Biện pháp về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng (Trang 87 - 89)

- Giải thích kết quả đánh giá

3.2.5.Biện pháp về cơ chế, chính sách

Trước những thách thức của quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường Đảng và Nhà nước đã có những chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đối với Hải Phòng, ngày 5 tháng 8 năm 2003, Bộ Chính trị ra nghị quyết số 32 -NQ/TW về

“Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố trong khoảng thời gian dài 20 năm, để Hải Phòng là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại trước nă m 2020. Trong Nghị quyết đã nêu : “Công tác cán bộ, củng cố và kiện toàn tổ chức, bộ máy chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tình trạng hẫng hụt cán bộ vẫn còn diến ra ở một số cấp, ngành và nhất là cấp cơ sở, cải cách hành chính chưa mạnh, công tác chống tham nhũng, tiêu cực hiệu quả chưa cao”. Để triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngày 11 tháng 10 năm 2003 Thành uỷ Hải Phòng đã ra Chỉ thị số 11-CT/TU và Kế hoạch số 35-KH/TU ra ngày 10/10/2003 về việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 32-NQ/TW của Bộ Chính trị “về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Trong kế hoạch số 35-KH/TU đã tập trung phân công chỉ đạo 18 chuyên đề trọng tâm then chốt chủ yếu, trong đó chuyên đề 12 đề cập đến giáo dục - đào tạo : “Xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm giáo dục và y tế của vùng Duyên hải Bắc Bộ, một trong những trung tâm thể thao mạnh của cả nước”. Điều đó đòi hỏi người hiệu trưởng phải xây dựng cho mình một phong cách quản lý dân chủ, khoa học. Muốn thế, về mặt khách quan cần phải có cơ chế, chính sách phù hợp để hiệu trưởng chủ động phát huy khả năng của mình, cụ thể:

+ Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận, do đó hiệu trưởng cũng phải được tham gia trong việc tuyển chọn nhân lực.

+ Được chủ động trong việc lập kế hoạch, quy định nền nếp sinh hoạt chuyên môn, tổ chức hội họp đúng định kỳ.

+ Được chủ động trong công tác tài chính, huy động xã hội hoá giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường, góp phần nâng cao đời sống giáo viên, ổn định đội ngũ và nâng cao chất lượng dạy – học, phát huy tính tích cực của thầy – trò.

+ Kinh phí thu từ các hoạt động dịch vụ trong nhà trường như: trôn g giữ xe đạp, mở dịch vụ căng tin, điện thoại, cho thuê phòng học ban đêm hoặc ngày nghỉ… Các nguồn thu trên thường nằm ngoài ngân sách và có thể do tổ chức Công đoàn quản lý nhằm chi tiêu vào việc thăm hỏi động viên cán bộ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, chi khen thưởng, lễ tết, tham quan du lịch…

+ Toàn bộ nguồn kinh phí thu từ đóng góp của xã hội đều phải được quản lý bằng quy chế do thành phố, địa phương hay Hội đồng giáo dục nhà trường quy định, trên cơ sở đảm bảo tính công khai, dân chủ, minh bạch v à đúng pháp luật.

+ Trách nhiệm của Sở Giáo dục - Đào tạo là tham mưu và trực tiếp ban hành các văn bản quy định về việc thu chi, thường xuyên thanh tra, kiểm tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vi phạm nhằm phát huy tối đa hiệu quả của nguồn lực tài chính từ xã hội hoá giáo dục vào việc nâng cao chất lượng và phát triển giáo dục ở mỗi nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng (Trang 87 - 89)