- Đội ngũ giáo viên nhà trường nói chung và đội ngũ GVCN lớp nói riêng đa phần là có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, phẩm chất đạo đức lối sống trong sáng, giản dị, gương mẫu trước học sinh và đồng nghiệp. Nhiều thầy cô có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, yêu nghề, có tâm với sự nghiệp giáo dục, được học sinh, phu huynh và đồng nghiệp tin yêu quí mến, trở thành những tấm gương tốt để học sinh noi theo, đồng nghiệp mến phục. Họ là những nhân tố tích cực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
- Trường THPT Yên Hòa là một ngôi trường có bề dầy thành tích hơn 50 năm xây dựng và phát triển. Tài sản của nhà trường chính là bề dày truyền thống, chiều sâu văn hóa. Các thế hệ thầy cô giáo nhà trường luôn đoàn kết, thân ái vun đắp xây dựng mái trường thân yêu của mình. Uy tín và thương hiệu nhà trường đã được khẳng định. Chính vì vậy trường luôn tuyển sinh được nhiều học sinh có học lực khá giỏi và đạo đức tốt. Đầu vào tuyển sinh luôn cao là một tiền đề tốt để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục toàn diện học sinh, nên Ban giám hiệu đã rất chú trọng đến công tác chủ nhiệm lớp và đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Trong các kế hoạch của nhà trường Ban giám hiệu đã chú trọng đến việc bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên nhà trường nói chung và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nói riêng. Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp đã được quản lý theo chu trình quản lý:Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và chỉ đạo kiểm tra về công tác chủ nhiệm. Nội dung công tác được chi tiết, được xây dựng thành qui trình và được lượng hóa cụ thể về đánh giá, kết quả, thi đua được công khai, dân chủ có tác dụng thúc đẩy công tác chủ nhiệm lớp được làm tốt, được hoàn thiện.
68
- Các GVCN lớp đều quan tâm, thực hiện đủ các chương trình giáo dục chung như: Thực hiện nền nếp các tiết học, các tiết ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt động của học sinh, các tiết sinh hoạt đầu tuần. Khi nhận lớp, GVCN lớp đều tìm hiểu học sinh về các mặt: chất lượng học tập, rèn luyện ở lớp dưới, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu, khả năng, đặc điểm của từng học sinh. Từ đó xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp và đưa vào sổ chủ nhiệm.
- Các GVCN lớp biết kết hợp với các lực lượng giáo dục trong công tác quản lý, giáo dục HS trong lớp và HS toàn trường, phối hợp với CMHS để quản lý, giáo dục HS thông qua các buổi họp CMHS. Cuối mỗi kỳ, GVCN lớp thông báo tình hình học tập, rèn luyện của mỗi HS và tình hình chung của lớp cho cha mẹ, gia đình HS và nhận được những thông tin cần thiết của học sinh từ gia đình.