Định hƣớng sự rèn luyện của Hiệu trƣởng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng (Trang 81 - 85)

- Giải thích kết quả đánh giá

3.2.3.Định hƣớng sự rèn luyện của Hiệu trƣởng

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc đổi mới này đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ quản lý có phong cách làm việc phù hợp, đáp ứng yêu cầu của cơ chế mới. Đại hội VIII của Đảng khẳng định đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bản thân hoạt động quản lý cũng phải được hiện đại hoá. Thực tế cho thấy nhiều cán bộ quản lý hiện nay đã cố gắng học tập, rèn luyện. Họ thực sự là những người có trình độ chuyên môn cao, phong cách làm việc khoa học , biết lắng nghe và phát huy sức mạnh của quần chúng , nêu cao đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, chỉ đạo và thực hiện công việc có hiệu quả, tạo được niềm tin yêu cho cấp dưới và quần chúng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn mxột số cán bộ có chức quyền, có những biểu hiện hư hỏng, sa sút phẩm chất, sống xa dân, vô trách nhiệm với dân, thậm chí trù đập, ức hiếp dân, lợi dụng chức quyền để tự tư, tự lợi, tham nhũng dưới nhiều hình thức tinh vi, xảo quyệt, gây thiệt hại lớn cho công quỹ và tài sản nhà nước, xâm phạm đến lợi ích của quần chúng, gây mất

lòng tin với Đảng và Nhà nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã khẳng định : Phải tíêp tục xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực và hiệu quả, bài trừ quan liêu, tham nhũng, luôn giữ vững và phát huy bản chất cách mạng và khoa học của một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Muốn vậy, người cán bộ quản lý phải đổi mới phong cách, cải tiến lề lối làm việc, phải thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về cán bộ, về phong cách quản lý.

Đối với hiệu trưởng nói chung, hiệu trưởng trường THPT nói riêng – là người cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường cũng phải xây dựng phong cách làm việc phù hợp, đáp ứng yêu cầu của cơ chế mới hiện nay. Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa không dễ dàng gì, đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý - mỗi hiệu trưởng cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện, cụ thể :

+ Phát huy quyền làm chủ tập thể của CBGV-CNV trong nhà trường, đảm bảo cho CBGV-CNV có quyền hạn và nghvĩa vụ “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

+ Đi sâu, đi sát để hiểu tình hình, lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và có các biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước, theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao của hiệu trưởng. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của hiệu trưởng thì phải thông báo cho cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường để biết và báo cáo lên cấp trên.

+ Chấm dứt lối làm việc hành chính quan liêu, giải quyết công việc chậm chạp, phô trương, hình thức, loại bỏ những thủ tục hành chính phiền hà, tốn kém. Gương mẫu đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện không dân chủ trong nhà trường, như cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù đập giấu giếm, bưng bít, làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác.

+ Xây dựng tác phong làm việc khoa học, nâng cao trình độ kiến thức và năng lực quản lý, làm việc phải có kế hoạch cụ thể, phân phối nhân lực và vật lực một cách hợp lý, đẩy mạnh việc kiểm tra thực hiện công việc nghiên cứu, rít kinh nghiệm để áp dụng cho những việc sau.

+ Hợp tác đầy đủ và toàn diện với người dưới quyền để đảm bảo chắc chắn rằng người dưới quyền sẽ làm việc theo những phương pháp đúng đắn.

+ Gắn lý luận với thực tiễn, lới nói đi đôi với việc làm, tạo niềm tin cho quần chúng và là tấm gương cho quần chúng noi theo.

+ Nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng, thực hiện “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, khắc phục chủ nghĩa cá nhân, đẩy mạnh công cuộc đấu tranh chống tham nhũng và tiêu xài hoang phí, kiên quyết laọi bỏ các phần tử thoái hoá, biến chất, làm trong sạch đội ngũ cán bộ quản lý.

Nội dung rèn luyện của hiệu trưởng nhằm hình thành các phương pháp quản lý dân chủ trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý và định hình các cách thực thực thi công việc một cách dân chủ. Vì vậy, hiệu trưởng còn phải rèn luyện các kĩ năng quản lý của phương pháp quản lý dân chủ.

Trong quá trình rèn luyện hoàn thiện cho mình phong cách quản lý dân chủ người hiệu trưởng cần thực hiện tốt 4 chức năng của quản lý, biết tiếp nhận và xử lý các thông tin theo hình 3.1 sau đây:

Kế hoạch hoá Dân chủ trong xác định mục tiêu và quy định cách thức tốt nhất để đạt được mục tiêu Kiểm tra Đánh giá và điều phối các hoạt động nhằm đạt mục tiêu Tổ chưc Sắp xếp và phân phối nguồn lực để hiện thực hoá các mục tiêu đề ra Chỉ đạo

Ảnh hưởng đến hành vi, thái độ người khác nhằm đạt tới

Hình 3.1: Các chức năng quản lý đƣợc thực hiện theo phong cách dân chủ

Để hoạt động lãnh đạo thành công, hiệu trưởng cũng luôn chú ý rèn luyện bản thân theo 5 kỹ năng :

+ Uỷ quyền : chia xẻ quyền ra quyết định và quyền kiểm soát cho cấp dưới, phát huy được những năng lực tiềm tàng của cấp dưới, khuyến khích cộng sự làm việc tốt hơn.

+ Khả năng trực giác : Nhạy bén khi đánh giá một tình huống, tiên đoán những thay đổi sẽ xảy ra, những rủi ro có thể gặp phải và thiết lập lòng tin.

+ Khả năng tự hiểu mình : có như thế mới thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, dám nhìn thẳng vào sự thật để tự điều chỉnh và lãnh đạo nhà trường phát triển.

+ Khả năng nhìn xa trông rộng : Thấy được tương lai của nhà trường, để hướng tới những chiến lược cụ thể, hiện thực nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.

+ Khả năng điều hoà : Để duy trì được công việc của nhà trường, đồng thời tránh được những xung đột có thể xảy ra giữa hiệu trưởng với các cộng sự hay giữa các công sự với nhau.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng (Trang 81 - 85)