6. Kết cấu của đề tài
1.3.2.3. Kết quả thu và chi quỹ BHYT tự nguyện nhân dân
Năm 2008 số thu là 2.200 tỷ đồng, sau đó lại giảm xuống, kết quả thấp nhất vào năm 2010 chỉ đạt 927 tỷ đồng, năm 2011 số thu là 1.546 tỷ đồng vẫn giảm so với năm 2008. Cho đến năm 2011 số thu BHYT tự nguyện nhân dân bắt đầu tăng so với năm 2010. Đó là kết quả của việc mở rộng đối tƣợng tham gia, BHYT tự nguyện nhân dân đồng thời, mức đóng đã đƣợc nâng lên đáng
10.683 15.447 3.703 5.527 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 18.000 2008 2009 2010 2011 Năm Nghìn người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kể. Kết quả thu chi Bảo hiểm y tế tự nguyện (2008-2011) đƣợc thực hiện ở bảng sau:
Bảng 1.5. Số thu, chi BHYT tự nguyện (2008-2011)
Năm Số ngƣời tham gia
(nghìn ngƣời) Số thu (tỷ đồng) Số chi (tỷ đồng) 2008 10.683 2.200 2.300 2009 15.447 3.181 3.210 2010 3.703 927 1.914 2011 5.527 1.546 2.950
[Nguồn số liệu quyết toán năm 2008-2011 BHXH Việt Nam] 1.3.2.4. Những vấn đề rút ra từ các mô hình BHYT tự nguyện nhân dân
Thực tiễn BHYT tự nguyện cho nhân dân mang lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho quá trình triển khai thực hiện chính sách BHYT ở nƣớc ta. Trong quá trình tổ chức thực hiện, chƣơng trình BHYT tự nguyện cho nhân dân đã bộc lộ những một số vấn đề cần phải xem xét, nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan.
Số ngƣời tự nguyện tham gia BHYT còn thấp, đa số ngƣời tham gia BHYT là những ngƣời mắc bệnh mạn tính, bệnh có chi phí điều trị cao. Vấn đề này có liên quan đến việc tổ chức, tuyên truyền vận động cho ngƣời dân hiểu rõ chính sách BHYT, tích cực tham gia BHYT.
Tại một số địa phƣơng chính quyền các cấp chƣa quan tâm đúng mức trong vận động hay tổ chức phối hợp với cơ quan BHXH trong tuyên truyền vận động, ngƣời dân thiếu thông tin để đƣợc tham gia BHYT, việc tổ chức các Đại lý bán BHYT chƣa thuận lợi, điều kiện để ngƣời dân tiếp cận, tìm hiểu chính sách và những qui định tham gia BHYT tại các địa phƣơng còn hạn chế, chất lƣợng dịch vụ, thái độ phục vụ của nhiều cơ sở KCB BHYT chƣa thật tốt, đã làm giảm lòng tin của ngƣời tham gia BHYT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.4. Tình hình phát triển BHYT tại tỉnh Thái Nguyên
1.4.1. BHYT bắt buộc tại tỉnh Thái Nguyên
BHXH tỉnh Thái Nguyên luôn chú trọng công tác thu BHYT và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị trong qúa trình hoạt động. Kết quả từ 2008-2011 số thu số thu BHYT từ 100.699 triệu đồng năm 2008 với trên 412 ngàn đối tƣợng tham gia thì năm 2011 số thu BHYT đã tăng lên 319.627 nghìn đồng với trên 437 ngàn đối tƣợng tham gia.
Bảng 1.6. Số thu BHYT đối tượng bắt buộc năm 2008-2011
Năm Số ngƣời Số tiền (triệu đồng)
2008 412.978 100.699
2009 453.437 154.463
2010 511.475 241.958
2011 437.586 319.627
Nguồn số liệu: Quyết toán BHXH tỉnh Thái Nguyên. Nhƣ vậy sau 4 năm số đối tƣợng tham gia BHYT đã tăng trên 24 ngàn ngƣời (số ngƣời giảm năm 2011 so với năm 2010 là do đối tƣợng thân nhân sỹ quan tham gia trực tiếp tại BHXH quân đội). Để đạt đƣợc kết quả đó, BHXH tỉnh đã có nhiều biện pháp nhƣ tăng cƣờng đôn đốc, kiểm tra, tuyên truyền vận động, hƣớng dẫn...nhằm đảm bảo thu đúng, đủ tiền đóng BHYT.
