6. Kết cấu của đề tài
2.2.2.2. Thông tin và số liệu sơ cấp
Để có loại thông tin này chúng tôi thực hiện điều tra trực tiếp, nghiên cứu định lƣợng, kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định tính.
a. Thiết kế nghiên cứu định lượng
Đối tƣợng nghiên cứu, điều tra thu thập số liệu sơ cấp đƣợc xác định là các hộ gia đình thuộc diện tham gia BHYT Tự nguyện nhân dân, bao gồm cả hộ đã có ngƣời tham gia và chƣa có ngƣời tham gia BHYT Tự nguyện nhân dân, không thuộc các đối tƣợng thụ hƣởng theo QĐ 30/2007/QĐ TTg trên địa bàn huyện, những đối tƣợng đã đƣợc cấp thẻ BHYT miễn phí theo quy định của Chính phủ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về tổ chức điều tra, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp điều tra chọn mẫu. Để đảm bảo tính chất đại biểu, phản ánh đặc trƣng của tổng thể chung, mẫu điều tra đƣợc thiết kế nhƣ sau:
- Chọn điểm điều tra
Thực hiện phƣơng pháp chọn mẫu phân loại theo nguyên tắc phân tầng có chủ đích. Dựa vào phân vùng địa lý, đặc điểm kinh tế - xã hội: hệ số khu vực khác nhau, khu vực Bắc và Nam của huyện ở đó có sự khác nhau về cơ sở hạ tầng, phúc lợi dịch vụ xã hội, văn hoá, tâm lý, tập quán, thói quen khám chữa bệnh; về việc làm, thu nhập, điều kiện tiếp cận về BHYT, mạng lƣới và cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở khám chữa bệnh... là các yếu tố có liên quan trực tiếp đến thực hiện BHYT để phân tổ chọn mẫu.
Với nguyên tắc trên, bảy đơn vị xã, đƣợc chia theo bốn tổ gồm:
+ Tổ thứ nhất có 2 xã: TT Đình Cả, Xã Phú Thƣợng- Đại diện cho vùng có trình độ dân trí cao, điều kiện giao thông thuận lợi.
+ Tổ thứ hai có 1 xã: Xã Bình Long- Đại diện cho vùng thuần nông, giáp với hai tỉnh Bắc Giang và Lạng sơn.
+ Tổ thứ ba có 2 xã: Xã Liên Minh, Tràng Xá- Đại diện cho vùng có nhiều dân di cƣ từ các tỉnh thuộc vùng đồng bằng đến sinh sống, định cƣ lâu dài tại đó, địa hình tƣơng đối phức tạp.
+ Tổ thứ tƣ có 2 xã: Xã La Hiên, Lâu Thƣợng- Đại diện cho vùng có điều kiện kinh tế tƣơng đối khá giả, địa hình ít đồi núi, có nhiều điều kiện phát triển chăn nuôi, dịch vụ.
Trong mỗi tổ chọn một đơn vị, bằng phƣơng pháp chọn ngẫu nhiên tôi có bốn đơn vị xã, phân tầng thứ nhất, gồm: TT Đình Cả, Bình Long, Liên Minh, La Hiên.
Ở phân tầng thứ hai: trong mỗi đơn vị đƣợc chọn, dựa trên danh sách các xã đã triển khai thực hiện BHYT Tự nguyện nhân dân do các đơn vị lập tại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
báo cáo quý I năm 2012, sau khi loại trừ các yếu tố chủ quan làm cho mẫu lựa chọn không đảm bảo tính chất đại biểu nhƣ: Thôn, bản, xóm mới triển khai (có thời gian phát hành thẻ BHYT dƣới một năm); Thôn, bản, xóm không đủ mẫu điều tra (theo cỡ mẫu trình bày dƣới đây) để lập danh sách các thôn, bản, xóm thuộc diện điều tra. Với cách chọn mẫu này đã loại trừ các thôn, bản, xóm thuộc diện cấp thẻ BHYT ngƣời nghèo và thụ hƣởng theo QĐ 30/2007/QĐ TTg.
- Cỡ mẫu điều tra tại mỗi xã
Vậy nhƣ trên chúng tôi chọn đƣợc 4 xã (4 đơn vị) ; mỗi xã chọn 2 thôn, bản; đảm bảo số hộ đƣợc chọn thuộc hộ gia đình có mức thu nhập từ trung bình trở lên (hộ có mức thu nhập dƣới trung bình, đối tƣợng chính sách thuộc diện ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ mua thẻ, không thuộc diện tham gia BHYT tự nguyện nhân dân).
