Thực trạng bồi dưỡng kĩ năng công tác chủ nhiệm lớp cho GVCN

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 62)

vấn, quan sát, sử dụng phiếu hỏi để thu thập thông tin. Đối tượng tham gia khảo sát gồm có:

- Các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường(kể các các đồng chí lãnh đạo, làm công tác quản lý của nhà trường đã nghỉ hưu);

- Các đồng chí Tổ truởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn, Ban thanh tra nhân dân, Cố vấn đoàn truờng;

- Các đồng chí giáo viên làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm, đạt danh hiệu GVCN giỏi của trường đã nghỉ hưu;

- Các đồng chí giáo viên thường xuyên làm công tác chủ nhiệm lớp.

2.4.1. Thực trạng bồi dưỡng kĩ năng công tác chủ nhiệm lớp cho GVCN lớp của nhà trường của nhà trường

Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò tổ chức, quản lý, giáo dục toàn diện học sinh thực hiện các nhiệm vụ giáo dục theo nội dung chương trình giáo dục. Để hoàn thành công việc đó, người GVCN cần phải có các kĩ năng và năng lực

62

cần thiết để thực hiện các công việc chủ nhiệm. Việc đào tạo ở các trường sư phạm chưa đủ để phục vụ công việc thực tế, việc thực tập rất ít nên giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp cần phải được bồi dưỡng thường xuyên về các kĩ năng, kinh nghiệm quản lý giáo dục học sinh. Để nắm được thực trạng về công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, chúng tôi tiến hành khảo sát 36 giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng bồi dƣỡng các kĩ năng công tác chủ nhiệm lớp cho GVCN lớp STT Hình thức bồi dƣỡng Mức độ Thƣờng xuyên

Ít khi Chƣa bao giờ

1 Mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp. 15/36 (41,7%) 21/36 (58,3%) 0/36 (0%) 2 Tổ chức các cuộc hội thảo về qui trình

xử lý các tình huống thường gặp trong công tác chủ nhiệm lớp. 10/36 (27,7%) 26/36 (72,3%) 0/36 (0%) 3 Tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ làm

công tác chủ nhiệm lớp. 9/36 (25%) 27/36 (75%) 0/36 (0%) 4 Viết sáng kiến về công tác chủ nhiệm

lớp. 19/36 (52,8%) 17/36 47,2% 0/36 (0%) 5 Cử giáo viên đi tập huấn về công tác

chủ nhiệm lớp. 11/36 (30,6%) 25/36 69,4% 0/36 0% 6 Tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các

trường làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.

0/36 (0%) 0/36 (0%) 36/36 (100%) Qua kết quả khảo sát, cho ta thấy, công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác GVCN lớp còn hạn chế, chưa tương xứng với tầm quan trọng của công tác GVCN lớp trong giai đoạn hiện nay. Hình thức bồi dưỡng kĩ năng cho đội ngũ GVCN chưa làm thường xuyên; Mức độ ít khi được đánh giá ở các nội dung chiếm tỉ lệ khá cao. Hình thức chủ yếu là viết SKKN đối với các giáo viên đăng kí danh hiệu chiến sĩ thi đua(chiếm 53%). Hình thức bồi dưỡng qua tham

63

quan, học hỏi kinh nghiệm ở các trường làm tốt công tác chủ nhiệm lớp chưa bao giờ được thực hiện. Các hình thức khác mức độ thường xuyên làm cũng rất thấp. Điều đó cho ta thấy công tác bồi dưỡng kĩ năng cho đội ngũ GVCN lớp cần phải được chú trọng và làm thường xuyên hơn.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 62)