Đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 126)

2.2.3.1. Về số lượng

Trường có 90 cán bộ giáo viên, nhân viên (kể cả giáo viên, nhân viên hợp đồng, gồm 10 đồng chí). Được chia thành các phòng ban và các tổ chuyên môn.

- Ban giám hiệu có 4 đồng chí:Hiệu trưởng và 3 phó hiệu trưởng.

Hiệu trưởng phụ trách tài chính, nhân sự, tuyển sinh, bao quát chung các hoạt động của nhà trường.

48 Hiệu phó 1: Phụ trách công trí dục Hiệu phó 2: Phụ trách công tác đức dục Hiệu phó 3: Phụ trách công tác cơ sở vật chất

- Tổ chuyên môn có 7 tổ, gồm có 6 tổ chuyên môn và tổ văn phòng: Tổ chuyên môn Toán-Tin; Tổ chuyên môn Vật Lý-KT-TD-QP; Tổ chuyên môn Tự nhiên, Tổ chuyên môn Xã Hội; Tổ chuyên môn Ngoại Ngữ; Tổ văn phòng. Mỗi tổ chuyên môn gồm 1 tổ trưởng, 1 tổ phó và các nhóm trưởng chuyên môn.

- Tổ Văn Phòng, gồm các bộ phận:Văn phòng, kế toán, thủ quĩ, giám thị, lao công, bảo vệ, y tế, thư viện, thí nghiệm.

2.2.3.2. Về chất lượng

Chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên trong nhà trường được phân loại theo định kỳ hàng năm.Sự phân loại do Ban giám hiệu cùng với các tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường tiến hành trong các cuộc họp xét thi đua cuối năm học.

- Trong đó tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong biên chế: 80 (16 nam, 64 nữ). Cán bộ giáo viên, nhân viên hợp đồng là 10 người.

Số giáo viên trực tiếp giảng dạy: 80(tính cả hợp đồng) Số lượng Đảng viên: 23

Tổng số công đoàn viên:80 Công Đoàn viên

- Chất lượng đội ngũ giáo viên đã đạt chuẩn theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó số giáo viên đã và đang theo học Thạc sĩ: 28. Cụ thể:

+Ban giám hiệu: 1 (Thạc sỹ QLGD) +Tổ Toán-Tin: 6 +Tổ Lý-KT-TD-QP:3 +Tổ Tự nhiên(Hóa-Sinh):7 +Tổ Văn:4 +Tổ Xã hội(Sử,Địa,CD):4 +Tổ Ngoại ngữ:3 +Tổ Văn Phòng:0

49

- Phân loại về trình độ đạo tạo: 100% đạt chuẩn, có bằng đại học theo đúng chuyên ngành công tác.

-Phân loại về Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: đạt 100% đạt yêu cầu -Phân loại về chuyên môn nghiệp vụ(Theo phân loại của BGH nhà trường hàng năm):

+Giỏi: 44(chiếm 55%) +Khá: 34(Chiếm 43%) +TB:1(chiếm 2%)

-Phân loại công tác giáo viên chủ nhiệm:Trong tổng số 50 giáo viên thường xuyên làm công tác chủ nhiệm, phân loại của BGH như sau:

+Năng lực công tác chủ nhiệm Tốt: 35% +Năng lực công tác chủ nhiệm Khá:45% +Năng lực chủ nhiệm trung bình: 20%

2.2.3.3. Về cơ cấu

- Trong tổng số 90 giáo viên, cán bộ của nhà trường có 80 đồng chí giáo viên trực tiếp giảng dạy.

- Trường đang trong giai đoạn trẻ hóa, nhiều đồng chí giáo viên có tuổi đã nghỉ hưu và được thay thế bằng đội ngũ giáo viên trẻ mới ra trường.

- Phân loại theo độ tuổi: +Trên 50 tuổi:13 +Trên 40 tuổi: 14 +Trên 30 tuổi: 37 +Trên 20 tuổi: 16

Qua khảo sát về chất lượng nguồn nhân lực của nhà trường như trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét, kết luận như sau:

+Cơ cấu giữa nam và nữ trong nhà trường là hơi lệch: Nam có 16 giáo viên chiếm 20%; Nữ chiếm 80%. Đây là tình trạng chung của nhiều trường phổ thông, chứ không phải của riêng trường THPT Yên Hòa. Rõ ràng nếu tỉ lệ giữa giáo viên nam và nữ cân đối hơn thì sẽ thuận lợi hơn trong công tác giáo

50

dục. Chính vì điều này nên công tác giáo viên chủ nhiệm hiện nay chủ yếu là do các đồng chí giáo viên nữ đảm nhận.

