tạo nghề cả về qui mô, cơ cấu và cả chất lượng đào tạo nghề.
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tác động đến tất cả các mặt đời sống xã hội của đất nước, trong đó có hoạt động đào tạo nghề. Toàn cầu hóa và hội nhập đòi hỏi chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam phải được nâng lên để sản phẩm tạo ra đáp ứng yêu cầu của thị trường, của khu vực và thế giới, đồng thời nó cũng tạo cơ hội cho đào tạo nghề Việt Nam nhanh chóng tiếp cận trình độ tiên tiến.
Phát triển khoa học, công nghệ yêu cầu người lao động phải nắm bắt kịp thời và thường xuyên học tập để làm chủ công nghệ mới, khoa học công nghệ, trong đó có khoa học công nghệ về giáo dục đào tạo phát triển tạo điểu kiện để đổi mới phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.
Kinh tế xã hội phát triển làm cho nhận thức của xã hội và công chúng về việc dạy nghề, học nghề và vai trò của lao động có kỹ năng nghề thay đổi cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trong các trường dạy nghề; nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề tăng lên là điều kiện vật chất để cải thiện chất lượng đào tạo; thị trường lao động phát triển và hoàn thiện tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng.
Yêu cầu thị trƣờng lao động.
Quy luật cung – cầu trong thị trường lao động đòi hỏi phải gắn đào tạo với nhu cầu lao động trên thị trường lao động nhằm đáp ứng các yêu cầu về số lượng, về cơ cấu trình độ, ngành nghề, vùng miền của lao động. Phát triển nền kinh tế thị trường có tác động rất mạnh đến cơ cầu việc làm và khiến nó luôn biến động, thay đổi. Mọi thông tin về sự thay đổi của lao động đều phải được nhận biết, phân tích, xem xét và điều chỉnh trong đào tạo nhân lực. Đó là sự thay đổi căn bản nhất ở giáo dục nghề nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường so với nền kinh tế truyền thống.
Theo Quy luật cạnh tranh các yêu cầu lao động nghề nghiệp phải tuân theo quy luật cạch tranh để tồn tại và phát triển, nhưng phải cạnh tranh một
cách lành mạnh thông qua việc đào tạo có chất lượng, có vậy cạnh tranh mới là động lực cho sự phát triển.
Quy luật giá trị trong thị trường lao động buộc giáo dục nghề nghiệp phải lấy chất lượng đào tạo là sự sống còn. Chính tính linh hoạt và thích ứng của thị trường lao động đặt ra cho giáo dục nghề nghiệp một mặt phải tập trung mọi nỗ lực trang bị các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Mặt khác phải thường xuyên điều chỉnh nội dung, chương trình nhằm đảm bảo tính linh hoạt cao và khả năng thích ứng cao hơn của người lao động. Điều đó đỏi hỏi phải có mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với cơ sở sử dụng lao động dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp.
Tiểu kết chương 1
Quản lí dạy học thực hành nghề ở trường Cao đẳng là bộ phận hữu cơ của quản lí dạy học, quản lí đào tạo và quản lí nhà trường nói chung. Những mảng quản lí khác tại cấp trường xét đến cùng là để hỗ trợ quản lí dạy học và đào tạo của trường.
Do đó nội dung và yêu cầu quản lí dạy học thực hành nghề cần phải tuân thủ quan niệm chung về quản lí dạy học, quản lí dạy học thực hành tại cơ sở giáo dục. Điều khác biệt cần lưu ý ở đây là quản lí dạy học giới hạn ở khâu thực hành, và các hoạt động thực hành ở đây có tính chuyên môn nghề nghiệp.
Do dạy học thực hành nghề có những đặc điểm và vai trò đặc thù nên công tác quản lí quá trình này cũng cần bảo đảm được những yêu cầu đặc biệt phù hợp với nó.
