KHUYẾN NGHỊ:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng (Trang 97 - 98)

- Giải thích kết quả đánh giá

2-KHUYẾN NGHỊ:

Xây dựng phong cách quản lý dân chủ là yếu tố nội tại, chủ quan, nghĩa là nó phụ thuộc vào chính người quản lý. Bên cạnh đó có những tác động của nhiều mối quan hệ và của cả hành lang pháp lý. Vì vậy trong quá trình hoạt động người hiệu trưởng cần lưu ý một số vấn đề :

- Trong hoạt động quản lý nếu người hiệu trưởng cho rằng ra lệnh là một yêu cầu quan trọng thì thật lạc hậu với thời đại, vì như thế mới chỉ có dòng thông tin một chiều : từ trên xuống, trong khi đó dòng thông tin ngược từ dưới lên mới là dòng thông tin quan trọng giúp cho người quản lý (người hiệu trưởng) có phản hồi đúng và mới có được quyết định đúng đắn. Vì vậy người hiệu trưởng phải biết lắng nghe, bình tĩnh, linh hoạt, nhạy bén trong việc cập nhật và xử lý thông tin, xem xét vấn đề dưới nhiều khía cạnh, nhiều chiều để có quyết định đúng đắn.

- Phải biết rèn luyện cho mình phong cách xừ lý các xung đột tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể. Khi gặp phải tình trạng khẩn cấp phải hành động cương quyết khẩn trương và quyết đoán cao. Khi vấn đề là quan trọng hơn đối với người khác hay người dưới quyền so với mình mà người ta đã nhận ra là sai người hiệu trưởng phải sử dụng phong cách dàn xếp ổn thoả…

Từ những vấn đề nêu trên, đã đến lúc phải xác định lại : để phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo trong mỗi nhà trường, người cán bộ quản lý

(người hiệu trưởng) phải xây dựng cho mình phong cách quản lý dân chủ để đưa sự nghiệp giáo dục phát triển kịp với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng (Trang 97 - 98)