Dân số và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng (Trang 44 - 46)

- Phong cách quản lý của hiệu trưởng ở mức độ đáng kể, do phong cách thống trị trong việc quản lý đất nước quyết định Điều này quy định phong cách,

2.1.2.Dân số và nguồn nhân lực

Theo tổng điều tra dân số 1999, dân số Hải Phòng là 1.672.425 người, trong đó dân số thành thị chiếm 34,1%, mật độ dân số là 1.105 người/km2. Về cơ cấu tuổi: có 29,4% dân số từ 0 -14 tuổi và 7% dân số từ 65 tuổi trở lên. Tỷ lệ người phụ thuộc là 57,3%. Tỷ lệ tăng dân số năm 1995 là 1,56%, năm 2000 là 1,15%. Tốc độ tăng dân số của Hải Phòng hiện nay là 1% hàng năm và chịu tác động mạnh của tăng dân số cơ học do luồng di chuyển dân số từ các tỉnh lân cận. Năm 2000, dân số Hải Phòng là 1.701.200 người. Trong đó, 34,4% dân số thành thị (585. 800 người) và 65,6% sống ở nông thôn (1.115.400 người). Dân số nông nghiệp là 967.700 người.

Hiện nay tổng số lao động của thành phố là 892.000 người, trong đó ở nông thôn chiếm 63% và ở nội thành chiếm 37%. Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 812.300 người, chiếm 91,1%. Hơn 50% tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Là thành phố có trên 100 năm phát triển Cảng và làm công nghiệp đã hình thành một đội ngũ lao động công nghiệp-xây dựng, dịch vụ gồm 41 vạn người chiếm 50,5 % tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân; lao động kỹ thuật chiếm 23,3% số người lao động; số lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 4,23 vạn người, chiếm 5,23%. Song vấn đề tồn tại của Hải Phòng là thiếu lực lượng kỹ thuật lành nghề và các nhà doanh nghiệp giỏi. Đào tạo chưa bắt kịp quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Chất lượng nhân lực của thành phố dược thể hiện như bảng 2.1

Trình độ học vấn Tổng số % so với LĐVL Tổng số % so với LĐVL Toàn thành phố 874.546 100,0 891199 100,00 Chưa biết chữ 6.312 0,7 5149 0,58

Chưa tốt nghiệp tiểu học

54.647 6,3 51957 5,83

Tốt nghiệp cấp Tiểu học 168.783 19,3 168857 18,95 Tốt nghiệp cấp THCS 406.842 46,5 409649 45,97

Bảng 2.1: Trình độ học vấn lực lƣợng lao động Hải Phòng 1998- 2001 2.1.3. Các đặc điểm kinh tế - xã hội

Thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 1990-2000, thành phố Hải Phòng đã có bước phát triển khá và khởi sắc. Từ sau năm 1992, nhịp độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt ở mức cao so với cả nước, bình quân cả thời kỳ 1991- 2000 ước đạt khoảng 10,30%. Năm 2000, thu nhập bình quân đầu người đạt 641,2 USD/người/năm (riêng đô thị đạt 1206 USD/người/năm), tăng 1,37 lần so với năm 1990. Thực hiện đường lối đổi mới, với sự thu hút có kết quả đầu tư nước ngoài thời kỳ 1991-1995, Hải Phòng đã đạt được nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao ở mức 12,1%. Số hộ đói nghèo từ 18% năm 1995 giảm còn 5,8% năm 2000.

Hải Phòng là địa phương có chỉ số phát triển giáo dục và chỉ số tuổi thọ khá cao. Về chỉ số giáo dục, Hải Phòng chỉ đứng sau Hà Nội và Đà Nẵng. Tuy nhiên, do chỉ số GDP và chỉ số tuổi thọ thấp hơn so với 5 thành phố trên nên đã ảnh hưởng tới thứ hạng của Hải Phòng trong bảng xếp hạng chỉ số phát triển con người Việt Nam năm 2001.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng (Trang 44 - 46)