Nội dung chủ yếu của quản lí dạy học thực hành nghề bao gồm: Xây dựng chuẩn đầu ra, Xác định các nguồn lực cần thiết cho dạy học thực hành nghề nhằm đạt chuẩn đầu ra, Quản lý hình thức dạy học, phương pháp dạy học thực hành, Quản lý kiểm tra đánh giá theo chuẩn, Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy thực hành.
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC VĨNH PHÚC 2.1. Khái quát về Trƣờng Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc.
2.1.1. Đặc điểm chung
Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh phúc tiền thân là một trung tâm đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ ngành xây dựng được thành lập tháng 11 năm 1998, trực thuộc Sở xây dựng vĩnh phúc. Ngày 04 tháng 5 năm 2000, UBND Tỉnh Vĩnh phúc đã ký quyết định số 760/QĐ-UB về việc thành lập Trường Đào tạo nghề Vĩnh phúc trên cơ sở nâng cấp Trung tâm đào tạo nghiệp vụ ngành xây dựng và chuyển giao quyền quản lý nhà nước từ ngành Xây dựng sang ngành Lao động TB&XH.
Thực hiện luật dạy nghề ban hành ngày 29/11/2006, nhà trường đã nâng cấp chuyển đổi thành trường Trung cấp nghề Việt – Đức Vĩnh phúc tại quyết định số 498/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của UBND tỉnh Vĩnh phúc.
Ngày 03/7/2007 nhà trường đã được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh phúc tại quyết định số 922/QĐ-BLĐTBXH của Bộ lao đô ̣ng TB&XH.
Thành tích nổi bật
Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi được nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ, Ban giám hiệu, cùng với sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh Vĩnh phúc, Tổng cục dạy nghề và sự đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ CNVC – giáo viên và học sinh, Nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tập thể Nhà trường được Đảng, Nhà nước và các đoàn thể Trung ương tặng nhiều phần thưởng cao qúy:
- Huân chương lao động hạng ba năm 2009
- Cờ thi đua xuất sắc của UBND Tỉnh Vĩnh phúc năm 2009 - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2006
- Nhiều năm liền được tặng Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt nam, Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Nhiều cúp vàng, huy chương vàng các cuộc thi thể thao, văn nghệ do Tổng cục dạy nghề; Tỉnh Vĩnh phúc tổ chức
- 01 cá nhân được tặng huân chương lao động hạng ba - 01 giáo viên được tặng giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi
- Nhiều tập thể , cá nhân được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng chính phủ; Bộ lao đô ̣ng TB&XH; UBND tỉnh Vĩnh phúc.
- 04 thiết bị dạy nghề tự làm đạt giải quốc gia (02 giải nhất, 01 giải nhì và 01 giải ba); nhiều thiết bị đạt giải cấp tỉnh; nhiều sáng kiến khoa học được công nhận tại các Hội thi sáng tạo khoa ho ̣c kỹ thuật tỉnh Vĩnh phúc.
- 02 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia, nhiều giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh
- Nhiều học sinh đạt giải cao tại các Hội thi tay nghề Tỉnh Vĩnh phúc; năm 2010 đạt giải nhì toàn đoàn.
