Nhóm biện pháp bổ trợ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 105 - 109)

3.2.3.1.Biện pháp 1: Phân công các cặp GVCN lớp giúp đỡ nhau trong công tác chủ nhiệm

a) Mục tiêu và ý nghĩa: Phân công các cặp GVCN lớp, trong các cặp đó có một GVCN vững vàng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ công tác chủ nhiệm với một GCVN lớp còn trẻ về tuổi đời, tuổi nghề để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, giúp đỡ nhau tiến bộ và hoành thành tốt công việc.

b) Cách thức tiến hành

- Tiến hành phân công chuyên môn, trong đó có phân công GVCN lớp. - Phân loại GVCN lớp: Xác định số GVCN lớp trẻ, số GVCN lớp có kinh nghiệm, vững vàng trong công tác chủ nhiệm trong mỗi khối 10,11,12, phân loại theo khối Sáng, chiều.

- Thu thập nguyện vọng của các GVCN trẻ tuổi đề đạt nguyện vọng được nhận giáo viên giúp đỡ mình trong cùng khối, hoặc khác khối nhưng trong cùng buổi.

- Tiến hành phân công các cặp giáo viên chủ nhiệm giúp đỡ nhau.

- Phân công các hoạt động tập thể theo nhóm lớp, trong đó có các giáo viên đi cùng cặp với nhau để tạo điều kiện cho họ phối hợp cùng thực hiện các nội dung công tác chủ nhiệm do nhà trường tổ chức.

3.2.3.2. Biện pháp 2: Lựa chọn, phân công hợp lý, hiệu quả GVCN lớp

a) Mục tiêu và ý nghĩa: Bên cạnh việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GVCN lớp thì một việc rất quan trọng đó là sử dụng đội ngũ GVCN lớp sao cho đúng người, đúng việc. Việc sử dụng đúng người đúng việc sẽ nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác giáo viên chủ nhiệm, và cũng có nghĩa là nâng cao năng lực của GVCN lớp.

107

b) Cách thức tiến hành

- Phân loại GVCN: Hiệu trưởng, ban giám hiệu, tổ chủ nhiệm, tổ chuyên môn nắm rõ về năng lực của đội ngũ GVCN của nhà trường. Có sự phân loại cụ thể với từng đồng chí giáo viên: mặt mạnh, ưu điểm; mặt yếu, hạn chế, tồn tại.

- Phân loại lớp học: Đặc điểm của từng lớp học: Mặt mạnh, mặt yếu về học tập và thi đua nền nếp, hoạt động tập thể, phong trào; đặc điểm riêng của từng lớp; Lớp chọn hay không?; Lớp thuộc ban nào(Ban tự nhiên, ban cơ bản A, ban cơ bản D). Tổng hợp các ý kiến đóng góp của học sinh, phụ huynh học sinh về tập thể lớp, về nhà trường, về đội ngũ giáo viên.

- Phân công GVCN:

+ Tổ chuyên môn dự kiến phân công + Nguyện vọng của giáo viên

+ Tổ chủ nhiệm dự kiến phân công

+ Ban giám hiệu tổng hợp ý kiến và tiến hành phân công GVCN *Một số căn cứ phân công:

+ Đảm bảo quyền lợi của học sinh và phụ huynh học sinh.

+ Năng lực công tác của đội ngũ giáo viên: Trình độ chuyên môn; Kinh nghiệm giáo dục học sinh; Kinh nghiệm làm công tác GVCN của giáo viên; Các kĩ năng cơ bản mà GVCN cần phải có,...

+ Điều kiện, hoàn cảnh giáo viên + Nhiệm vụ năm học

+ Chương trình môn học

+ Đặc thù giáo dục của nhà trường * Một số phương án phân công:

+ Phân công GVCN 3 năm(cả cấp học) + Phân công GVCN chuyên theo khối lớp

3.2.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trên cơ sở hiệu quả công tác

a)Mục tiêu và ý nghĩa: Bên cạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng về công tác GVCN lớp cho đội ngũ giáo viên thì cần tăng cường công

108

tác kiểm tra, đánh giá về công tác GVCN lớp. Qua công tác kiểm tra đánh giá người làm công tác quản lý sẽ nắm được đội ngũ GVCN lớp, công tác GVCN lớp, điều chỉnh kịp thời những hạn chế, tồn tại, bất cập trong công tác GVCN lớp do thực tiễn phát sinh, giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm thực hiện đúng chức năng và vai trò công tác của mình.

b) Cách thức tiến hành

- Hiệu trưởng có thể kiểm tra trực tiếp, hoặc có thể giao cho các phó hiệu trưởng, các đồng chí tổ trưởng tổ chủ nhiệm của các khối, hoặc thành lập tổ kiểm tra công tác GVCN lớp.