1.4.2. BHYT tự nguyện tại tỉnh Thái Nguyên
Với dân số hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trên 1,2 triệu ngƣời, theo thống kê của BHXH tỉnh Thái Nguyên thì hiện còn khoảng 500 nghìn ngƣời phải tự trả viện phí khi đi KCB chiếm 44% dân số toàn tỉnh. Trong đó đại đa số là nông dân, ngƣời lao động có thu nhập thấp và không ổn định, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Trong lộ trình tiến tới BHYT toàn dân, ngoài việc triển khai chính sách một cách triệt để với các đối tƣợng thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc thì việc triển khai BHYT tự nguyện là một bƣớc đệm cần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thiết để những ngƣời dân chƣa đủ điều kiện tham gia BHYT bắt buộc có cơ hội tiếp cận với công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân, đảm bảo sự công bằng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi ngƣời.
Bảng 1.7. Số đối tượng BHYT tự nguyện ở tỉnh Thái Nguyên (2008 – 2011)
Năm Số ngƣời Số tiền(triệu đồng)
2008 124.108 15.200
2009 120.809 16.173
2010 133.828 22.554
2011 133.526 26.928
Nguồn: Báo cáo quyết toán số liệu BHXH tỉnh Thái Nguyên
Từ Bảng 1.5 (năm 2008-2011) cho thấy số đối tƣợng tham gia BHYT tự nguyện năm 2011 tăng cao hơn năm 2008. Điều đó, chứng tỏ BHYT đã đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân. Tuy nhiên căn cứ vào số ngƣời tham gia qua các năm ta cũng nhận thấy sự thiếu bền vững của mô hình BHYT tự nguyện, năm 2009 số tham gia thấp hơn năm 2008, năm 2011 thấp hơn năm 2010. Trong khi đó số tiền thu tăng đều qua các năm, theo đánh giá chủ quan do mức phí BHYT tự nguyện tăng làm giảm số ngƣời tham gia.
Bảng 1.8. Tình hình khám chữa bệnh của đối tượng BHYT tự nguyện
Năm Số lƣợt KCB Số tiền (triệu đồng)
2008 134.000 16.700
2009 174.000 26.000
2010 224.000 35.000
2011 234.000 46.000
Nguồn: Báo cáo quyết toán số liệu BHXH tỉnh Thái Nguyên
Qua bảng 1.8 - Tình hình KCB của đối tƣợng BHYT tự nguyện cho ta thấy số lƣợt KCB tăng qua các năm, tƣơng ứng với số chi cho việc KCB.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.4.3. Những vấn đề rút ra từ các mô hình BHYT tự nguyện nhân dân
Do yếu tố địa lý, tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, có nhiều huyện đƣợc hƣởng chính sách 135 của chính phủ và với số đông đồng bào dân tộc thiểu số sống tại các huyện vùng sâu vùng xã đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ thẻ BHYT miễn phí. Do vậy, diện mua BHYT tự nguyện nhân dân là không nhiều so với một số tỉnh thành phố khác. Ngoài đối tƣợng bắt buộc và đối tƣợng đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ đóng thì tỷ lệ đối tƣợng tham gia BHYT tự nguyện là không cao. Vậy nguyên nhân chính là:
Một là: Do ngƣời dân tính việc có tham gia BHYT hay không; lý do là Luật BHYT quy định, ngƣời mới tham gia BHYT hay ngƣời đã tham gia BHYT lâu năm đều có quyền lợi nhƣ nhau. Vì thế đa số ngƣời dân khi mắc bệnh mới tham gia BHYT. Thực tế hiện nay số đông ngƣời tự nguyện tham gia BHYT là những ngƣời mắc bệnh mãn tính và bệnh có chi phí điều trị cao.
Hai là: Nhóm đối tƣợng này đa số là ngƣời có thu nhập thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn nên không có khả năng tham gia BHYT (Bên cạnh đó công tác thông tin, tuyên truyền phố biến chính sách về BHYT còn hạn chế dẫn đến ngƣời dân chƣa hiểu đƣợc những lợi ích khi tham gia BHYT.
Ba là: Chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT còn nhiều hạn chế, chƣa hấp dẫn, gây phiền hà cho ngƣời bệnh. Ở tuyến trên khi đi khám chữa bệnh, đi lĩnh thuốc thì chờ đợi, chen lấn, khi đi điều trị nội trú thì nằm ghép 2,3 thậm chí đến 4 ngƣời/ 1 giƣờng,… Tình trạng ở vùng sâu, vùng xa ngƣời mua BHYT phải đăng ký KCB ban đầu ở tuyến xã, phƣờng (nơi chất lƣợng dịch vụ quá kém) cũng làm mất đi sự hấp dẫn của BHYT.