Chức năng nhiệm vụ
- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ Cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề;
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao trình độ và nâng bậc công nhân kỹ thuật;
- Liên kết với các Trường đại học đào tạo Đại học tại chức (hệ vừa làm vừa học);
- Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ;
- Liên kết với các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, các cơ sở đào tạo nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, gắn đào tạo với việc làm.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
- 07 phòng chức năng, 08 khoa và 02 trung tâm được phân bổ theo sơ đồ 2.1 như sau:
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường CĐN Việt - Đức Vĩnh Phúc
HỘI ĐỒNG TRƢỜNG
BAN GIÁM HIỆU CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ CÁC HỘI ĐỒNG TƢ VẤN Phòng Hành chính - Tổ chức Phòng Đào tạo Phòng Kế toán - Tài chính Phòng Quản lý Thiết bị - Vật tư Phòng Công tác Học sinh, sinh viên
Phòng N/C KH & Hợp tác quốc tế Khoa Công nghệ thông tin Khoa Cơ khí chế tạo Khoa Động lực Khoa Điện Khoa Xây dựng - Kinh tế Khoa Khoa học cơ bản Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ Trung tâm ứng dụng KTCN&XKLĐ Phòng Thanh tra, khảo
thí, KĐCL Khoa Chính trị, PL& GDTC Các phòng chức năng Các khoa chuyên môn Khoa Điện tử
2.1.3. Nghề và quy mô đào tạo
Bảng 2.1. Nghề đào đạo của trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc
TT Nghề đào tạo
Hệ đào tạo Đối tƣợng CĐN TCN SCN THCS THPT
1 Hàn X X X X X
2 Cắt gọt kim loại X X X X X
3 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí X X X X X
4 Điện công nghiệp X X X X
5 Điện tử công nghiệp X X X X
6 Kế toán doanh nghiệp X X X X
7 Công nghệ ô tô X X X X
8 Quản trị mạng máy tính X X
9 Cơ điện tử X X
10 Kỹ thuật xây dựng X X
11 Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) X X 12 Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ X X
13 Cấp, thoát nước X X X X
14 Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính X X X
15 May thời trang X X X
16 May công nghiệp X X X
17 Tin học văn phòng X X X
18 Sửa chữa xe máy X X X
19 Cốt thép xây dựng X X X
20 Điện dân dụng X X X
21 Điện tử dân dụng X X X
Bảng 2.2. Quy mô đào tạo của trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc
TT Năm học 2009 2010 2011 2012 2013
I. Tổng số học sinh 2554 3763 2330 2726 3100 II. Số HS tuyển đƣợc hệ TCN nghiên cứu 108 177 298 382 507
1 Điện công nghiệp 25 35 79 128 162
2 Hàn 18 35 78 85 120
3 May thời trang 15 35 50 70 104
Trong 3 năm gần đây quy mô đào tạo chung của nhà trường tăng nhanh về số lượng học sinh. 04 nghề mà tác giả nghiên cứu cũng theo chiều hướng tăng lên về số lượng. Đào tạo chính quy ở các cấp trình độ CĐN và TCN ổn định tăng phù hợp với nhu cầu đào tạo của nhà trường, duy trì sự ổn định trong công tác đào tạo của nhà trưởng phát triển khá tốt.
2.1.4. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc được xây dựng theo chương trình khung do Bộ Lao động -Thương binh Xã hội ban hành. Các chương trình dạy nghề và giáo trình của nhà trường phù hợp với sứ mạng, mục tiêu giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của nhà trường đồng thời gắn với nhu cầu học tập của người học, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động.
Hiện nay, nhà trường đã thực hiện biên soạn xong đầy đủ 12/12 bộ chương trình các nghề đào tạo trình độ cao đẳng nghề, 10/10 bộ chương trình các nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề. Chương trình đào tạo các nghề thuộc trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề đã biên soạn bao gồm cả phần đề cương chi tiết. Điều này giúp cho các giáo viên của nhà trường thuận lợi trong giảng dạy và có được sự thống nhất về nội dung, khi được phân công giảng dạy cùng một modul/môn học của một nghề.
Hàng năm nhà trường đều tổ chức tổng kết đánh giá việc thực hiện chương trình đào tạo, chương trình chi tiết môn học và có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, cũng như cập nhật nội dung mới đối với từng môn học/modul đào tạo.
2.1.5. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
Tính đến ngày 30.10.2013, tổng số cán bộ - viên chức của Nhà trường là: 220 cán bộ, giảng viên, nhân viên. Trong đó: Nam: 123, Nữ :97, giáo viên: 159.
Đội ngũ giáo viên dạy nghề và dạy văn hóa là 159 người (chiếm 72.3%), trong đó giáo viên da ̣y nghề là 118 người chiếm 53.64%, giáo viên tham gia trực tiếp giảng dạy tại các khoa nghề là 96 người; 22 giáo viên nghề được điều động
đến các phòng chức năng liên quan làm nhiệm vụ khác nhưng vẫn tham gia giảng dạy theo quy định của Nhà nước; 22 giáo viên dạy văn hóa; 9 giáo viên ngoại ngữ; 10 giáo viên dạy Chính trị và giáo dục quốc phòng.