Tại mỗi đơn vị đƣợc chọn thực hiện điều tra 50 hộ gia đình, trong đó có 25 hộ đã có ngƣời tham gia BHYT Tự nguyện nhân dân và 25 hộ chƣa có ngƣời tham gia BHYT Tự nguyện nhân dân. Căn cứ danh sách số hộ gia đình đã có ngƣời tham gia BHYT, chọn số hộ điều tra với khoảng cách xác định theo số thứ tự trên danh sách đã có. Việc chọn hộ đầu tiên để lập danh sách điều tra đƣợc thực hiện ngẫu nhiên. Khoảng cách chọn hộ (K) đƣợc xác định nhƣ sau:
K = N/25
Trong đó: N là số hộ có ngƣời tham gia BHYT Tự nguyện nhân dân (có ở danh sách); 25 là số hộ chọn điều tra.
Từ kết quả trên lập danh sách hộ điều tra theo thứ tự phù hợp cho quá trình tiến hành điều tra. Các hộ gia đình chƣa có ngƣời tham gia BHYT Tự nguyện nhân dân đƣợc chọn theo hộ gia đình có ngƣời tham gia, theo nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tắc liền kề gần nhất. Khi tiến hành điều tra, điều tra viên thực hiện tuần tự từ hộ có tham gia BHYT tự nguyện, tiếp theo là hộ chƣa tham gia BHYT.
- Công cụ thu thập số liệu
Thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn gồm có năm phần gồm: thông tin về cá nhân ngƣời đƣợc phỏng vấn; thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế trong một năm trƣớc khi nghiên cứu; một số hiểu biết về chính sách BHYT; một số yếu tố liên quan đến mua và sử dụng thẻ BHYT; giải pháp để thực hiện BHYT toàn dân. Bộ câu hỏi điều tra đƣợc phỏng vấn thử hai lần và có chỉnh sửa cho phù hợp.
- Thời gian thực hiện: tiến hành điều tra tại thời điểm tháng 9 và 10 năm 2012.
b. Thiết kế nghiên cứu định tính
Đồng thời với phƣơng pháp điều tra định lƣợng nêu trên, tôi tiến hành phƣơng pháp nghiên cứu định tính. Đối tƣợng nghiên cứu gồm các nhóm: cán bộ chính quyền địa phƣơng; nhóm bác sĩ, y tá những ngƣời trực tiếp cung cấp dịch vụ KCB; nhóm hộ gia đình đã tham gia BHYT tự nguyện nhân dân và chƣa tham gia BHYT tự nguyện nhân dân. Với hình thức tổ chức thảo luận nhóm tập trung, mỗi địa phƣơng thực hiện gồm có 3 buổi trong khoảng thời gian tổ chức điều tra nêu trên.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích
2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê
Để tổng hợp, hệ thống hoá và phân tích các tài liệu điều tra tôi sử dụng phƣơng pháp phân tổ thống kê. Bằng phƣơng pháp này tôi đã tìm hiểu mối liên hệ lẫn nhau của các nhân tố riêng biệt nhƣ: nghề nghiệp, độ tuổi, quy mô hộ gia đình, trình độ văn hoá, nhu cầu và thói quen KCB, thu nhập, công tác tuyên truyền... với việc mua và sử dụng thẻ BHYT trong hai nhóm hộ gia đình đã và chƣa tham gia BHYT tự nguyện nhân dân. Từ đó, xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến kết quả thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.3.2. Phương pháp thống kê kinh tế
Phƣơng pháp thống kê so sánh, đƣợc dùng để đánh giá tăng trƣởng chung và tăng trƣởng của các loại hình BHYT đã triển khai qua các năm, xem xét mức độ đạt đƣợc trong từng thời kỳ bằng kỹ thuật so sánh số tuyệt đối và số tƣơng đối, số bình quân nhân.
2.2.3.3. Công cụ xử lý tổng hợp, phân tích
Số liệu điều tra đƣợc xử lý tổng hợp trên chƣơng trình phần mềm Epi- Info 6.0 (Phần mềm rất nổi tiếng này đƣợc sử dụng nhiều để nhập và phân tích số liệu thống kê trong các nghiên cứu y học. Ƣu điểm :nhanh chóng tạo ra một bảng câu hỏi, truy xuất dữ liệu, và nhập, phân tích số liệu. Thống kê dịch tễ, bảng biểu, đồ thị, biểu đồ có thể tạo ra bằng các lệnh đơn giản nhƣ READ, FREQ, LIST, TABLES, GRAPH, và MAP), SPSS 10.0 (SPSS viết tắt của Statistical Package for the Social Sciences là một chƣơng trình máy tính phục vụ công tác thống kê. SPSS đƣợc sử dụng rộng rãi trong công tác thống kê xã hộ), bảng tính Excel (Microsoft Excel là chƣơng trình xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft Office của hãng phần mềm Microsoft. Cũng nhƣ các chƣơng trình bảng tính Lotus 1-2-3, Quattro Pro… bảng tính của Excel cũng bao gồm nhiều ô đƣợc tạo bởi các dòng và cột, việc nhập dữ liệu và lập công thức tính toán trong Excel cũng có những điểm tƣơng tự, tuy nhiên Excel có nhiều tính năng ƣu việt và có giao diện rất thân thiện với ngƣời dùng). Ngoài ra, còn sử dụng kỹ thuật nghiên cứu định tính.
