BHYT tự nguyện

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện Võ Nhai (Trang 45 - 129)

6. Kết cấu của đề tài

1.3.2. BHYT tự nguyện

Theo nguồn số liệu của BHXH Việt Nam Thống kê, đến cuối năm 2011, dân số trung bình cả nƣớc ƣớc tính đạt 87,78 triệu ngƣời, tại Bảng 1.3 (Tình hình tham gia BHYT theo nhóm đối tượng 2011) thì hiện còn gần 31.8 triệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngƣời phải tự trả viện phí khi đi KCB. Trong đó, đại đa số là nông dân, ngƣời lao động có thu nhập thấp và không ổn định, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Trong lộ trình tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2014, ngoài việc triển khai chính sách một cách triệt để với các đối tƣợng thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc thì việc triển khai BHYT tự nguyện là một bƣớc đệm cần thiết để những ngƣời dân chƣa đủ điều kiện tham gia BHYT bắt buộc có cơ hội tiếp cận với công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân, đảm bảo sự công bằng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi ngƣời.

1.3.2.1. Sơ lược lịch sử phát triển BHYT tự nguyện ở Việt Nam

BHYT tự nguyện đƣợc thực hiện thí điểm từ rất sớm, trƣớc Luật BHYT đƣợc ban hành. Ở Việt Nam, BHYT tự nguyện đƣợc áp dụng với mọi đối tƣợng có nhu cầu tham gia, đƣợc triển khai theo địa giới hành chính và nhóm đối tƣợng theo loại hình KCB nội, ngoại trú nhƣ đối với đối tƣợng bắt buộc.

Tùy theo tƣờng giai đoạn, BHYT tự nguyện nhân dân có thể có các đối tƣợng nhƣ: thành viên hộ gia đình, hội viên hội đoàn thể, thân nhân ngƣời lao động, hộ kinh doanh cá thể, cá nhân. Quá trình hình thành và phát triển BHYT tự nguyện nhân dân tại Việt Nam từ khi BHYT tự nguyện đƣợc thực hiện năm 1992 đến nay, BHYT tự nguyện đƣợc chia làm bốn giai đoạn:

+ Giai đoạn từ năm 1992 đến tháng 8 năm 1998

Giai đoạn chính sách BHYT đƣợc thực hiện theo Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính Phủ). Trong giai đoạn này, mặc dù các cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa có văn bản hƣớng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện cho các đối tƣợng dân cƣ nông thôn và lao động tự do, song căn cứ vào nhu cầu, trên cơ sở Điều lệ BHYT và các chủ trƣơng, định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc, hệ thống cơ quan BHYT đã nỗ lực phối hợp với chính quyền các cấp xây dựng và triển khai thí điểm nhiều mô hình BHYT tự nguyện cho nhân dân theo các đề án đã đƣợc UBND tỉnh,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thành phố phê duyệt. Điển hình trong giai đoạn này là mô hình thí điểm BHYT tự nguyện cho nông dân của Hải Phòng. Tháng 4/1990 Quỹ Bảo hiểm sức khỏe Hải Phòng đƣợc thành lập, đây là mô hình BHYT tự nguyện đầu tiên trong cả nƣớc, đƣợc thực hiện tại xã Đông Sơn huyện Thuỷ Nguyên, qua 01 tháng vận động có 30% số dân trong xã mua bảo hiểm sức khỏe, với mức phí 35.000đ/ngƣời/năm và đƣợc hƣởng quyền lợi nhƣ ngƣời tham gia BHYT bắt buộc, điều kiện triển khai là có ít nhất 50% dân số của một đơn vị nông thôn tham gia BHYT.

Quỹ KCB nhân đạo, BHYT ở Vĩnh Phú, bắt đầu triển khai thí điểm từ tháng 8/1990. Đánh giá về kết quả thí điểm tại Vĩnh Phú, Bộ trƣởng Bộ Y tế thời kỳ đó nhận định: “Việc thí điểm mô hình BHYT ở Vĩnh Phú và các địa phƣơng khác đã cho kết quả rất tốt, đáng khích lệ, cho phép mở ra một chính sách mới trong việc KCB của toàn dân”.

BHYT tự nguyện ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, tháng 9/1990. Qua 4 năm thực hiện kết quả tham gia không quá 5% dân số của huyện, tỷ lệ thâm hụt quỹ hàng năm là 10%.

BHYT tự nguyện ở Quảng Trị, đƣợc triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh từ quý II năm 1991. Trong gần 2 năm thực hiện có 3% dân số toàn tỉnh tham gia, với số quỹ thu đƣợc là 80 triệu đồng.

Quỹ KCB Đƣờng sắt đƣợc thành lập tháng 11/1991, kết quả có 40.000 ngƣời tham gia, với số thu trên 400 triệu đồng.

