Nhờ thầy thuốc quen tƣ vấn

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện Võ Nhai (Trang 83 - 129)

Phòng khám thầy thuốc tƣ 7,1 8,2

Tổng cộng 100,0 100,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế của nhân dân

Kết quả điều tra trên cho thấy ngƣời dân có ý thức cao trong việc tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. Số đã tham gia BHYT tiếp cận dịch vụ y tế tốt hơn số chƣa tham gia BHYT.

Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề bất cập:

- Còn hiện tƣợng “lựa chọn ngƣợc” trong tham gia BHYT, tỷ lệ ngƣời ốm trong nhóm đã tham gia BHYT cao hơn.

- Trong cộng đồng dân cƣ còn có trƣờng hợp do không có tiền, chủ quan xem bệnh nhẹ đã không đi KCB và đang tồn tại thói quen tự mua thuốc uống.

- Trong KCB vẫn còn những phiền hà, đặc biệt là hiện tƣợng “quá tải” phải chờ đợi lâu, nhân viên y tế chƣa nhiệt tình, thủ tục hành chính chƣa cải tiến. Qua điều tra định tính, chúng tôi nhận thấy BHXH đã tích cực trong việc tìm giải pháp nhƣng vẫn còn hiện tƣợng quá tải trong KCB, đặc biệt ở Bệnh viện tuyến tỉnh.

- Ngƣời tham gia BHYT khi đi KCB vẫn còn chi thêm tiền cho một số nội dung khác nhƣ: mua thuốc, bồi dƣỡng nhân viên y tế...

- Các trang thiết bị, bác sĩ còn thiếu và yếu ở tuyến y tế cơ sở, đã hạn chế trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

3.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT tự nguyện của người dân (người được điều tra)

- Chính sách của nhà nước

Ngƣời thứ nhất trong hộ gia đình mỗi tháng đóng bằng 4,5% lƣơng tối thiểu chung; từ ngƣời thứ hai, thứ ba, thứ tƣ đóng lần lƣợt bằng 90%, 80%, 70% mức đóng của ngƣời thứ nhất; từ ngƣời thứ năm trở đi mức đóng bằng 60% của ngƣời thứ nhất. Mức đóng thay đổi khi lƣơng tối thiểu chung thay đổi. Đối với ngƣời mới tham gia BHYT tự nguyện lần đầu (kể cả tham gia lại sau một thời gian đứt quãng vì bất cứ lý do gì), các Đại lý thu phƣờng, xã tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chức thu tiền đóng BHYT từ ngày 25 đến ngày 30 (hoặc ngày 31 hàng tháng). Thẻ BHYT đƣợc phát hành vào tháng sau và có giá trị sử dụng từ ngày 01 của tháng tiếp theo.

Đối với ngƣời đã tham gia BHYT từ trƣớc (kể cả bắt buộc và tự nguyện), nay tiếp tục tham gia theo hình thức tự nguyện, để đảm bảo hƣởng quyền lợi BHYT đƣợc liên tục, phải nộp tiền đóng BHYT trƣớc khi thẻ cũ hết hiệu lực ít nhất 10 ngày. Các Đại lý thu phƣờng, xã tổ chức thu tiền đóng BHYT từ ngày 15 đến ngày 20 hàng tháng. Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày 01 của tháng sau.

Quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú với các danh mục thuốc và dịch vụ kỹ thuật chẩn đoán và điều trị do Bộ y tế quy định (thanh toán 100% chi phí KCB nếu tổng chi phí một lần KCB thấp hơn 15% mức lƣơng tối thiểu; khám chữa bệnh ở tuyến xã đƣợc thanh toán 100%).

Thanh toán 80% chi phí kỹ thuật cao chi phí lớn cho một lần sử dụng dịch vụ nhƣng không quá 40 lần lƣơng tối thiểu chung (nếu tham gia liên tục sau 180 ngày, kể từ ngày đóng BHYT cho cơ quan BHXH).

Tham gia 36 tháng liên tục trở lên, đƣợc quỹ BHYT thanh toán 80% của 50% thuốc chống ung thƣ và chống thải ghép ngoài danh mục, đã đƣợc phép lƣu hành.

Với những quy định nhƣ trên một phần nào đã ảnh hƣởng đến tỷ lệ tham gia BHYT tự nguyện, do ngƣời dân phải chi phí cho KCB bằng thẻ BHYT cao với nhƣng bệnh nặng, việc mua thẻ BHYT phải sau 30 ngày mới có giá trị sử dụng…. Chính sách này có ƣu điểm là chống tình trạng lạm dụng qũy khám chữa bệnh, đảm bảo an toàn quỹ, tránh bội chi quỹ. Tuy nhiên, chính sách này lại không hấp dẫn với những đối tƣợng tham gia BHYT nhƣ đã trình bầy ở trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thu nhập của người dân

Thu nhập bình quân của ngƣời làm nông lâm, ngƣ nghiệp, tiểu thủ công hiện nay còn thấp so với những đối tƣợng lao động trong cơ quan nhà nƣớc và các doanh nghiệp (trong khi đó theo ý kiến phỏng vấn tham khảo trên báo chí thì mức lƣơng bình quân của cán bộ công chức, ngƣời lao động trong các đơn vị kinh doanh hiện nay mới chỉ đáp ứng đủ mức sống tối thiểu). Do vậy việc tham gia BHYT tự nguyện nhân dân, không có sự hỗ trợ của nhà nƣớc thì đây cũng là gánh nặng đối với ngƣời tham gia.

- Sự quan tâm và nhận thức của người tham gia

Việc triển khai thực hiện BHYT tự nguyện gặp không ít khó khăn, vƣớng mắc do một bộ phận ngƣời dân không muốn tham gia BHYT tự nguyện. Mặc dù đã đƣợc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi. Đây cũng là thực trạng đang diễn ra ở nhiều nơi. Vấn đề đặt ra hiện nay là ngƣời dân chƣa thấy hết tầm quan trọng, giá trị của bảo hiểm y tế. Ngƣời tham gia bảo hiểm chƣa mang ý thức chia sẻ vì cộng đồng.

- Mức phí tham gia

Hiện nay mức phí tham gia BHYT tự nguyện khoảng 567 nghìn đồng /1 năm còn quá cao so với không ít bộ phận ngƣời lao động làm việc tự do (ngƣời tham gia BHYT bắt buộc đƣợc chủ sử dụng lao động hỗ trợ mức đóng bằng 55% số phải đóng). Ngƣời tham gia BHYT tự nguyện nhân dân, với mức thu nhập thấp, không có sự hỗ trợ của nhà nƣớc, qua nghiên cứu thực tế cho thấy, mức phí tham gia này chƣa phù hợp với nguyện vọng và thực tế của nguời tham gia BHYT tự nguyện nhân dân.

- Tổ chức thực hiện và tuyên truyền

Hiện nay, một bộ phận không nhỏ ngƣời dân tại các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, vẫn chƣa đƣợc biết đến BHYT tự nguyện. Nguyên nhân do công tác tuyên truyền vẫn chƣa đến đƣợc với ngƣời dân và do tỷ lệ tham gia còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thấp lên một số xã không có đại lý thu BHYT tự nguyện, ngƣời dân khi tham gia phải ra tận trụ sở cơ quan BHXH để mua, do đƣờng xá đi lại khó khăn lên cũng phần nào ảnh hƣởng đến tỷ lệ tham gia. Công tác tuyên truyền hiện nay chủ yếu từ cấp chính quyền địa phƣơng, đại lý thu BHYT tự nguyện nhân dân, cơ quan Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên chi phí cho việc tuyên truyền này hạn chế lên phần nào cũng không phát huy đƣợc tác dụng.

- Công tác chăm sóc sức khỏe (các trung tâm khám chữa bệnh, bệnh viện)

Theo thông tin đăng tải của các cơ quan báo chí, tại 1 số diễn đàn trên trang Web và qua tiếp xúc với một số đối tƣợng KCB bằng thẻ BHYT, hiện nay vẫn còn có sự phân biệt đối sử giữa ngƣời KCB bằng thẻ BHYT và ngƣời không có thẻ, bên cạnh đó chất lƣợng cơ sở KCB tại các tuyến xã phƣờng còn yếu về chuyên môn lẫn cơ sở vật chất, các bệnh viện tuyến trên thì lại quá tải bệnh nhân. Nên ngƣời dân vẫn còn dè dặt trong việc mua BHYT tự nguyện. Kết quả nghiên cứu thực tế đƣợc trình bày ở các bảng sau:

3.2.4.1. Thu nhập của người dân

Bảng 3.14. Kết quả điều tra điều kiện kinh tế hộ gia đình

Điều kiện kinh tế

Nhóm đã tham gia Nhóm chƣa tham gia Tổng cộng Số

lƣợng % lƣợng Số % lƣợng Số %

Khá giả 23 23,0 15 15,0 38 19,0 Trung bình 77 77,0 85 85,0 162 81,0 Trung bình 77 77,0 85 85,0 162 81,0

Tổng cộng 100 100,0 100 100,0 200 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra tại huyện Võ Nhai năm 2012 của tác giả

Số liệu từ bảng 3.14 cho thấy kinh tế hộ gia đình phổ biến ở mức trung bình chiếm 81%, điều kiện khá giả 19%. Số không tham gia có tỷ lệ hộ khá giả thấp hơn chứng tỏ hộ có tham gia BHYT tự nguyện nhân dân có điều kiện kinh tế hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua số liệu ở bảng 3.15 dƣới đây cho thấy điều kiện kinh tế thể hiện qua nhà ở cấp độ thấp ( cấp 4) của nhóm chƣa tham gia chiếm tỷ lệ cao 53,7%, chứng tỏ điều kiện kinh tế tác động đến việc chƣa tham gia BHYT của ngƣời dân trong nhóm này. Tỷ lệ ngƣời có nhà ở các cấp độ khác trong hai nhóm đối tƣợng tham gia và chƣa tham gia có sự khác nhau. Nhìn trung ngƣời dân trên địa bàn huyện Võ Nhai có điều kiện nhà ở ổn định và tƣơng đối tốt (nhà xây lợp ngói trở lên).

Bảng 3.15. Đánh giá điều kiện kinh tế hộ gia đình qua nhà ở

Loại nhà ở Nhóm đã tham gia Nhóm chƣa tham gia Tổng cộng

Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng %

 Cấp 4 68 46,3 79 53,7 147 100,0

 Cấp 3 25 58,1 18 41,9 43 100,0

Khác 7 70,0 3 30,0 10 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra tại huyện Võ Nhai năm 2012 của tác giả

Số liệu từ bảng 3.16 cho thấy, đánh giá qua đồ dùng sinh hoạt trong dân cƣ đang tƣơng đƣơng mức bình quân chung cả nƣớc. Giữa hai nhóm có sự khác biệt không nhiều về phƣơng tiện đi lại, thông tin giải trí.

Bảng 3.16. Đánh giá điều kiện kinh tế hộ gia đình qua đồ dùng sinh hoạt

Đồ dùng sinh hoạt (đơn vị tính: chiếc) Nhóm đã tham gia Nhóm chƣa tham gia Tổng cộng Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Xe đạp 121 47,3 135 52,7 256 100,0 Máy thu hình (TV) 102 50,2 101 49,8 203 100,0 Tủ lạnh 68 73,1 25 26,9 93 100,0 Xe máy 112 51,6 105 48,4 217 100,0 Điện thoại 75 59,1 52 40,9 127 100,0 Bếp ga, bình nóng lạnh 64 58,7 45 41,3 109 100,0 Máy vi tính 19 67,9 9 32,1 28 100,0 Ô tô 1 100,0 0 0,0 1 100,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên, ở đồ dùng đắt tiền nhƣ xe máy, điện thoại, bếp ga, bình nóng lạnh thì ở nhóm đã tham gia BHYT có tỷ lệ cao hơn. Qua khảo sát thực tế lạnh thì ở nhóm đã tham gia BHYT có tỷ lệ cao hơn. Qua khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy không chỉ nhiều hơn về số lƣợng, mà về giá trị, chất lƣợng của các đồ dùng cũng đƣợc trang bị ở mức cao hơn (máy thu hình, xe máy sản xuất thế hệ mới).

Bảng 3.17. Đánh giá điều kiện kinh tế hộ gia đình qua tư liệu sản xuất

Công cụ sản xuất Nhóm đã tham gia Nhóm chƣa tham gia Tổng cộng Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Trâu, bò ngựa 85 62,5 51 37,5 136 100,0

Máy tuốt lúa 8 44,4 10 55,6 18 100,0

Máy xay xát gạo 1 33,3 2 66,7 3 100,0

Máy cày 11 57,9 8 42,1 19 100,0

Xe máy ôm 12 44,4 15 55,6 27 100,0

Công nông máy kéo 11 57,9 8 42,1 19 100,0

Ô tô 1 100,0 0 0,0 1 100,0

Vƣờn đồi từ 5ha trở lên 26 66,7 13 33,3 39 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra tại huyện Võ Nhai năm 2012 của tác giả

Số liệu ở bảng 3.18 cho thấy điều kiện kinh tế hộ gia đình đánh giá qua tƣ liệu sản xuất thì nhóm đã tham gia BHYT có điều kiện tốt hơn, đặc biệt kinh tế vƣờn đồi, trâu bò chiếm tỷ lệ cao vƣợt trội so với nhóm chƣa tham gia. Điều đó cho thấy thu nhập của hộ gia đình có tác động đến việc tham gia BHYT. Tuy nhiên không rõ ràng do sự khác biệt về kinh tế không lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.4.2. Sự quan tâm và nhận thức của người tham gia và công tác tổ chức thực hiện và tuyên truyền

+ Về tham gia và không tham gia BHYT

Kết quả điều tra về lý do không tham gia BHYT tự nguyện nhân dân, tại bảng 3.18 cho thấy có 264 ý kiến trả lời không tham gia BHYT với nhiều lý do, trong đó chủ yếu là “Sợ phiền hà khi KCB bằng thẻ BHYT” (chiếm tỷ lệ 29,5%). Điều này cho thấy tâm lý chƣa tin tƣởng vào các thủ tục hành chính của bệnh viện công. Gia đình ít có ngƣời ốm đau chiếm tỷ lệ 20,5%, đây là sự lựa chọn ngƣợc của ngƣời dân. Lý do không đủ tiền mua chiếm tỷ lệ 19,3% chứng tỏ điều kiện kinh tế có ảnh hƣởng đến quyết định tham gia BHYT tự nguyện nhân dân

Bảng 3.18. Lý do không tham gia BHYT TNND

Lý do Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Không biết thông tin 9 3,4

Địa phƣơng không triển khai 1 0,4

Không biết tham gia BHYT để làm gì 5 1,9

Gia đình ít khi có ngƣời ốm đau 54 20,5

Nghe nói KCB BHYT gặp phiền hà 78 29,5

Nghe nói KCB BHYT bị phân biệt đối xử 35 13,3

Nhà xa cơ sở KCB 9 3,4

Không thích 15 5,7

KCB dịch vụ thuận tiện hơn 7 2,7

Không đủ tiền mua 51 19,3

Tổng cộng 264 100,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về nguồn kinh phí trang trải khi ốm đau, số liệu ở bảng 3.19 cho biết khi ngƣời dân đƣợc hỏi có những dự kiến về kinh tế để xử lý khi không may bị ốm đau, trong 205 ý kiến thì có 25,4% nguồn lấy từ tiết kiệm, còn đến 47,8.% chƣa có dự tính gì về kinh tế, 10,2.% phải vay mƣợn. Nhìn chung, số ý kiến không chủ động trong việc KCB chiếm tỷ lệ khá cao.

Bảng 3.19. Dự kiến nguồn kinh phí chi KCB của hộ gia đình

Kết quả điều tra Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Tiết kiệm 52 25,4

Bán tài sản 7 3,4

Có nguồn viện trợ 5 2,4

Gia đình luôn có đủ khả năng chi trả 9 4,4

Chƣa dự tính đƣợc 98 47,8

Không có tiền 4 2,0

Đi vay mƣợn 21 10,2

Trông chờ vào Nhà nƣớc 9 4,4

Tổng cộng 205 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra tại huyện Võ Nhai năm 2012 của tác giả

Bảng 3.20. Khả năng tham gia BHYT (khi hiểu rõ lợi ích)

Ý kiến Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Tham gia 52 52,0

Không tham gia 18 18,0

Không trả lời 30 30,0

Tổng cộng 100 100,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả bảng 3.20 có 100 hộ chƣa tham gia BHYT khi hỏi về dự kiến có tham gia BHYT nhân dân không, khi hiểu rõ lợi ích, thì có 52% đồng ý sẽ tham gia BHYT, có 30% chƣa có ý kiến. Đó chính là nội dung đặt ra cho công tác vận động tuyên truyền, ngƣời dân chƣa thể tự giác tham gia BHYT nếu nhƣ nhận thức về BHYT không hoặc chƣa đúng, chƣa đủ.

+ Hiểu biết của nhân dân về BHYT

Tại bảng 3.21, có 91% ngƣời đƣợc phỏng vấn cho biết họ đã đƣợc nghe nói về BHYT. Tỷ lệ này cho thấy đa số ngƣời dân đã biết đến chính sách BHYT.

Bảng 3.21. Tỷ lệ người đã từng nghe nói về BHYT

Ý kiến Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Đã từng nghe 152 91,0

Chƣa từng nghe 6 3,6

Không trả lời 9 5,4

Tổng cộng 167 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra tại huyện Võ Nhai năm 2012 của tác giả

Với 9 nguồn thông tin đƣợc đƣa vào điều tra nghiên cứu, số liệu điều tra tại bảng 3.22 dƣới đây cho thấy ngƣời dân đƣợc biết về BHYT từ nguồn thông tin do cán bộ chính quyền, đoàn thể xã cung cấp là chủ yếu 25,3%, tiếp đến là từ đài phát thanh, truyền hình 20,6%, trong khi nguồn thông tin từ sách, báo, tạp chí tờ rơi và cán bộ BHXH có tỷ lệ thấp nhất. Đây là điều gợi ý cho cơ quan BHXH đƣa ra kế hoạch, hình thức phù hợp để thực hiện các hoạt

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện Võ Nhai (Trang 83 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)