- Kiểm tra trực tiếp hồ sơ, sổ sách như: Sổ chủ nhiệm, sổ điểm lớp, sổ sinh hoạt tổ nhóm chủ nhiệm,..

- Kiểm tra qua dự giờ sinh hoạt hoạt lớp, dự giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động phong trào của tập thể lớp,.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra gián tiếp qua Đoàn trường, qua báo cáo của tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, cá nhân.

- Áp dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, tổ chức kiểm tra theo định kì hoặc đột xuất để đánh giá thực trạng của công tác GVCN. Qua kiểm tra sẽ phát hiện các tồn tại , thiếu sót để có hướng điều chỉnh và xử lý kịp thời.

Khi kiểm tra đánh giá, cần lưu ý:

- Các tiêu chí đánh giá cần rõ ràng, chính xác. Xây dựng chuẩn để đánh giá GVCN lớp, GVCN lớp giỏi dựa theo qui định của Bộ và thực tiễn giáo dục của nhà trường.

- Công bằng, công khai và dân chủ trong kiểm tra, đánh giá công tác GVCN lớp. Người cán bộ quản lý nhà trường cần xác định: Kiểm tra để ngăn ngừa là chính. Khi kiểm tra phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh trong công tác GVCN lớp thì phải góp ý chân thành, tránh mặc cảm, định kiến, đặc biệt phải tôn trọng và giữ uy tín cho đồng nghiệp của mình.

- Công tác kiểm tra, đánh giá phải sao cho giúp người GVCN nhận ra những mặt mạnh, mặt tốt của mình cần phát huy, đồng thời cũng thấy được

109

những thiếu sót, hạn chế cần khắc phục để họ hoàn thành tốt công việc của họ. Mặt khác qua công tác kiểm tra người làm công tác quản lý sẽ thấy được những nội dung cần phải bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN lớp trong các chu trình bồi dưỡng tiếp theo.

3.2.3.4. Biện pháp 4: Động viên thi đua, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

a)Mục tiêu và ý nghĩa: Với bất kì một hoạt động hay công tác nào thì việc động viên khen thưởng kịp thời của cấp trên là nguồn cổ vũ lớn lao, là động lực thúc đẩy người giáo viên nói chung và người giáo viên làm công tác chủ nhiệm nói riêng vươn lên trong công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chính vì vậy công tác động viên thi đua, tạo điều điện về vật chất và tinh thần cho đội ngũ GVCN lớp có một ý nghĩa hết sức quan trọng.

b)Cách thức tiến hành

- Đối với GVCN lớp, Hiệu trưởng phải quan tâm tới họ cả về vật chất và tinh thần, động viên và chia sẻ kịp thời với những niềm vui, nỗi buồn, những lo toan, trăn trở trong cuộc sống cũng như trong công tác.

- Xây dựng những chỉ tiêu và định hướng cho các nội dung giáo dục theo từng thời kỳ, từng năm học.

- Căn cứ vào các ngày lễ lớn trong năm học để xây dựng chủ đề phát động các đợt thi đua: 20/11(Ngày nhà giáo Việt Nam); 22/12(Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam);26/3 (Thành lập Đoàn TNCSHCM); 30/4(Giải phóng miền nam);1/5(Quốc tế lao động),...Lãnh đạo nhà trường, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Tổ chủ nhiệm, tập thể giáo viên xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá cụ thể, thống nhất và ban hành từ đâu mỗi đợt thi đua để làm căn cứ đánh giá cuối đợt.

- Tôn trọng nguyên tắc khen thưởng đúng người, đúng việc, đảm bảo dân chủ, công khai trong đánh giá, khen thưởng. Qua mỗi đợt thi đua đều có định mức khen thưởng cho từng tập thể, cá nhân học sinh và GVCN lớp, tạo ra động cơ, kích thích mọi thành viên đều cố gắng vươn lên và khẳng định mình trước tập thể.

110

- Xây dựng danh hiệu GVCN giỏi, tập thể học sinh tiên tiến, chi đoàn vững mạnh, cá nhân xuất sắc, tiêu biểu.

- Tổ chức đăng ký GVCN lớp giỏi theo chuẩn.

- Chỉ đạo tổ chức thi GVCN lớp giỏi hàng năm theo trường, cụm trường. - Có chế độ đãi ngộ hợp lý và tôn vinh đối với GVCN lớp giỏi, tập thể lớp tiên tiến xuất sắc .

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 105 - 109)