- Trình độ đào tạo: Hiện nay CBQL và GV nhà trường có trình độ cao. Trình độ thạc sỹ: 88 người (chiếm 40%), trình độ đại học: 81 người (chiếm 36,8%), trình độ cao đẳng: 07 người (chiếm 3,2%), trình độ khác: 44 người (chiếm 20%, chủ yếu là nhân viên phục vụ)
- 100% giáo viên đạt yêu cầu về NVSP (Bậc 1,2 và Sư phạm dạy nghề). Cơ cấu đội ngũ giáo viên của Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc được thể hiện tại bảng 2.3 và biểu đồ 2.1 như sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu độ đội ngũ giáo viên của Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức
TT Đơn vị Tổng số Tổng số nữ Trình độ đào tạo Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trình độ khác
1 Ban giám hiệu 5 0 3 2 0 0
2 Phòng Hành chính - Tổ chức 33 16 1 2 2 28
3 Phòng Đào tạo 8 5 4 2 0 2
4 Phòng Tài chính - Kế toán 6 6 0 3 0 3
5
Phòng Thanh tra - Khảo thí và
Kiểm định chất lượng 5 2 4 1 0 0
6 Phòng Công tác HSSV 8 1 0 4 0 4
7 Phòng Quản lý Thiết bị - Vật tư 5 2 1 2 1 1
8
Phòng Nghiên cứu khoa học - Hợp
tác quốc tế 4 2 3 1 0 0
9 Khoa Điện 22 12 20 8 0 0
10 Khoa Điện tử 15 6 8 1 0 0
11 Khoa Cơ khí chế tạo 22 4 8 8 2 4
12 Khoa Động lực 14 0 11 3 0 0
13 Khoa Công nghệ thông tin 12 3 4 7 1 0
14 Khoa Xây dựng - Kinh tế 12 5 8 4 0 1
15
Khoa Chính trị - Pháp luật, Giáo
dục Quốc phòng - Thể chất 10 6 4 6 0 0
16 Khoa Khoa học cơ bản 22 18 7 14 1 0
17 Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ 10 8 1 8 1 0
18
Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật
công nghệ và Xuất khẩu lao động 8 2 1 4 0 3
Tổng 220 97 88 81 7 44
Thạc sĩ 40% Đại học 37% Cao đẳng 3% Trình độ khác 20%
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu độ đội ngũ giáo viên của Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức
2.1.6. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất kỹ thuật của trường phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và sinh hoạt được củng cố đa dạng, đồng bộ và ngày càng theo hướng chuẩn hoá. Trong thời gian qua bằng nguồn vốn của Nhà nước, nguồn từ ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh và của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, từ các dự án tài trợ,... nhà trường đã đầu tư xây mới và hoàn thiện các công trình, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác đào tạo.
Bảng 2.4 dưới đây cho thấy khu học lý thuyết với tổng điện tích 7640m2 đủ điều kiện đáp ứng những lớp phải tổ chức học lý thuyết theo giai đoạn học thực hành. Khu học thực hành có tổng diện tích là 4579 m2
cho việc thực hành theo từng ngành nghề. Căn cứ theo Căn cứ Quyết đi ̣nh số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH và việc xây dựng chương trình của nhà trường theo Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bô ̣ LĐTBXH, qui định về cơ sở vật chất phù hợp với đào tạo nghề và thời gian giảng dạy TH tay nghề là 70% tổng thời lượng của chương trình. Với quy mô về số lượng HSSV học tại trường là 3.100 HSSV, có học TH , nhu cầu tối thiểu diện tích khu học TH theo qui định là 4m2/HSSV, thì số diện tích khu học TH cần là: 3.100 HSSV x 70% x