ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THPT VÀ PHONG CÁCH QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG THPT

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng (Trang 66 - 69)

- Kết quả theo mẫu

2.4.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THPT VÀ PHONG CÁCH QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG THPT

QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG THPT

2.4.1. Mặt mạnh

- Quy mô giáo dục đào tạo ổn định và phát triển phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội theo từng vùng, miền trong thành phố. Mạng lưới trường lớp phủ kín các quận, huyện, thị xã trong thành phố và bao gồm nhiều loại hình trường học (công lập, bán công, dân lập, tư thục) đáp ứng ngày càng tốt

hơn nhu cầu học tập của thanh thiếu niên kể cả vùng xa xôi, khó khăn, miền núi, hải đảo.

- Chất lượng, hiệu quả giáo dục cấp THPT luôn ở mức cao so với mặt bằng chung của cả nước. Mục tiêu giáo dục xã hội chủ nghĩa luôn được giữ vững. Hàng năm số lượng giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế đều tăng và là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu toàn quốc.

- Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, được chuẩn hoá nhanh và ngày càng nâng cao về chất lượng. Cơ sở vật chất trường học ngày càng được tăng cường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng được tăng lên hàng năm.

- Trình độ quản lý của hiệu trưởng ngày càng được nâng cao, tính đến hết năm 2003 có 8/55 hiệu trưởng THPT (chiếm tỷ lệ 15%) đã hoàn thành chương cao học quản lý giáo dục.

2.4.2. Mặt yếu

- Trong số trường quốc lập có những trường qui mô lớp/ trường quá lớn, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Ở ngoại thành, tỉ lệ học sinh vào học THPT chưa cao do các tổ chức, cá nhân chưa mạnh dạn mở các loại hình trường ngoài công lập.

- Chất lượng văn hoá và đạo đức của học sinh THPT có chuyển biến lớn song chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Về trình độ văn hoá thì khả năng thực hành của học sinh còn yếu, các kiến thức khoa học còn xa rời thực tế, ý thức trách nhiệm của học sinh chưa cao, khả năng tự học yếu.

- Chất lượng dạy nghề chưa cao, việc hướng nghiệp cho học sinh còn lúng túng, tính thiết thực trong dạy nghề phổ thông còn thấp.

- Một bộ phận không nhỏ học sinh ở các trường ngoài công lập yếu về kiến thức cơ bản. Việc học ngoại ngữ ở các trường chưa thiết thực, chất lượng thấp. Số học sinh học tiếng Anh vẫn chiếm tỷ lệ quá lớn trong nhà trường. Các tiếng Nga, Pháp, Trung, Nhật... còn quá ít học sinh theo học do chưa có giáo viên hoặc chưa tổ chức dạy trong các trường THPT.

- Giảng dạy còn thiên về lý thuyết, ít gắn với cuộc sống, học chưa đi đôi với hành, thiếu liên thông giữa các cấp học, bậc học, loại hình đào tạo. Phương pháp dạy học còn lạc hậu, thiên về truyền thụ một chiều, ít phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.

- Việc dạy các môn khoa học xã hội nhân văn, các môn khoa học Mác - Lênin cũng như công tác giáo dục tư tưởng chính trị, tư tưởng đạo đức và nhân cách cho học sinh chưa được quan tâm đầy đủ, hiệu quả thấp.

- Giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ còn nặng về hình thức, ở một số nội dung chưa có điều kiện thực hành nên ảnh hưởng đến mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Tâm lý khoa cử còn nặng nề; các kỳ thi còn căng thẳng, tốn kém dễ làm phát sinh tiêu cực.

- Quy mô giáo dục tăng nhanh nhưng chưa khắc phục được tình trạng phát triển không đồng đều; Còn nhiều bất cập trong cơ cấu xã hội; cơ cấu vùng miền và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

- Tỷ lệ giáo viên đạt tiêu chuẩn đào tạo của cấp học tăng lên nhưng trình độ tin học, Ngoại ngữ của đa số giáo viên còn yếu, phương pháp giảng dạy còn lạc hậu, chậm đổi mới. Chất lượng đội ngũ giáo viên ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và vùng núi, hải đảo còn yếu, không đồng đều.

- Mặc dù có nhiều cố gắng, cơ sở vật chất có được cải thiện nhưng nhìn chung Giáo dục THPT Hải Phòng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, chuẩn hoá và hiện đại hoá nhà trường. Đặc biệt các trường vùng sâu, vùng xa, vùng có

nhiều khó khăn, một số trường dân lập, tư thục cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn nghèo nàn lạc hậu.

- Công tác quản lý giáo dục còn những yếu kém bất cập.

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Giáo dục, công văn hành chính chưa đồng bộ, còn chồng chéo, hiệu quả thực thi chưa cao.

- Cơ chế quản lý chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới; một số cán bộ quản lý giáo dục THPT yếu về năng lực, còn có tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ít được cập nhật kiến thức mới về quản lý giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng (Trang 66 - 69)