KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng (Trang 93 - 97)

- Giải thích kết quả đánh giá

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1- KẾT LUẬN:

Nghị quyết Trung ương 2-khoá VIII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân. Đảng và Nhà nước cần tập trung mọi cố gắng giành ưu tiên cao nhất cho phát triển Giáo dục - Đào tạo… Các cấp uỷ Đảng và mỗi đảng viên phải quán triệt sâu sắc quan điểm cơ bản này trong mọi lĩnh vực hoạt động. Các tổ chức Đảng phải coi đây là hoạt động thường xuyên trong hoạt động của mình”.

Quan điểm đó thể hiện tính tư tưởng sâu sắc về mọi mặt của hoạt động giáo dục, nó vừa là tư tưởng chiến lược, vừa là nhiệm vụ cụ thể phù hợp với tính chất của giai đoạn phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hiện nay, điều đó đòi hỏi người hiệu trưởng trường THPT (người quản lý) cần phải xây dựng cho bản thân phong cách quản lý thích ứng, phù hợp với yêu cầu phát triển của giáo dục - đào tạo. Đây cũng chính là một quá trình vận động liên tục, không ngừng đòi hỏi người hiệu trưởng luôn sáng tạo, biết tiếp nhận các luồng thông tin và xử lý thông tin một cách linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ và có hiệu quả. Mặc dù còn những vấn đề bất cập, tuy nhiên quá trình vận động để quy luật này phát triển trước hết tuỳ thuộc vào nhận thức và hành động cụ thể của chính bản thân người hiệu trưởng (người quản lý trực tiếp trong nhà trường). Khi người hiệu trưởng đã có nhận thức đúng và hành động cụ thể mới trở thành nhà cách tân giáo dục, họ mới nhận thấy luôn phải đương đầu với những thách thức mới, họ phải thực hiện thiên chức của mình trong điều kiện biển đổi, và như vậy họ phải có tư tưởng đổi mới hoạt động sư phạm và những hoạt động quản lý của chính mình nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, hiệu quả đào tạo và hiệu suất công tác.

Tại bất cứ quốc gia nào, ngày nay, dạy học được coi là một nghề. Ngay từ ngày mở nước, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta. Trong những năm đầu của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, Đảng ta đã đặc biệt quan tâm đến giáo giới, với bài phát biểu nổi tiếng của cố Tổng bí thư Lê Duẩn tại Đại học sư phạm Hà Nội năm 1962 “Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”. Trong xã hội phân công lao động sâu sắc

như hiện nay, dạy học là một nghề. Giáo viên là những người dạy học chuyên nghiệp. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo viên đã được thể chế hoá trong Luật Giáo dục. Như vậy, tính chuyên nghiệp, tính nhà nghề của cán bộ quản lý giáo dục (người hiệu trưởng) là một đòi hỏi tất yếu để có thể quản lý những nhà giáo chuyên nghiệp. Vấn đề đặt ra là: làm thế nào để cán bộ quản lý giáo dục quản lý những nhà giáo chuyên nghiệp đạt hiệu quả tối ưu? Điều đó không thể không động chạm đến chất khoa học và tính nghệ thuật trong quản lý giáo dục của nghề quản lý giáo dục. Đây chính là phong cách quản lý dân chủ của người hiệu trưởng mà chúng ta đã đề cập đến trong đề tài.

Trong những năm gần đây, hiệu trưởng các trường THPT ở thành phố Hải Phòng đã từng bước tiếp cận với phong cách quản lý dân chủ, xây dựng được bầu không khí làm việc tự giác, dân chủ, thực sự là dân biết – dân bàn – dân làm – dân kiểm tra, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo về mọi mặt, đường lối đổi mới của Đảng về giáo dục đã giành được nhiều thành tựu đáng kể, trực tiếp là động lực thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước trong ngành, làm cho diện mạo giáo dục của thành phố ngày một phát triển và ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình tăng trưởng kinh tế - xã hội của thành phố những năm gần đây.

Tuy vậy, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Giáo dục - Đào tạo, để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược: xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2020 trở thành thành phố công nghiệp, văn minh và hiện đạ i. Xây dựng phong cách quản lý dân chủ phải được thấm nhuần trong tư tưởng quản lý của các hiệu trưởng nói chung, hiệu trưởng trường THPT nói riêng, đặc biệt đang trong giai đoạn phổ cập trung học và nghề thì phong cách đó

phải được chuyển hoá thành hành động và việc làm thiết thực trong mỗi người quản lý (người hiệu trưởng).

Trên nền tảng vững chắc của thành tựu 49 năm xây dựng và phát triển nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở thành phố Hải Phòng, đồng thời với những định hướng, mục tiêu tổng quát trong chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo Hải Phòng đến năm 2010, hiệu trưởng là người quyết định mọi hoạt động của nhà trường, xây dựng phong cách quản lý dân chủ của hiệu trưởng trường Trung học phổ thông là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên những thành công của mỗi nhà trường nói riêng, của Giáo dục - Đào tạo Hải Phòng nói chung trong những chặng đường tiếp theo.

Thực tiễn của một chặng đường gần nửa thế kỷ, Giáo dục - Đào tạo Hải Phòng liên tục giành được những thành tích đáng ghi nhớ, xứng đáng với những phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng: 3 lần đón nhận Huân chương lao động, nhiều Cờ và Bằng khen của Chính phủ; năm 2000 được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương độc lập hạng Ba, 5 năm liền, từ năm học 1997 - 1998, được Bộ Giáo dục - Đào tạo tặng Cờ “Đơn vị dẫn đầu” phong trào giáo dục cả nước. Đó là kết quả của phong trào toàn diện, trong đó không thể phủ nhận sự đóng góp tích cực và hiệu quả của mỗi nhà trường mà trong đó phải kể đến hoạt động quản lý của người hiệu trưởng.

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường với những tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, Đảng ta đã xác định “Giáo dục - Đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”, “Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”. Vì vậy, để thực hiện vấn

đề chiến lược và có tính quyết định đối với sự phát triển của Giáo dục - Đào tạo trong mỗi nhà trường thì trước tiên người hiệu trưởng phải có phong cách quản lý dân chủ để thuyết phục, lôi cuốn được mọi tầng lớp trong xã hội cùng tham gia.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng (Trang 93 - 97)