Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Võ Nhai

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện Võ Nhai (Trang 65 - 67)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Võ Nhai

- Đặc điểm tự nhiên

+ Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, có giới hạn địa lí 105017 - 106017 đông, 21036 - 212056 vĩ bắc; phía đông giáp huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn); phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lƣơng (tỉnh Thái Nguyên); phía Nam giáp huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) và huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang); phía Bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn). Diện tích tự nhiên của Võ Nhai là 845,1 km2. Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm trên 561,27km, đất nông nghiệp 77,24km2, đất nuôi trồng thủy sản 1,55km, đất phi nông nghiệp 22,13km2 và đất chƣa sử dụng 182,92km2. Địa hình Võ Nhai khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi, hình thành 3 vùng rõ rệt:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vùng núi cao, gồm 6 xã: Nghinh Tƣờng, Sảng Mộc, Thƣợng Nung, Cúc Đƣờng, Thần Sa, Vũ Chấn. Nơi đây có khối núi đá vôi Thƣợng Nung đồ sộ nhất tỉnh Thái Nguyên, rộng tới 300 km2, độ cao từ 500 đến 600 mét, kéo dài từ Thần Sa qua Nghinh Tƣờng, đến Liêm Thuỷ (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Cạn). - Vùng thấp, gồm 3 xã La Hiên, Lâu Thƣợng, Phú Thƣợng và thị trấn Đình Cả, có địa hình tƣƣơng đối bằng phẳng, đƣợc tạo nên bởi những thung lũng chạy dọc theo Quốc lộ 1B, hai bên là hai dãy núi cao có độ dốc lớn.

+ Vùng gò đồi, gồm 5 xã: Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Bình Long và Phƣơng Giao, có nhiều đồi đất hình bát úp, bị chia cắt bởi các dòng sông, khe suối và xen lẫn núi đá vôi.

Khí hậu Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ, nhƣng có phần khắc nghiệt hơn. Trƣớc đây, Võ Nhai nổi tiếng là nơi rừng thiêng nƣớc độc. Sách Đồng Khánh địa chí, viết: “Trong huyện rừng núi liên tiếp, khí núi nặng nề. Khí trời nhiều lạnh rét. Khí đất ẩm thấp. Cuối xuân trời vẫn còn lạnh, mùa hè thì chỉ hơi nóng, đầu thu đã bắt đầu lạnh, đến mùa đông thì rét đậm”

- Tình hình kinh tế - xã hội

Tiềm năng kinh tế: Võ Nhai có các loại đất phù sa (1.816 ha, chiếm 2,15% diện tích); đất đen (935 ha chiếm 1,11% diện tích); đất xám bạc màu (63.917,7 ha chiếm 75,63% diện tích); các loại đất khác (11.070,4 ha chiếm 16,65% diện tích). Đất đai ở Võ Nhai phù hợp với nhiệu loại cây trồng nhƣ: ngô, đỗ tƣơng, thuốc lá, mía, lạc, chè…Trên địa bàn Võ Nhai có sông Nghinh Tƣờng, sông Dong và nhiều khe, suối nhỏ chảy qua.

Văn hoá, xã hội: Võ Nhai có 15 đơn vị hành chính gồm thị trấn Đình Cả và 14 xã: Sáng Mộc, Nghinh Tƣờng, Thần Sa, Thƣợng Nung, Vũ Chấn, Cúc Đƣờng, La Hiên, Lâu Thƣợng, Phú Thƣợng, Tràng Xá, Liên Minh, Phƣơng Giao, Liên Minh và Dân Tiến. Võ Nhai là địa bàn sinh sống của 8 dân tộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhƣ: Kinh (34,17%); Tày (29,88%); Nùng (14,52%); Dao (12,63%); Các dân tộc H’Mông, Cao Lan, Hoa chiếm 8,7%.Ngƣời Cao Lan (Sán Chay, Sán Chí) sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng nƣớc, làm nƣơng, trồng rừng.

Mục tiêu:Võ Nhai phấn đấu đến năm 2020, đạt mục tiêu tăng trƣởng kinh tế bình quân khoảng 9,5%/năm; sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt khoảng 35.000 tấn; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 10% năm; phủ xanh toàn bộ diện tích đất trống, đồi núi trọc; 95% dân số đƣợc sử dụng điện; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dƣới 10%.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện Võ Nhai (Trang 65 - 67)