Ngày 15/8/1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ) ký Nghị định 299/1992/HĐBT ban hành Điều lệ BHYT. Theo đó BHYT tự nguyện đƣợc khẳng định là một loại hình BHYT ở nƣớc ta. Tuy nhiên đến năm 1998 BHYT tự nguyện mới chính thức đƣợc triển khai rộng rãi. Một số mô hình nhƣ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Năm 1998 huyện Gia Lâm, Hà Nội thực hiện BHYT tự nguyện với mức đóng là 50.000 đồng/ngƣời /năm nhƣng chỉ có 4.997 ngƣời tham gia chiếm tỉ lệ 1,5% dân số toàn huyện và sau 1 năm thực hiện, chi phí KCB cho nhóm đối tƣợng này vƣợt chi 256 triệu đồng. Để thu đủ bù chi thì tính bình quân mỗi ngƣời phải có mức đóng là 100.000 đồng/ngƣời/năm.

+ Giai đoạn từ tháng 8/1998 đến 2002

Giai đoạn này chính sách BHYT đƣợc thực hiện theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ, nhƣng chƣa có Thông tƣ hƣớng dẫn về BHYT tự nguyện nhân dân, do đó việc triển khai BHYT tự nguyện nhân dân vẫn tiếp tục dƣới nhiều hình thức thí điểm mang tính nhỏ lẻ, thiếu thống nhất, kết quả thu đƣợc không đáng kể.

Năm 2001, Hội cựu chiến binh tỉnh Thái Nguyên thực hiện BHYT tự nguyện cho các hội viên chƣa có thẻ BHYT bắt buộc trên toàn tỉnh. Mức đóng là 60.000 đồng/ngƣời/năm và chỉ có 1000 ngƣời tham gia bằng khoảng 4,5% trên số ngƣời vận động. Sau 1 năm thực hiện chi phí KCB vƣợt 90 triệu đồng nghĩa là phải bù mỗi thẻ BHYT tự nguyện nhóm này là 90.000 đồng/ngƣời/năm. [21]

Năm 2002, thí điểm BHYT tự nguyện trên phạm vi toàn huyện Sóc Sơn - Hà Nội mức đóng là 50.000 đồng/ngƣời/năm trong đó ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ 15.000 đồng. Kết quả là có 25.034 ngƣời tham gia, chiếm khoảng 10% dân số. Có 13.480 hộ/43.562 hộ tham gia, trong đó hộ có 1 ngƣời tham gia chiếm 52%, có 2 tham gia ngƣời chiếm 27% có 3-4 ngƣời tham gia chiếm 21%, có hơn 34% số ngƣời từ 45 tuổi trở lên tham gia. Nhiều ngƣời tham gia BHYT là đang có bệnh hoặc thai sản. Sau 9 tháng thực hiện thì có trên 2000 trƣờng hợp phải đi KCB, 1200 trƣờng hợp đẻ, gần 300 trƣờng hợp tử vong,

ƣớc chi cả năm vƣợt khoảng 35% số thu [Nguồn số liệu báo cáo BHXH Hà Nội].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Giai đoạn từ năm 2003 đến tháng 7 năm 2005

Giai đoạn chính sách BHYT tự nguyện thực hiện theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ, Thông tƣ số 77/2003/TTLT- BYT-BTC ngày 7/8/2003 của liên bộ Y tế - Bộ Tài chính

Trong giai đoạn này, BHYT tự nguyện đƣợc áp dụng cho mọi đối tƣợng có nhu cầu tham gia BHYT và đƣợc thực hiện theo đúng quy định của Nghị định số 58, Thông tƣ số 77, Thông tƣ đầu tiên hƣớng dẫn BHYT tự nguyện, tuy nhiên có điều kiện về tỷ lệ số ngƣời tham gia (phải có 100% thành viên trong gia đình tham gia và 20% số hộ gia đình tại xã, phƣờng tham gia, nếu theo diện hội đoàn thể thì phải có ít nhất 40% số ngƣời trong hội tham gia) mức đóng có sự thay đổi giữa khu vƣợc nông thôn và thành thị. Sau hai năm thực hiện (2003,2004) quỹ BHYT tự nguyện tại một số địa phƣơng không thể cân đối đƣợc, nhƣng toàn ngành thì vẫn có kết dƣ (Năm 2003 kết dƣ 32 tỷ đồng, năm 2004 kết dƣ 16 tỷ đồng).

+ Giai đoạn từ 10/2005 đến nay

Giai đoạn này đƣợc thực hiện theo Nghị định số 63/2005/CP ngày 16/5/2005 của chính phủ, Thông tƣ liên tịch số 22/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 24/8/2005 của liên Bộ Y tế-Tài chính; Luật BHYT số: 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008; Nghị định 62/2009 NĐ - CP ngày 27/07/2009 của Chính phủ. Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế; Thông tƣ liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-TC, ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính.