Tóm lại: Trong những năm qua, cùng với việc mở rộng đối tƣợng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, Nhà nƣớc đang từng bƣớc đổi mới chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện theo nguyên tắc: tất cả các đối tƣợng ngoài diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc đều có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trên cơ sở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Quy định hiện hành về bảo hiểm y tế tự nguyện đã tạo điều kiện cho số ngƣời tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện tăng lên tƣơng đối, trong đó số tham gia chủ yếu là ngƣời già, ngƣời bệnh chữa trị dài ngày với chi phí lớn. Song, thực tế cho thấy ngƣời dân mua theo tinh thần tự nguyện với sự lựa chọn có lợi cho bản thân và thân nhân của ngƣời họ, không có tính chia sẻ cộng đồng. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng quy định hiện hành về bảo hiểm y tế tự nguyện tạo điều kiện cho sự lựa chọn "ngƣợc", bất lợi cho Quỹ BHYT và thu hẹp đối tƣợng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Có thể khẳng định rằng chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện chỉ có thể thành công khi có đông đảo ngƣời dân tham gia và quyền lợi của các bên đƣợc bảo đảm. Thực tế vừa qua, nhiều ngƣời dân chỉ mua bảo hiểm y tế tự nguyện khi dự tính chi phí khám chữa bệnh của bản thân hoặc gia đình phải lớn hơn số tiền đóng bảo hiểm y tế, hoặc đƣa ngƣời ốm, ngƣời mắc bệnh mãn tính, bệnh nan y vào doanh nghiệp, tổ chức để mua bảo hiểm y tế bắt buộc. Trƣờng hợp này đƣợc các nhà nghiên cứu gọi là lựa chọn bất lợi. Do đó, để hạn chế tình trạng lựa chọn bất lợi, bảo đảm tính cân bằng của Quỹ bảo hiểm y tế tự nguyện, cần phải sửa đổi Luật quy định các điều kiện đối với trƣờng hợp tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Tuy nhiên, giữa khái niệm tự nguyện và tự nguyện có điều kiện là một vấn đề cần đƣợc cân nhắc. Điều kiện mà Luật đặt ra phải bảo đảm nguyên tắc vừa khắc phục sự lựa chọn bất lợi cho Quỹ BHYT vừa phù hợp với khả năng đóng góp của ngƣời tham gia BHYT tự nguyện. Có nhƣ vậy BHYT tự nguyện mới thu hút đƣợc sự tham gia của ngƣời dân. Ngoài ra, để thu hút đƣợc ngƣời dân tham gia mua bảo hiểm y tế tự nguyện, thì bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong nhân dân, quy định của Luật phải bảo đảm bình đẳng về quyền lợi giữa ngƣời tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và ngƣời tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện; củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và mở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
rộng diện bao phủ các cơ sở y tế, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... Đồng thời, tăng mức viện phí dịch vụ ở các cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nƣớc theo cơ chế thị trƣờng trên cơ sở nguyên tắc tính đúng, tính đủ nhằm tạo ra sức ép buộc mọi ngƣời dân phải tham gia bảo hiểm y tế nếu không sẽ phải chi trả viện phí với giá cao. Nhà nƣớc cần hỗ trợ một phần mức đóng (ít nhất là 50%). Nguồn kinh phí hỗ trợ này nên lấy từ nguồn ngân sách
nhà nƣớc cấp cho ngành y tế thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình tham gia BHYT huyện Võ Nhai ?
- Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc tham gia, sử dụng BHYT tự nguyện nhân dân ?
- Những giải pháp nào cần đƣợc thực hiện để tiến tới BHYT toàn dân trên địa bàn huyện Võ Nhai vào năm 2014 ?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu và chọn mẫu
2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chọn địa điểm tại huyện Võ Nhai là vì huyện Võ Nhai là một huyện miền núi phía đông bắc tỉnh Thái Nguyên. Đây là huyện có diện tích lớn nhất và có mật độ dân số thấp nhất trong tỉnh, trình độ dân trí chƣa cao, kinh tế chƣa phát triển và giao thông đi lại khó khăn. Tỷ lệ tham gia BHYT toàn huyện Võ Nhai là cao nhƣng chủ yếu là những đối tƣợng bắt buộc phải tham gia hoặc những đối tƣợng đƣợc hỗ trợ 100% kinh phí tham gia, còn đối tƣợng tham gia BHYT tự nguyện tỷ lệ thấp. Do vậy, việc chon địa điểm nghiên cứu tại huyện Võ Nhai có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất đƣợc những kinh nghiệm cũng nhƣ giải pháp có thể áp dụng đƣợc đối với những địa bàn khác có điều kiện tƣơng tự nhƣ huyện Võ Nhai.
