1.3.3.1. Vị trí, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp
Giáo viên chủ nhiệm lớp có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển học sinh của lớp chủ nhiệm, bởi vì:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lí và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp chủ nhiệm.
- Đối với học sinh và tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất, người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra
29
toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và tính tự giác của mọi học sinh trong lớp.
- Trong quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp là nhân vật trung tâm để hình thành và phát triển nhân cách học sinh và là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Ở đây giáo viên chủ nhiệm thực hiện chức năng quản lý toàn diện tập thể lớp để thực hiện chức năng giáo dục từng cá nhân có hiệu quả. Người giáo viên chủ nhiệm thực hiện chức năng quản lý khi là đại diện cho hiệu trưởng, hội động nhà trường thực hiện các chủ trương kế hoạch chung của trường và là người lãnh đạo khi phải xác định tầm nhìn cho sự phát triển của học sinh trong lớp chủ nhiệm với tư cách là người đứng đầu một tập thể lớp, đưa tập thể lớp phát triển thành một tập thể thân thiện. Như vậy cả hai chức năng quản lý và lãnh đạo được tích hợp hài hòa ở chủ thể quản lí là người giáo viên chủ nhiệm.
Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ giữa Giáo viên chủ nhiệm lớp với một số tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng
Giáo viên chủ nhiệm lớp Tổ chuyên môn và Tổ chủ nhiệm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Hội đồng trường Các giáo viên bộ môn của lớp học Văn phòng và các bộ phận trong trường: Bvệ,Gthị,Tviện,Ktoán,.. ....….. Học sinh lớp chủ nhiệm Ban chấp hành ĐTNCSHCM của nhà trường
Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh của lớp Ban cán sự, Ban chấp hành chi đoàn lớp
30
Qua sơ đồ trên, cho ta thấy rõ nét vị trí và vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường phổ thông.
- Dưới góc độ thông tin trong quản lý thì giáo viên chủ nhiệm lớp được xem như là một trong những nút thông tin quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống thông tin trong nhà trường với các chức năng thu nhận và xử lý, truyền đạt thông tin.
- Dưới góc độ giáo dục học thì giáo viên chủ nhiệm lớp là một chủ thể giáo dục gần gũi, thân thiết nhất với đối tượng giáo dục(tập thể học sinh và từng học sinh) với nhiệm vụ là giáo dục mỗi cá nhân học sinh thông qua việc xây dựng tập thể học sinh, giáo dục cá nhân học sinh bằng tập thể và trong tập thể.
- Dưới góc độ quản lý thì giáo viên chủ nhiệm lớp là nhà quản lý thực hiện các chức năng quản lý đối với các hoạt động của tập thể lớp và từng học sinh, khai thác và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục như: giáo viên bộ môn, đoàn thanh niên, chi hội phụ huynh, cộng đồng xã hội…trong việc giáo dục học sinh.
1.3.3.2. Chức năng của người giáo viên chủ nhiệm lớp - Chức năng quản lý
GVCN lớp là người thay mặt Hiệu trưởng làm nhiệm vụ quản lý toàn diện học sinh một lớp học. Để đạt được mục tiêu quản lý một tập thể học sinh, GVCN lớp phải thực hiện phối hợp các chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
- Chức năng giáo dục
GVCN lớp trước hết phải là một nhà giáo dục, thông qua việc tổ chức các hoạt động của tập thể lớp để giáo dục những phẩm chất, nhân cách của mỗi học sinh. Qua các hoạt động đa dạng và phong phú, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa học sinh và học sinh, giữa học sinh với những người khác, hướng vào việc hình thành cho học sinh những thói quen, hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Từ 2 chức năng trên, ta thấy người GVCN lớp phải đồng thời quản lý hoạt động học tập và quản lý sự hình thành, phát triển nhân cách học sinh. Hai
31
mặt này có quan hệ hỗ trợ, tác động lẫn nhau, việc giáo dục đạo đức có tác động mạnh mẽ đến chất lượng học văn hóa, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi từng ngày, từng giờ những cám dỗ, những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, mặt trái của nền kinh tế thị trường đang dội vào nhà trường.
Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục toàn diện, GVCN lớp phải có những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có hàng loạt kỹ năng sư phạm như: kỹ năng tiếp cận đối tượng HS, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, nghiên cứu xã hội, kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp và phải có sự nhạy cảm sư phạm để có dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của học sinh, định hướng và giúp các em lường trước những khó khăn, thuận lợi, vạch ra những dự định để các em tự hoàn thiện về mọi mặt.
- Chức năng đại diện
Người GVCN lớp đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu đối với học sinh. GVCN lớp còn là đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh trong lớp, bảo vệ học sinh một cách hợp pháp. Phản ánh kịp thời với Hiệu trưởng, các giáo viên bộ môn, với gia đình học sinh, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về những nguyện vọng chính đáng của học sinh và của tập thể lớp để cùng có các biện pháp giải quyết phù hợp, kịp thời, có tác dụng giáo dục.
Đối với học sinh THPT, người GVCN lớp cần xác định mình có vai trò cố vấn cho tập thể lớp. Điều này có nghĩa GVCN lớp không nên làm mọi việc thay cho đội ngũ tự quản của lớp (Ban cán sự lớp, Ban chấp hành chi đoàn) mà nhiệm vụ chủ yếu của GVCN lớp là bồi dưỡng năng lực tự quản cho học sinh. Những GVCN lớp có kinh nghiệm thường thu hút hầu hết học sinh của lớp vào các hoạt động. Đội ngũ tự quản thường chiếm khoảng một phần ba số học sinh của lớp và mỗi năm luân phiên đội ngũ tự quản để sau mỗi năm học số em có thể được huấn luyện tự quản nhiều hơn.
Để phát huy vai trò cố vấn, GVCN lớp cần có năng lực dự báo chính xác khả năng của HS trong lớp. GVCN lớp phải phát hiện và bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của các em trong việc đề xuất các nội dung hoạt động, xây dựng kế
32
hoạch hoạt động toàn diện của mỗi tháng, mỗi học kỳ, của từng năm học. GVCN lớp chỉ là người giúp học sinh tự tổ chức các hoạt động đã được kế hoạch hóa. Điều đó không có nghĩa là GVCN lớp khoán trắng, đứng ngoài hoạt động của tập thể lớp chủ nhiệm mà GVCN lớp nên hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động, bàn bạc, tranh thủ các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho HS lớp mình tổ chức hoạt động.
Ngoài ra, GVCN lớp còn là người đại diện cho nhà trường trong việc phối hợp với các tổ chức xã hội để thống nhất biện pháp giáo dục học sinh. Trong hoàn cảnh hiện nay, do tác động của nền kinh tế thị trường, học sinh sống trong xã hội nhiều vẻ và phức tạp; học sinh luôn nhạy cảm với những cái mới lạ, trong đó có cả cái tốt và cái xấu. Vì vậy GVCN lớp cần có ý thức sâu sắc trong việc giúp các em thiết lập quan hệ đúng đắn, lành mạnh với mọi người. Đó là nhiệm vụ không hề đơn giản và rất cần thiết đối với công tác chủ nhiệm lớp. GVCN lớp cần xác định rằng giáo dục nhà trường có vai trò định hướng, tạo ra sự thống nhất tác động đến thế hệ trẻ (trong đó có gia đình và các tổ chức xã hội khác). Cần khẳng định rằng gia đình và giáo dục gia đình là môi trường giáo dục gần gũi các em nhất và có nhiều ảnh hưởng tới quá trình hình thành, phát triển nhân cách của các em nhất.
1.3.4. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp, nội dung công tác chủ nhiệm lớp
1.3.4.1. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp đã được qui định trong các văn bản pháp lý
- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp.
- Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn, Đoàn TNCSHCM, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học, khóa học, đề nghị khen thưởng và kỉ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kì nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh.
33
- Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp chủ nhiệm với hiệu trưởng.
- Theo dõi tình hình tổ chức dạy và học tự chọn của lớp mình phụ trách; theo dõi kết quả học tập tự chọn của học sinh, tổng kết, xếp loại và ghi kết qủa học tập của học sinh theo qui định.
1.3.4.2. Nội dung công tác chủ nhiệm lớp
Xem xét nội dung công tác chủ nhiệm lớp trong thục tiễn giáo dục, bao gồm: - Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp trong năm học được xây dựng dựa trên kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học của nhà trường.
