Tổ chức các hoạt động trong nhà trƣờng theo tinh thần dân chủ hoá

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng (Trang 85 - 87)

- Giải thích kết quả đánh giá

3.2.4.Tổ chức các hoạt động trong nhà trƣờng theo tinh thần dân chủ hoá

Cuộc vận động dân chủ hoá trường học đã được triển khai trong các nhà trường nhưng chưa thực sự tạo chuyển biến sâu sắc trong quan hệ, hoạt động của nhà trường và chưa tạo ra phong cách quản lý dân chủ của hiệu trưởng. Có thực tế này bởi cuộc vận động được thực hiện ở nhiều trtường mang tính hình thức và phong trào.

Để xây dựng phong cách quản lý dân chủ của hiệu trưởng các trường THPT trước hết phải thực hiện dân chủ hoá trong nhà trường một cách nghiêm túc và khoa học.

Dân chủ hoá là tạo cơ hội để mọi người được tham gia vào các lĩnh vực hoạt động của giáo dục. Tăng cường chỉ đạo thực hiện dân chủ hoá trong giáo dục ở hệ thống trường trung học phổ thông thể hiện bằng một số biện pháp cụ thể:

- Quán triệt sâu sắc Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 8/9/1998 của Chính phủ, đặc biệt là Quyết định 04/2000/QĐ-BGD & ĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, làm cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Dân chủ nghĩa là thực hiện tốt nhất phương châm mà Luật giáo dục đã quy định “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, phát huy tính tích cực, tự giác của mọi người trong quá trình quản lý và thực hiện nhiệm vụ, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công. Dân chủ đồng thời phải đảm bảo tính nguyên tắc, đó là sự lãnh đạo của Đảng đối với trách nhiệm của chính quyền và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể - xã hội. Dân chủ phải gắn với kỷ cương, phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật, quyền phải đi với nghĩa vụ và trách nhiệm.

- Chỉ đạo thống nhất việc tổ chức hội nghị cán bộ công chức hàng năm

Hội nghị cán bộ công chức hàng năm ở các nhà trường là một trong những hoạt động trọng tâm để thực hiện dân chủ. Thông qua hội nghị cán bộ công chức, các nhà trường thực hiện một số quy định của ngành.

+ Thực hiện 5 công khai: Công khai kế hoạch.

Công khai phân công nhiệm vụ của giáo viên và đánh giá học sinh. Công khai thu chi tài chính.

Công khai thực hiện chế độ chính sách. Công khai thi đua khen thưởng.

+ Xây dựng quy chế làm việc của cơ quan, bao gồm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá nhân, quy định về thực hiện kỷ luật lao động về thưởng phạt, khiếu kiện…

+ Xây dựng quy chế phối kết hợp giữa chính quyền với công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường theo tinh thần Nghị định 133/CP của Chính phủ và Thông tư 12/LT-BGD-ĐT & CĐGD VN của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

+ Thực hiện việc đánh giá, tổng kết quá trình triển khai Quyết định 04 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về quy chế dân chủ trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng (Trang 85 - 87)