Để đạt đƣợc mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phƣơng pháp sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
2.2.2.1. Thông tin và số liệu thứ cấp
Các thông tin, số liệu liên quan dùng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng BHYT tại huyện Võ Nhai, lấy trong khoảng thời gian bốn năm trở lại đây (2008-2011); để có cách nhìn tổng thể, một số số liệu lấy cả quá trình thực hiện kể từ khi triển khai thực hiện chính sách BHYT. Số liệu thứ cấp là nguồn số liệu đã đƣợc tính toán, công bố từ các cơ quan thống kê, kế hoạch, BHXH, y tế của huyện. Nguồn số liệu thứ cấp còn đƣợc thu thập ở BHXH Việt nam, Bộ Y tế. Ngoài các nguồn số liệu lấy từ các báo cáo tổng kết, quyết toán tài chính, tài liệu niên giám thống kê hàng năm, số liệu thứ cấp còn đƣợc tập hợp từ các tƣ liệu nghiên cứu đăng tải trên trên các sách, báo, tạp chí (đặc biệt là báo, tạp chí BHXH), tài liệu các hội thảo chuyên ngành và kết quả các đợt điều tra. Các số liệu trên các Web chuyên ngành có uy tín. Đây là nguồn thông tin cơ bản có tính pháp lý cao và đƣợc sử dụng xuyên suốt đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của luận văn đặt ra.
2.2.2.2. Thông tin và số liệu sơ cấp
Để có loại thông tin này chúng tôi thực hiện điều tra trực tiếp, nghiên cứu định lƣợng, kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định tính.
a. Thiết kế nghiên cứu định lượng
Đối tƣợng nghiên cứu, điều tra thu thập số liệu sơ cấp đƣợc xác định là các hộ gia đình thuộc diện tham gia BHYT Tự nguyện nhân dân, bao gồm cả hộ đã có ngƣời tham gia và chƣa có ngƣời tham gia BHYT Tự nguyện nhân dân, không thuộc các đối tƣợng thụ hƣởng theo QĐ 30/2007/QĐ TTg trên địa bàn huyện, những đối tƣợng đã đƣợc cấp thẻ BHYT miễn phí theo quy định của Chính phủ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về tổ chức điều tra, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp điều tra chọn mẫu. Để đảm bảo tính chất đại biểu, phản ánh đặc trƣng của tổng thể chung, mẫu điều tra đƣợc thiết kế nhƣ sau:
- Chọn điểm điều tra
Thực hiện phƣơng pháp chọn mẫu phân loại theo nguyên tắc phân tầng có chủ đích. Dựa vào phân vùng địa lý, đặc điểm kinh tế - xã hội: hệ số khu vực khác nhau, khu vực Bắc và Nam của huyện ở đó có sự khác nhau về cơ sở hạ tầng, phúc lợi dịch vụ xã hội, văn hoá, tâm lý, tập quán, thói quen khám chữa bệnh; về việc làm, thu nhập, điều kiện tiếp cận về BHYT, mạng lƣới và cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở khám chữa bệnh... là các yếu tố có liên quan trực tiếp đến thực hiện BHYT để phân tổ chọn mẫu.
Với nguyên tắc trên, bảy đơn vị xã, đƣợc chia theo bốn tổ gồm:
+ Tổ thứ nhất có 2 xã: TT Đình Cả, Xã Phú Thƣợng- Đại diện cho vùng có trình độ dân trí cao, điều kiện giao thông thuận lợi.
+ Tổ thứ hai có 1 xã: Xã Bình Long- Đại diện cho vùng thuần nông, giáp với hai tỉnh Bắc Giang và Lạng sơn.
+ Tổ thứ ba có 2 xã: Xã Liên Minh, Tràng Xá- Đại diện cho vùng có nhiều dân di cƣ từ các tỉnh thuộc vùng đồng bằng đến sinh sống, định cƣ lâu