Phong cách quản lý và phong cách lãnh đạo của hiệu trƣởng trƣờng THPT

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng (Trang 29 - 31)

- Quản lý trƣờng học

1.2.3. Phong cách quản lý và phong cách lãnh đạo của hiệu trƣởng trƣờng THPT

THPT

Phong cách quản lý của hiệu trưởng là toàn bộ phương pháp, cách thức và một số nguyên tắc tiêu biểu và ổn định mà một cán bộ quản lý thường dùng trong hoạt động quản lý một nhà trường.

Khi xét nội hàm của phong cách làm việc cũng như phong cách quản lý ta đề cập đến cả người thừa hành và người quản lý, còn phong cách lãnh đạo có liên quan ưu tiên đến người thừa hành khi bản thân họ là chủ thể quản lý và lãnh đạo.

Phong cách lãnh đạo được thể hiện trong hoạt động hàng ngày của người lãnh đạo và bộ máy quản lý mà người đó điều hành, trong đó mục tiêu của tổ chức sẽ đạt được bằng cách nào, dựa vào những phương tiện, phương pháp – thủ thuật và đặc trưng nào ?

Phát hiện những nét đặc trưng của phong cách có nghĩa là chỉ ra những phương hướng chủ yếu trong hoạt động của người lãnh đạo và những phương

pháp, hình thức, phương tiện này mà không phải là những cái khác có thể sử dụng hợp lý nhất để giải quyết nhiệm vụ lãnh đạo trong tổ chức đó.

Cũng như bất cứ hiện tượng xã hội nào, phong cách của hoạt động quản lý không phải là cái gì đó khép kín. Cần xem xét phong cách một cách biện chứng, như là một quá trình phát triển dưới sự tác động của những điều kiện chủ quan và khách quan mới.

Phong cách lãnh đạo của cơ quan lãnh đạo và người lãnh đạo nhất định được đặc trưng bằng một hệ thống các phương pháp, phương thức mà họ sử dụng trong hoạt động lãnh đạo của mình.

Hiểu phong cách lãnh đạo như trên chưa đầy đủ, chưa tính đến đặc điểm tâm sinh lý tiêu biểu và ổn định của người lãnh đạo và cấp lãnh đạo. Ta có thể hiểu khái niệm phong cách lãnh đạo như sau :

Phong cách lãnh đạo là toàn bộ phương pháp, cách thức và một số nguyên tắc tiêu biểu và ổn định mà một cán bộ lãnh đạo thường dùng trong hoạt động lãnh đạo.

Lao động của người lãnh đạo mang một số đặc điểm sau :

- Lao động của người lãnh đạo không trực tiếp tạo ra sản phẩm song không có nó thì lao động của mỗi con người không đem lại kết quả mong muốn.

- Lao động của người lãnh đạo mang tính chủ động sáng tạo cao

- Lao động của người lãnh đạo có quyền ra quyết định và phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình – chịu gánh nặng tinh thần, tâm lý ảnh hưởng đến thần kinh sức khoẻ của người lãnh đạo

Lao động của người lãnh đạo cũng mang một ý nghĩa nhất định. Người lãnh đạo là cầu nối giữa cán bộ quản lý cấp trên với cơ quan do mình đứng đầu.

Người lãnh đạo mang sứ mệnh quyền hạn của nhà nước, người lãnh đạo là đại diện cho cơ quan nhà nước do mình đứng đầu (đây là ý nghĩa chính trị). Lao động của người lãnh đạo có ý nghĩa giáo dục đối với người cán bộ, nhân viên trong cơ quan, trong tổ chức.

Từ nhứng phân tích trên, chúng tôi quan niệm:

Phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng là toàn bộ phương pháp, cách thức và một số nguyên tắc tiêu biểu và ổn định mà một cán bộ lãnh đạo thường dùng trong hoạt động lãnh đạo một nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)