+Tỉ lệ về độ tuổi giáo viên dưới 30 tuổi là 53 đồng chí, chiếm tỉ lệ 66,3%. Đây là tỉ lệ cao, như vậy số giáo viên trẻ của nhà trường là khá nhiều, chiếm già một nửa số giáo viên trong trường. Thực tế cho thấy, các đồng chí giáo viên trẻ được đào tạo chuyên môn bài bản, nhiệt tình, song kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục học sinh còn hạn chế nhiều. Do vậy đây cũng một khó khăn thử thách cho nhà trường khi đang ở trong giai đoạn trẻ hóa đội ngũ giáo viên.

+Phân loại về chuyên môn nghiệp vụ cho thấy vẫn còn 2% số giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ xếp loại trung bình.

+Phân loại về năng lực công tác chủ nhiệm, qua theo dõi nhiều năm, căn cứ vào các số liệu thi đua đã được lượng hóa cụ thể, cho thấy vẫn còn 20 % số giáo viên có năng lực về công tác chủ nhiệm đạt loại trung bình. Đây là con số không hề nhỏ, điều đó cho thấy công tác giáo viên chủ nhiệm và đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm cần phải được quan tâm, bồi dưỡng cho tốt hơn, đặc biệt là đối với những giáo viên trẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Tất cả các giáo viên đều đạt chuẩn về bằng cấp, trong đó số giáo viên có bằng thạc sĩ là 28, chiếm tỉ lệ 35%, đây là tỉ lệ khá cao, như vậy chứng tỏ nhiều thầy cô giáo đã có ý thức vươn lên trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu mới của sự nghiệp giáo dục.

+100% giáo viên được xếp loại về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt. Thực tế này phù hợp với truyền thống đoàn kết, thân ái của nhà trường trong hơn 50 xây dựng và phát triển.

Trên cơ sở phân tích thực trạng về nguồn nhân lực nhà trường (đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý) như vậy, nhà trường sẽ có những phân loại, nhận định về nguồn nhân lực hiện có. Việc phân loại và nắm bắt về chất lượng nguồn nhân lực được tiến hành rất kĩ từ các tổ chuyên môn cho đến ban giám hiệu nhà trường. Tổ trưởng chuyên môn là người nắm rất rõ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực của các thành viên trong tổ mình. Từ đó sẽ

51

báo cáo và tham mưu cho ban giám hiệu. Ban giám hiệu nắm tổng thể về nguồn nhân lực từ các tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường (ở đây các tổ trưởng chuyên môn được ví như “cánh tay nối dài” của ban giám hiệu). Trên cơ sở nắm rõ về chất lượng nguồn nhân lực của nhà trường. Ban giám hiệu đối chiếu với các mục tiêu, kế hoạch(ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), các nhiệm vụ của các công việc, các kĩ năng tương ứng cần có phải của của mỗi loại công việc nói chung và công tác chủ nhiệm lớp nói riêng. Khi đó sẽ xác định được khoảng cách giữa các kiến thức, kĩ năng đã có và các kiến thức, kĩ năng cần phải có của đội ngũ giáo viên, nhân viên. Từ đó sẽ có được các chủ trương, kế hoạch, quyết sách đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực nhà trường sao cho đáp ứng được yêu cầu của công việc nói chung, trong đó có công tác giáo viên chủ nhiệm, của sự phát triển giáo dục nhà trường.

Đánh giá chung về đội ngũ giáo viên nhà trường là: Trường đang trong giai đoạn trẻ hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên. Cơ cấu về giới tính, độ tuổi là hợp lý, không có hiện tượng mất cân đối nhiều. Nguồn nhân lực về cơ bản là đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Song để đáp ứng được yêu cầu về sự nghiệp giáo dục của nhà trường trong giai đoạn tới thì nguồn nhân lực phải được chú trọng bồi dưỡng, phát triển và nâng cao nhiều hơn nữa.