2.3 Chỉ tiêu phân tích
- Tình hình tham gia BHYT huyện Võ Nhai ?
Tình hình thực hiện BHYT tại huyện Võ Nhai. Tình hình tham gia BHYT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phát triển đối tƣợng tham gia BHYT tại huyện Võ Nhai. Số thu BHYT.
Mức phí BHYT.
Tình hình thực hiện khám chữa bệnh BHYT.
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tham gia, sử dụng BHYT tự nguyện nhân dân ?
Các yếu tố liên quan đến việc mua, sử dụng BHYT tự nguyện nhân dân. Thông tin chung về đối tƣợng điều tra.
Về chủ hộ.
Về các hộ điều tra.
Tình hình tham gia BHYT trong các hộ điều tra. Số thẻ BHYT.
Cơ cấu các loại thẻ BHYT.
Cơ cấu thẻ BHYT trong một hộ gia đình.
Thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế của nhân dân.
Tình hình ốm đau và đi KCB trong năm vừa qua trƣớc khi điều tra. Việc chi trả khi đi KCB.
Thói quen KCB của nhân dân.
Những khó khăn, phiền hà khi đi KCB của nhân dân.
Đánh giá chung về thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế của nhân dân. Hiểu biết của ngƣời dân về chính sách BHYT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hiểu biết của nhân dân về BHYT.
Đánh giá chung về hiểu biết của ngƣời dân về BHYT.
Một số yếu tố liên quan đến việc mua và sử dụng thẻ BHYT tự nguyện nhân dân.
Điều kiện kinh tế hộ gia đình.
Lý do tham gia BHYT tự nguyện nhân dân. Về mức phí BHYT tự nguyện nhân dân.
Lý do không tham gia BHYT sau khi thẻ hết hạn.
Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc tham gia BHYT tự nguyện nhân dân.
Ý kiến của nhân dân về việc thực hiện BHYT tự nguyện nhân dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Võ Nhai
- Đặc điểm tự nhiên
+ Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, có giới hạn địa lí 105017 - 106017 đông, 21036 - 212056 vĩ bắc; phía đông giáp huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn); phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lƣơng (tỉnh Thái Nguyên); phía Nam giáp huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) và huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang); phía Bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn). Diện tích tự nhiên của Võ Nhai là 845,1 km2. Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm trên 561,27km, đất nông nghiệp 77,24km2, đất nuôi trồng thủy sản 1,55km, đất phi nông nghiệp 22,13km2 và đất chƣa sử dụng 182,92km2. Địa hình Võ Nhai khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi, hình thành 3 vùng rõ rệt:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vùng núi cao, gồm 6 xã: Nghinh Tƣờng, Sảng Mộc, Thƣợng Nung, Cúc Đƣờng, Thần Sa, Vũ Chấn. Nơi đây có khối núi đá vôi Thƣợng Nung đồ sộ nhất tỉnh Thái Nguyên, rộng tới 300 km2, độ cao từ 500 đến 600 mét, kéo dài từ Thần Sa qua Nghinh Tƣờng, đến Liêm Thuỷ (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Cạn). - Vùng thấp, gồm 3 xã La Hiên, Lâu Thƣợng, Phú Thƣợng và thị trấn Đình Cả, có địa hình tƣƣơng đối bằng phẳng, đƣợc tạo nên bởi những thung lũng chạy dọc theo Quốc lộ 1B, hai bên là hai dãy núi cao có độ dốc lớn.
+ Vùng gò đồi, gồm 5 xã: Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Bình Long và Phƣơng Giao, có nhiều đồi đất hình bát úp, bị chia cắt bởi các dòng sông, khe suối và xen lẫn núi đá vôi.