- Tìm hiểu các thông tin, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm(hoàn cảnh gia đình, đặc điểm học sinh về các mặt học lực, đạo đức, sức khỏe,..dự báo và diễn biến trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh)
- Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp học sinh lớp chủ nhiệm. - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện (hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chương trình của Bộ; các hoạt động sinh hoạt tập thể; hoạt động tư vấn trong công tác hướng nghiệp, dạy nghề,…)
- Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh.
- Đánh giá kết quả giáo dục và học tập của học sinh lớp chủ nhiệm. - Quản lí, giám sát việc ghi chép, bảo quản các loại hồ sơ của học sinh theo qui định của trường: Sổ lên lớp hàng ngày; sổ điểm lớp; sổ chủ nhiệm, học bạ, sổ liên lạc,..…
1.4. Quản lý bồi dƣỡng công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trƣởng trong nhà trƣờng trung học phổ thông
1.4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng đã được quy định rõ trong Điều lệ trường trung học đó là người Hiệu trưởng phải xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 2 Điều 20 của Điều lệ; Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm
34
vụ năm học; Quản lý giáo viên, nhân viên, quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại GV, nhân viên, thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước, quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên; Quản lý HS và các hoạt động của HS do nhà trường tổ chức, xét duyệt kết qủa đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, kỷ luật, khen thưởng HS theo quy định của Bộ GD&ĐT; Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với GV, nhân viên, HS, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường, thực hiện công tác xã hội hoá GD của nhà trường; Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật; Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được giao.
1.4.2. Quản lý công tác chủ nhiệm lớp
Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là một mảng trong hệ thống công tác quản lý nhà trường của Hiệu trưởng, đây là một công việc mang tính chiến lược lâu dài, thường xuyên. Để làm tốt công tác này người Hiệu trưởng phải căn cứ vào tình hình GD thực tiễn của nhà trường như số lượng HS, địa bàn nhà trường, số lượng GVCN lớp, đặc diểm của đội ngũ GVCN lớp ... để lên kế hoạch cho từng công việc cụ thể, thời gian thực hiện những công việc này, rồi tiến hành tổ chức, chỉ đạo đội ngũ GVCN lớp thực hiện từng công việc hoặc thực hiện đồng thời các công việc theo đặc trưng từng khối lớp, tiếp theo đó là đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các công việc này của đội ngũ GVCN lớp nhằm phát hiện kịp thời các sai lệch, yếu kém để từ đó người Hiệu trưởng có các biện pháp tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ GVCN lớp khắc phục, giải quyết các tồn tại nhằm hoàn thiện, đồng bộ công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường phổ thông.
Có thể khái quát các nội dung của hoạt động quản lý công tác chủ nhiệm lớp như sau:
35
- Kiểm tra đánh giá chuyên môn nghiệp vụ về công tác GVCN lớp; - Khuyến khích động viên bằng vật chất, tinh thần và chế độ đãi ngộ với GVCN lớp, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên;
- Tổ chức hội thảo, hội thi GVCN giỏi;
- Bồi dưỡng các kĩ năng cần thiết về công tác GVCN lớp; - Quản lý hành chính về các hoạt động chủ nhiệm lớp;
- Liên kết GVCN lớp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Tóm lại Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông.
1.4.3. Quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên
Quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên là một phần việc rất quan trọng trong hoạt động quản lý công tác chủ nhiệm lớp. Cụ thể là cán bộ quản lý của nhà trường thực hiện việc quản lý theo chu trình:
1.4.3.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp
- Đánh giá, phân loại đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp: về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về năng lực công tác, về phẩm chất đạo đức;
- Xác định mục tiêu cần đạt: Nâng cao năng lực của đội ngũ GVCN lớp; - Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp;
- Xác định các nguồn lực đảm bảo cho việc triển khai tốt công tác bồi dưỡng.
1.4.3.2. Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm lớp
- Xây dựng cơ cấu tổ chức: Phân công cụ thể các thành viên trong ban giám hiệu phụ trách từng mảng công việc. Thành lập tổ chủ nhiệm, chỉ định tổ trưởng tổ chủ nhiệm, các nhóm trưởng chủ nhiệm của các khối lớp.
- Xác lập mối quan hệ và cơ chế hoạt động: Xây dựng cơ chế phối kết