2.3. Thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng THPT Yên Hòa

Để tìm hiểu thực trạng về công tác GVCN lớp, về tâm tư, suy nghĩ, nguyện vọng của đội ngũ GVCN lớp trong nhà trường. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn, quan sát, sử dụng phiếu hỏi để thu thập thông tin. Đối tượng tham gia khảo sát gồm có:

- Các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường(kể các các đồng chí lãnh đạo, làm công tác quản lý của nhà trường đã nghỉ hưu)

- Các đồng chí Tổ truởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn, Ban thanh tra nhân dân, Cố vấn đoàn truờng.

- Các đồng chí giáo viên làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm, đạt danh hiệu GVCN giỏi của trường đã nghỉ hưu.

52

- Các đồng chí giáo viên thường xuyên làm công tác chủ nhiệm lớp. - Chi hội Cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh.

- Học sinh một số lớp trong nhà trường.

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về vai trò của GVCN lớp vai trò của GVCN lớp

2.3.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò của GVCN lớp

Chúng tôi tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 4 đồng chí cán bộ quản lý và 76 giáo viên, cán bộ trong toàn thể hội đồng giáo dục của nhà trường. Tổng cộng là 80 đồng chí. Kết quả như sau:

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của GVCN lớp STT Nội dung Mức độ Rất ảnh hƣởng Có ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng 1

Ảnh hưởng của GVCN lớp như thế nào đối với việc rèn luyện đạo đức của học sinh. 67/80 (83,7%) 13/80 (16,3%) 0/80 (0%) 2

Ảnh hưởng của GVCN lớp như thế nào đối với việc học tập kiến thức văn hóa của học sinh.

58/80 (72,5%) 22/80 (27,5%) 0/80 (0%) 3

Ảnh hưởng của GVCN lớp như thế nào đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. 64/80 (80%) 16/80 (20%) 0/80 (0%) 4 GVCN lớp thay mặt nhà trường quản lý toàn diện học sinh của một lớp.

80/80 (100%)

Qua kết quả khảo sát, cho chúng ta thấy nhận thức của cán bộ quản lý và tập thể cán bộ, giáo viên trong hội đồng giáo dục của nhà trường đều nhất trí đánh giá đội ngũ GVCN lớp có vai trò rất quan trọng đối với việc rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa và quản lý toàn diện học sinh. Như vậy chất lượng giáo dục toàn diện học sinh phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ GVCN của nhà

53

trường. Chính vì vậy việc nâng cao năng lực của đội ngũ GVCN lớp của nhà trường là một việc làm cần thiết và quan trọng.

2.3.1.2. Nhận thức của học sinh, phụ huynh học sinh về vai trò của GVCN lớp

Chúng tôi tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 90 học sinh và phụ huynh học sinh của hai lớp trong khối 12(lớp 12TN1,12TN2) của nhà trường. Kết quả cho như sau:

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh, phụ huynh học sinh về vai trò của GVCN lớp STT Nội dung Mức độ Rất ảnh hƣởng Có ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng 1

Ảnh hưởng của GVCN lớp như thế nào đối với việc rèn luyện đạo đức của học sinh. 81/90 (90%) 9/90 (10%) 0/90 (0%) 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ảnh hưởng của GVCN lớp như thế nào đối với việc học tập kiến thức văn hóa của học sinh.

72/90 (80%) 18/90 (20%) 0/90 (0%) 3

Ảnh hưởng của GVCN lớp như thế nào đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. 65/90 (72,5%) 25/90 (27,5%) 0/90 (0%) 4 GVCN lớp thay mặt nhà trường quản lý toàn diện học sinh của một lớp.

90/90 (100%)

Kết quả khảo sát từ học sinh và phụ huynh học sinh cũng cho kết quả rất cao, giống như kết quả khảo sát đối với cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường. Như vậy công tác GVCN và GVCN lớp có một vai trò và ý nghĩa cực kì quan trọng đối việc rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, giáo dục toàn diện học sinh.

Qua kết quả khảo sát cho ta kết luận:Nhà trường cần phải tăng cường việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cho họ về chuyên môn, nghiệp vụ, về công tác GVCN lớp sao cho nâng được tầm của đội ngũ GVCN lớp lên để đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông.

54

2.3.2.Thực trạng về việc thực hiện nội dung công tác GVCN lớp

2.3.2.1. Giáo viên chủ nhiệm lớp tự đánh giá thực hiện nội dung công tác GVCN lớp

Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thể học sinh một lớp học để triển khai các hoạt động giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Nói như vậy có nghĩa là GVCN không chỉ quản lý toàn diện tập thể lớp, mà còn quản lý các hoạt động giáo dục toàn diện học sinh ở lớp mình. Chức năng quản lý tập thể lớp của GVCN lớp thể hiện khác nhau(trực tiếp hoặc gián tiếp) ở các giai đoạn phát triển khác nhau của tập thể học sinh, khi đội ngũ tự quản đã vững vàng và tập thể lớp đã ở giai đoạn phát triển thì vai trò quản lý trực tiếp chuyển dần sang giai đoạn gián tiếp, phat huy cao độ vai trò tự quản của đội ngũ cán bộ lớp, tổ và các thành viên trong tập thể lớp.

Để đánh giá về việc thực hiện nội dung công tác GVCN lớp, chúng tôi tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 36 thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm lớp ở các lớp trong toàn trường. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.6. GVCN lớp tự đánh giá về thực hiện nội dung công tác GVCN lớp STT

Công việc

Mức độ

Dễ làm Bình thƣờng Khó làm

SL % SL % SL %

1 Tìm hiểu, phân loại học sinh, tìm hiểu gia đình học sinh .

16 44,4% 15 41,6% 5 14% 2 Lập kế hoạch công tác giáo

viên chủ nhiệm lớp. 13 36% 16 44,4% 7 19,6% 3

Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm thông qua việc tổ

chức bộ máy tự quản. 12 33,3% 14 38,9% 10 27,8% 4 Chỉ đạo tổ chức thực hiện các

nội dung giáo dục toàn diện. 14 38,9% 12 33,3% 10 27,8% 5 Giám sát, thu thập thông tin

thường xuyên về lớp chủ nhiệm. 15 41,7% 16 44,4% 5 13,9% 6 Giáo dục kĩ năng sống cho

học sinh.

5 14% 16 44,4% 15 41,6% 7 Đánh giá kết quả giáo dục HS. 13 36% 18 50% 5 14% 8 Phối hợp với các lực lượng giáo

dục trong và ngoài nhà trường.

16 44,4% 15 41,7% 5 13,9% 9 Giáo dục học sinh chậm tiến,

đặc biệt là học sinh cá biệt.

55

Qua kết quả khảo sát cho ta thấy, đa số GVCN lớp đều đánh giá nội dung công tác GVCN lớp không đến mức quá khó không làm được, song cũng không phải dễ thực hiện. Điều đó thể hiện qua các số liệu thống kê ở bảng trên. Một số giáo viên mới làm công tác chủ nhiệm lớp còn lúng túng trong công việc, cho rằng nội dung công tác GVCN lớp khó làm, như Nội dung 2:Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm(khó làm 19,6%), hay như Nội dung 3: Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm thông qua việc tổ chức bộ máy tự quản ( khó làm 27,8%). Đặc biệt Nội dung 9:Giáo dục học sinh chậm tiến, đặc biệt là học sinh cá biệt(khó làm chiếm tới 55,7%), hoặc Nội dung 6:Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh(khó làm chiếm tới 41%). Điều này cũng dễ hiểu bởi vì nhiều nội dung công tác GVCN tương đối khó(nội dung 9) và mới(nội dung 6) và nhiều giáo viên chủ nhiệm của nhà trường còn rất trẻ, họ còn thiếu kinh nghiệm và các kĩ năng làm công tác chủ nhiệm. Vấn đề này này phù hợp với thực tế, bởi vì qua số liệu thống kê về nguồn nhân lực ở trên, trường có tới 63,3% số giáo viên trẻ dưới 30 tuổi, trong số đó có nhiều giáo viên trẻ làm công tác chủ nhiệm lớp. Thực tế trên đòi hỏi lãnh đạo nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến công tác GVCN, đến đội ngũ GVCN của nhà trường để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2.2. Ban giám hiệu đánh giá kết quả thực hiện nội dung công tác GVCN lớp

Để đánh giá về kết quả thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp, chúng tôi tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của các thành viên trong Hội đồng giáo dục nhà trường gồm:Ban giám hiệu: 4 người; Cố vấn đoàn trường:1 người; Nhóm trưởng chủ nhiệm các khối 10,11,12: 03 người; Tổ trưởng chuyên môn:06 người. Tổng số là 14 đồng chí. Kết quả khảo sát như sau:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 126)