Khí hậu Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ, nhƣng có phần khắc nghiệt hơn. Trƣớc đây, Võ Nhai nổi tiếng là nơi rừng thiêng nƣớc độc. Sách Đồng Khánh địa chí, viết: “Trong huyện rừng núi liên tiếp, khí núi nặng nề. Khí trời nhiều lạnh rét. Khí đất ẩm thấp. Cuối xuân trời vẫn còn lạnh, mùa hè thì chỉ hơi nóng, đầu thu đã bắt đầu lạnh, đến mùa đông thì rét đậm”
- Tình hình kinh tế - xã hội
Tiềm năng kinh tế: Võ Nhai có các loại đất phù sa (1.816 ha, chiếm 2,15% diện tích); đất đen (935 ha chiếm 1,11% diện tích); đất xám bạc màu (63.917,7 ha chiếm 75,63% diện tích); các loại đất khác (11.070,4 ha chiếm 16,65% diện tích). Đất đai ở Võ Nhai phù hợp với nhiệu loại cây trồng nhƣ: ngô, đỗ tƣơng, thuốc lá, mía, lạc, chè…Trên địa bàn Võ Nhai có sông Nghinh Tƣờng, sông Dong và nhiều khe, suối nhỏ chảy qua.
Văn hoá, xã hội: Võ Nhai có 15 đơn vị hành chính gồm thị trấn Đình Cả và 14 xã: Sáng Mộc, Nghinh Tƣờng, Thần Sa, Thƣợng Nung, Vũ Chấn, Cúc Đƣờng, La Hiên, Lâu Thƣợng, Phú Thƣợng, Tràng Xá, Liên Minh, Phƣơng Giao, Liên Minh và Dân Tiến. Võ Nhai là địa bàn sinh sống của 8 dân tộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhƣ: Kinh (34,17%); Tày (29,88%); Nùng (14,52%); Dao (12,63%); Các dân tộc H’Mông, Cao Lan, Hoa chiếm 8,7%.Ngƣời Cao Lan (Sán Chay, Sán Chí) sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng nƣớc, làm nƣơng, trồng rừng.
Mục tiêu:Võ Nhai phấn đấu đến năm 2020, đạt mục tiêu tăng trƣởng kinh tế bình quân khoảng 9,5%/năm; sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt khoảng 35.000 tấn; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 10% năm; phủ xanh toàn bộ diện tích đất trống, đồi núi trọc; 95% dân số đƣợc sử dụng điện; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dƣới 10%.
3.1.2. Hệ thống cơ sở KCB của huyện
Bệnh viện đa khoa Võ Nhai đang trong tình trạng quá tải, cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ y sĩ, bác sĩ không đáp ứng đủ nhu cầu của bệnh nhân. Ngay từ những ngày đầu đƣợc thành lập, Đảng ủy, Ban giám đốc cũng nhƣ các cấp lãnh đạo của huyện đã xác định đây sẽ là một bệnh viện đa khoa của vùng. Thực tế, khi đi vào hoạt động, bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân không chỉ ở trong địa bàn huyện mà còn ngƣời bệnh ở các huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) và Yên Thế (Bắc Giang) cũng đến khám và chữa bệnh. Vì vậy, một số chỉ tiêu nhƣ số lƣợng ngƣời đến khám chữa bệnh, công suất sử dụng gƣờng bệnh tăng, nhiều lúc còn cao hơn một số bệnh viện tuyến tỉnh. Trong khi đó, cái khó khăn của bệnh viện hiện nay là tình trạng thiếu cán bộ, bác sĩ có trình độ đại học và trên đại học để bù đắp lại số cán bộ đã nghỉ và chuyển công tác, đa số các y, bác sĩ ở đây phải trực và làm việc thêm giờ. Mặt khác, cơ sở vật chất của bệnh viện bắt đầu xuống cấp đã phải sửa chữa nhiều lần, điều đó gây không ít khó khăn cho công tác khám chữa bệnh. Mặc dù bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn không chỉ về đội ngũ y sĩ, bác sĩ mà còn cả về cơ sở vật chất nhƣ thiếu thốn giƣờng bệnh, hệ thống máy móc cũ và lạc hậu,… Nhƣng những năm qua, đội ngũ cán bộ y, bác sĩ vẫn nỗ lực phấn đấu không ngừng, để đảm bảo chất lƣợng khám chữa bệnh cho bệnh nhân, cứu chữa kịp thời các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trƣờng hợp khẩn cấp, chủ động phối hợp với các trung tâm y tế xã, các bệnh viện tuyến tỉnh, phòng chống một số dịch bệnh trên địa bàn toàn huyện.
Với mục tiêu từng bƣớc nâng cao chất lƣợng công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, những năm qua, huyện Võ Nhai đã rất quan tâm đến việc củng cố và hoàn thiện mạng lƣới y tế ở tuyến xã; nâng cao trình độ, năng lực cán bộ y tế ở các trạm y tế xã. Hằng năm, Trung tâm Y tế của