Như vậy người giáo viên đang tham gia một hoạt động rất đặc thù: ”lấy nhân cách đào tạo nhân cách” và như vậy, ở đây nhân cách của người giáo viên nói chung và người GVCN lớp nói riêng trở thành một phương tiện giáo dục.

b) Cách thức tiến hành

- Nhà trường thực hiện đúng và nghiêm túc các cuộc vận động của ngành giáo dục, của Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội: Xây dựng trường học thân thiện, nhà giáo mẫu mực, mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo; Trường học Kỷ cương-Tình thương-Trách nhiệm; Nhà trường Văn hóa-Học sinh Văn minh-Thanh lịch-Hiện đại. Thông qua các cuộc vận động và phong trào như vậy để nâng cao nhận thức và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên.

- Hạt nhân lãnh đạo nhà trường là Ban giám hiệu và Chi bộ nhà trường, muốn xây dựng được một tập thể cán bộ giáo viên đoàn kết, thân ái, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt thì bản thân các đồng chí lãnh đạo phải là những người gương mẫu, trở thành các tấm gương sáng cho anh chị em cán bộ giáo viên noi theo. Thực tế cho thấy ở trong cơ quan, tổ chức nào có những người đứng đầu có tâm, có đức, có tài thì chắc chắn tổ chức đó sẽ xây dựng được một tập thể, đơn vị tốt. Điều này hoàn toàn đúng đối với trường THPT Yên Hòa.

76

- Thường xuyên tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, văn hóa trong nhà trường. Mời các báo cáo viên về nói chuyện với toàn thể Hội đồng giáo dục nhà trường về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, về pháp luật để nâng cao nhận thức, hiểu biết về mọi mặt của đời sống xã hội cho đội ngũ giáo viên, từ đó giúp họ thực hiện tốt trách nhiệm của người công dân và trách nhiệm cao cả của người thầy. Thực tế cho thấy có một bô phận nhỏ giáo viên còn có những suy nghĩ chưa thật chuẩn về nghề nghiệp của mình. Lương tâm và trách nhiệm đối với công việc chưa cao. Do vậy công tác tư tưởng, chính trị, đạo đức nghề nghiệp cần phải làm thường xuyên, lâu dài với nhiều hình thức đan xen, phương pháp khéo léo sao cho đạt hiệu quả giáo dục.

- Xây dựng nhà trường thành một tổ chức biết học hỏi, có chiều sâu văn hóa, ở đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa trò với trò,…những nhân tố điển hình, nhân tố tốt được nhân lên gấp bội. Cái tốt lấn át cái xấu, người tốt cảm hóa, giúp đỡ người chưa tốt. Đây là công việc khó, lâu dài song nếu thực hiện được nó góp phần xây dựng một môi trường giáo dục có văn hóa, nhà trường thành công trong sứ mạng của mình.

- Chú trọng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trẻ. Nếu họ có những hành vi, việc làm, ngôn ngữ, lối sống chưa chuẩn thì có thể tạo ra dư luận lành mạnh để giúp họ nhận ra những hành vi chưa chuẩn của mình. BGH phân công những đồng chí giáo viên uy tín trong nhà trường, có tuổi nghề và tuổi đời cao gặp trực tiếp, nói chuyện và phân tích đúng sai, đưa ra những góp ý, định hướng cho họ, giúp họ nhận thức được vấn đề, thấy được đúng sai. Với cách làm này nhà trường đã giúp được nhiều thầy cô giáo viên trẻ có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, trong số đó có những đồng chí đã được kết nạp Đảng, trở thành những giáo viên tốt, được đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh quí mến tin yêu.

- Công tác kiểm điểm, đánh giá thi đua phải được thực hiện thường xuyên. Qua công tác kiểm điểm ở chi bộ, tổ chuyên môn, họp xét thi đua cuối kì, cuối năm học, những vấn đề lệch chuẩn về đạo đức, lối sống, chuẩn nghề nghiệp

77

cần phải được góp ý thẳng thắn, trên tình thần xây dựng giúp đỡ đồng nghiệp sao cho họ nhận thức được vấn đề và sửa chữa.

Ban giám hiệu nhà trường đã rất chú trọng đến công tác tư tưởng, phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của đội ngũ giáo viên nhà trường, bởi vì trường học là một môi trường văn hóa, ở đó các thầy cô giáo bằng đạo đức, bằng tài năng sư phạm của mình đã giáo dục và đào tạo ra lớp lớp các thế hệ học sinh. Do vậy, trong kế hoạch công tác của mình, Ban giám hiệu, Chi bộ đã luôn đặt trọng tâm đến công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ GVCN nói riêng của nhà trường nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục.

3.2.1.2. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp a) Mục tiêu và ý nghĩa: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp. Cho họ thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo viên chủ nhiệm, thấy được vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ GVCN lớp. Sự phát triển của nhà trường gắn liền với sự tiến bộ và trưởng thành của từng tập thể lớp học, gắn liến với sự tiến bộ và trưởng thành của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường phụ thuộc phần lớn vào kết quả công tác giáo dục của từng giáo viên chủ nhiệm lớp mà họ phụ trách.

b) Cách tiến hành

- Ban giám hiệu phải là người đi tiên phong trong vấn đề nhận thức về công tác GVCN lớp, xác định được vai trò, vị trí, tầm quan của đội ngũ GVCN lớp đối sự phát triển giáo dục toàn diện của nhà trường. Các đồng chí BGH đã chủ động hoàn thiện các lớp bồi dưỡng về quản lý, hầu hết đều có bằng quản lý giáo dục, bằng chính trị trung cấp. Tham dự đầy đủ các đợt tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác giáo viên chủ nhiệm của Bộ giáo dục, Sở giáo dục trên cơ sở đó chỉ đạo sát sao về công tác chủ nhiệm lớp.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)