BHYT tự nguyện đƣợc thực hiện triển khi theo hộ gia đình nhƣng không có sự ràng buộc về điều kiện tham gia nhƣ giai đoạn trƣớc, kết quả số ngƣời tham gia BHYT tự nguyện tăng nhƣng quỹ BHYT bị thiếu hụt nghiêm trọng. Năm 2005 là 1.534 nghìn ngƣời, năm 2006 là 3.069 nghìn ngƣời, gấp 10 lần số ngƣời tham gia BHYT tự nguyện năm 2004. Theo số liệu quyết toán của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

BHYT Việt Nam thì bắt đầu từ năm 2005 thiếu hụt 246 tỷ đồng, số này tăng dần theo các năm và tỷ lệ nghịch với số ngƣời tham gia.

1.3.2.2. Kết quả thực hiện BHYT tự nguyện nhân dân ở Việt Nam

Về số thẻ phát hành: tính đến 31/12/2011 cả nƣớc có 5.527.577 ngƣời tham gia BHYT tự nguyện nhân dân .

Biểu đồ 1.1:Số người tham gia BHYT tự nguyện (2008-2011)

Biểu đồ 1.2, cho thấy sự thiếu bền vững của mô hình BHYT tự nguyện nhân dân, năm 2008 đang từ 10.683.000 ngƣời đến năm 2010 còn 3.703.000 ngƣời.

Nguyên nhân chính là do một phần đối tƣợng Trẻ em đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ nộp BHYT, đối tƣợng học sinh sinh viên chuyển sang thu BHYT bắt buộc và các quy định mới do chính phủ ban hành bỏ đi một số điều kiện ràng buộc về tỷ lệ ngƣời tham gia trong hộ gia đình cùng với đó là mức phí tham gia ngày càng tăng cao.

1.3.2.3. Kết quả thu và chi quỹ BHYT tự nguyện nhân dân

Năm 2008 số thu là 2.200 tỷ đồng, sau đó lại giảm xuống, kết quả thấp nhất vào năm 2010 chỉ đạt 927 tỷ đồng, năm 2011 số thu là 1.546 tỷ đồng vẫn giảm so với năm 2008. Cho đến năm 2011 số thu BHYT tự nguyện nhân dân bắt đầu tăng so với năm 2010. Đó là kết quả của việc mở rộng đối tƣợng tham gia, BHYT tự nguyện nhân dân đồng thời, mức đóng đã đƣợc nâng lên đáng

10.683 15.447 3.703 5.527 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 18.000 2008 2009 2010 2011 Năm Nghìn người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kể. Kết quả thu chi Bảo hiểm y tế tự nguyện (2008-2011) đƣợc thực hiện ở bảng sau:

Bảng 1.5. Số thu, chi BHYT tự nguyện (2008-2011)

Năm Số ngƣời tham gia

(nghìn ngƣời) Số thu (tỷ đồng) Số chi (tỷ đồng) 2008 10.683 2.200 2.300 2009 15.447 3.181 3.210 2010 3.703 927 1.914 2011 5.527 1.546 2.950

[Nguồn số liệu quyết toán năm 2008-2011 BHXH Việt Nam] 1.3.2.4. Những vấn đề rút ra từ các mô hình BHYT tự nguyện nhân dân

Thực tiễn BHYT tự nguyện cho nhân dân mang lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho quá trình triển khai thực hiện chính sách BHYT ở nƣớc ta. Trong quá trình tổ chức thực hiện, chƣơng trình BHYT tự nguyện cho nhân dân đã bộc lộ những một số vấn đề cần phải xem xét, nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan.

Số ngƣời tự nguyện tham gia BHYT còn thấp, đa số ngƣời tham gia BHYT là những ngƣời mắc bệnh mạn tính, bệnh có chi phí điều trị cao. Vấn đề này có liên quan đến việc tổ chức, tuyên truyền vận động cho ngƣời dân hiểu rõ chính sách BHYT, tích cực tham gia BHYT.

Tại một số địa phƣơng chính quyền các cấp chƣa quan tâm đúng mức trong vận động hay tổ chức phối hợp với cơ quan BHXH trong tuyên truyền vận động, ngƣời dân thiếu thông tin để đƣợc tham gia BHYT, việc tổ chức các Đại lý bán BHYT chƣa thuận lợi, điều kiện để ngƣời dân tiếp cận, tìm hiểu chính sách và những qui định tham gia BHYT tại các địa phƣơng còn hạn chế, chất lƣợng dịch vụ, thái độ phục vụ của nhiều cơ sở KCB BHYT chƣa thật tốt, đã làm giảm lòng tin của ngƣời tham gia BHYT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.4. Tình hình phát triển BHYT tại tỉnh Thái Nguyên

1.4.1. BHYT bắt buộc tại tỉnh Thái Nguyên

BHXH tỉnh Thái Nguyên luôn chú trọng công tác thu BHYT và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị trong qúa trình hoạt động. Kết quả từ 2008-2011 số thu số thu BHYT từ 100.699 triệu đồng năm 2008 với trên 412 ngàn đối tƣợng tham gia thì năm 2011 số thu BHYT đã tăng lên 319.627 nghìn đồng với trên 437 ngàn đối tƣợng tham gia.

Bảng 1.6. Số thu BHYT đối tượng bắt buộc năm 2008-2011

Năm Số ngƣời Số tiền (triệu đồng)

2008 412.978 100.699

2009 453.437 154.463

2010 511.475 241.958

2011 437.586 319.627

Nguồn số liệu: Quyết toán BHXH tỉnh Thái Nguyên. Nhƣ vậy sau 4 năm số đối tƣợng tham gia BHYT đã tăng trên 24 ngàn ngƣời (số ngƣời giảm năm 2011 so với năm 2010 là do đối tƣợng thân nhân sỹ quan tham gia trực tiếp tại BHXH quân đội). Để đạt đƣợc kết quả đó, BHXH tỉnh đã có nhiều biện pháp nhƣ tăng cƣờng đôn đốc, kiểm tra, tuyên truyền vận động, hƣớng dẫn...nhằm đảm bảo thu đúng, đủ tiền đóng BHYT.

1.4.2. BHYT tự nguyện tại tỉnh Thái Nguyên

Với dân số hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trên 1,2 triệu ngƣời, theo thống kê của BHXH tỉnh Thái Nguyên thì hiện còn khoảng 500 nghìn ngƣời phải tự trả viện phí khi đi KCB chiếm 44% dân số toàn tỉnh. Trong đó đại đa số là nông dân, ngƣời lao động có thu nhập thấp và không ổn định, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Trong lộ trình tiến tới BHYT toàn dân, ngoài việc triển khai chính sách một cách triệt để với các đối tƣợng thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc thì việc triển khai BHYT tự nguyện là một bƣớc đệm cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thiết để những ngƣời dân chƣa đủ điều kiện tham gia BHYT bắt buộc có cơ hội tiếp cận với công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân, đảm bảo sự công bằng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi ngƣời.

Bảng 1.7. Số đối tượng BHYT tự nguyện ở tỉnh Thái Nguyên (2008 – 2011)

Năm Số ngƣời Số tiền(triệu đồng)

2008 124.108 15.200

2009 120.809 16.173

2010 133.828 22.554

2011 133.526 26.928

Nguồn: Báo cáo quyết toán số liệu BHXH tỉnh Thái Nguyên

Từ Bảng 1.5 (năm 2008-2011) cho thấy số đối tƣợng tham gia BHYT tự nguyện năm 2011 tăng cao hơn năm 2008. Điều đó, chứng tỏ BHYT đã đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân. Tuy nhiên căn cứ vào số ngƣời tham gia qua các năm ta cũng nhận thấy sự thiếu bền vững của mô hình BHYT tự nguyện, năm 2009 số tham gia thấp hơn năm 2008, năm 2011 thấp hơn năm 2010. Trong khi đó số tiền thu tăng đều qua các năm, theo đánh giá chủ quan do mức phí BHYT tự nguyện tăng làm giảm số ngƣời tham gia.

Bảng 1.8. Tình hình khám chữa bệnh của đối tượng BHYT tự nguyện

Năm Số lƣợt KCB Số tiền (triệu đồng)

2008 134.000 16.700

2009 174.000 26.000

2010 224.000 35.000

2011 234.000 46.000

Nguồn: Báo cáo quyết toán số liệu BHXH tỉnh Thái Nguyên

Qua bảng 1.8 - Tình hình KCB của đối tƣợng BHYT tự nguyện cho ta thấy số lƣợt KCB tăng qua các năm, tƣơng ứng với số chi cho việc KCB.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.4.3. Những vấn đề rút ra từ các mô hình BHYT tự nguyện nhân dân

Do yếu tố địa lý, tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, có nhiều huyện đƣợc hƣởng chính sách 135 của chính phủ và với số đông đồng bào dân tộc thiểu số sống tại các huyện vùng sâu vùng xã đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ thẻ BHYT miễn phí. Do vậy, diện mua BHYT tự nguyện nhân dân là không nhiều so với một số tỉnh thành phố khác. Ngoài đối tƣợng bắt buộc và đối tƣợng đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ đóng thì tỷ lệ đối tƣợng tham gia BHYT tự

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện Võ Nhai (Trang 45 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)