1.3.4.1. Nội dung dạy học thực hành nghề
dung giáo dục nghề nghiệp nhu sau: “Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khỏe, rèn luyện kỹ năng theo yêu vầu của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo”. Điều này có nghĩa là, nội dung đào tạo nghề bao gồm các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp đòi hỏi người học phải nắm vững. Trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để người học bước vào cuộc sống và lao động để thực hiện được mục đích giáo dục nghề nghiệp nói riêng và thực hiện các nhiệm vụ dạy học nói chung, trong thực hành nghề cũng phải bảo đảm các yêu cầu như:
+ Nội dung dạy học thực hành phải phù hợp với mục tiêu đào tạo. Mục tiêu đào tạo nghề là đào tạo nguồn nhân lực lao động có kỹ thuật, nội dung dạy học phải đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống, liên tục giữa các môn học, tỉ lệ giữa lý thuyết và thực hành; kỹ năng, kỹ xảo cần có của ngành đào tạo.
+ Nội dung dạy học phải đảm bảo tính cân đối và toàn diện giữa các mặt: Thể hiện ở chỗ bên cạnh việc cung cấp kiến thức kỹ năng, kỹ xảo cần coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức.
+ Nội dung đào tạo phải gắn liền với thực tế sản xuất.
+ Nội dung dạy học phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại phù hợp với trình độ người học.
Căn cứ vào mục tiêu nội dung dạy học thực hành trong trường đào tạo nghề, xác định các môn học và nội dung môn học trong trường đào tạo nghề, các môn học thuộc các khối kiến thức sau: khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở, khối kiến thức chuyên môn nghề, kỹ năng thực hành nghề.
Để nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo chúng ta phải xuất phát từ kỹ năng thực hành nghề để xác định khối lượng kiến thức khác trong đào tạo. Kỹ năng thực hành nghề phải gắn với mục đích đào tạo chuyên ngành là đào tạo sinh viên chuyên sâu về nghề của họ dựa trên nền tảng đào tạo cơ bản. Các kiến thức và kỹ năng đã được tiếp thu trong quá trình đào tạo cơ bản phải được đào sâu và củng cố. Trong đào tạo nghề học sinh sẽ được giao những
nhiệm vụ khó hơn và gần gũi với các nhiệm vụ trong doanh nghiệp. Ở đây học sinh thực tập qua các lĩnh vực khác nhau, được truyền đạt và thực hiện các phương pháp lao động kinh tế nhất. Qua đó học sinh có điều kiện hoàn thiện và phát triển kỹ năng, kỹ xảo với mục tiêu thiết thực nhất cho lĩnh vực nghề nghiệp của mình.
1.3.3.2. Phương pháp dạy học thực hành nghề
Tại Điều 34, Khoản 2 của Luật giáo dục năm 2005 qui định yêu cầu về phương pháp giáo dục nghề nghiệp như sau: “Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc”. Về đổi mới phương pháp đào tạo, Nghị quyết Trung ương IV ghi rõ: “ Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học; gắn nhà trường với xã hội. áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng học sinh năng lực giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học gồm 4 nhóm: Nhóm phương pháp dạy học dùng lời, nhóm phương pháp dạy học trực quan, nhóm phương pháp thực hành và nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh. Như vậy, mỗi phương pháp có một phạm vi nhất định, nó qui định trình tự kế tiếp của các bước riêng rẽ của tư duy và hành động. Toàn bộ các phương pháp dạy học không những có ý nghĩa đối với công tác giáo dưỡng, mà còn phải góp phần vào việc giáo dục đạo đức, ý thức nghề nghiệp cho học sinh học nghề.
Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò nhằm thực hiện tối ưu mục đích, nhiệm vụ dạy học. Trong thực tiễn giảng dạy mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng cho nên để có lựa chọn và vận dụng phối hợp tốt nhất các phương pháp dạy học, cần căn cứ vào mục đích yêu cầu, nội dung và đặc trưng từng môn học; căn cứ vào đặc điểm nhận thức, đặc điểm lứa tuổi người học, điều kiện cơ sở vật chất…Trên cơ sở đó giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động dạy, học sinh tự tổ chức điều khiển
hoạt động học để thực nhiện tốt mục tiêu dạy học.
1.3.3.3. Hình thức tổ chức dạy học thực hành nghề
Ngoài các kiến thức lý thuyết đã được trang bị. Dạy học thực hành hình thức chủ yếu là các bài luyện tập hoặc các tình huống được giáo viên xây dựng mô phỏng sát với thực tế, được tổ chức hướng dẫn cho học viên thực hiện trên các phương tiện thiết bị kỹ thuật với hình thức theo nội dung một bài hay một chương, mục đích của nó là hình thành cho học viên một hệ thống kỹ năng, kỹ xảo để đạt được năng suất, chất lượng theo qui định.
Bài luyện tập thực hành là hình thức dạy học cơ bản thực hiện nguyên tắc lý thuyết gắn với thực hành. Giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch luyện tập chi tiết cụ thể, nói và làm một cách chuẩn xác.
Luyện tập là một cách thực dạy học cụ thể, với tư cách là phương pháp, luyện tập được lặp đi lặp lại nhiều lần những động tác hoặc thao tác nhất định một cách có ý thức, có cải tiến trong những hoàn cảnh khác nhau nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Dĩ nhiên luyện tập cần được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch.