Thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học thực hành nghề tại Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc (Trang 68 - 70)

Chương trình dạy nghề qui định mục tiêu, kế hoạch nội dung các hoạt động dạy nghề nhằm trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và có sức khỏe tốt.

Chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề tổng cộng gồm 2550 giờ học nghề và 1200 giờ học văn hóa. Thời gian đào tạo là 3 năm, tổng số giờ phải học là 3750 giờ học. Chương trình đào tạo nhà trường vừa phải đảm bảo đầy đủ các môn học/modul theo chương trình khung của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội , vừa phải đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng tối thiểu của nghề đào tạo đồng thời phải bám sát chuẩn đầu ra do nhà trường xây dựng. Chính vì vậy, việc phát triển chương trình đào tạo của trường phải phù hợp với các tiêu chí trên và phải phù hợp chuẩn đầu ra của nhà trường xây dựng. Nên chương trình đào tạo phải tinh lọc những vấn đề cốt lõi nhất của chương trình theo từng nghề nhưng vẫn đảm bảo bám sát chuẩn đầu ra.

Để nắm bắt được thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo. Tác giả đã tổ chức thăm dò ý kiến bằng phiếu hỏi, với đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy, với tổng số là 110 người. Số phiếu phát ra xin ý kiến là 110 phiếu, số phiếu hợp lệ thu được là 110 phiếu.

Qua khảo sát, tác giả đã thu được kết quả thực trạng biện quản lý phát triển chương trình đào tạo trong bảng sau:

Bảng 2.16: Đánh giá thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo

T

T Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá Điểm trung bình Xếp thứ bậc Rất không tốt Không tốt Bình thƣờng Tốt Rất tốt SL % SL % SL % SL % SL % 1

Chỉ đạo tới từng Khoa việc thiết kế chương trình bám sát chuẩn đầu ra

0 19 17.3 73 66.4 13 11.8 5 4.5 3.0 5

2

Chỉ đạo phòng đào tạo kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo bám sát chuẩn đầu ra

0 23 20.9 44 40.0 31 28.2 12 10.9 3.3 3

3

Định hướng rõ ràng, cụ thể việc phát triển chương trình theo nhu cầu của xã hội

0 8 7.3 50 45.5 36 32.7 16 14.5 3.5 1

4

Xây dựng kế hoạch cập nhật chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu xã hội

0 10 9.1 55 50.0 39 35.5 6 5.5 3.4 2

5

Kịp thời xử lý, điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo sau khi kiểm tra, đánh giá.

0 24 21.8 46 41.8 38 34.5 2 1.8 3.2 4

Qua bảng 2.16 cho thấy, trên 80% ý kiến đánh giá việc quản lý phát triển chương trình đào tạo hiện tại là tốt, tuy nhiên trong bảng 2.16 cho thấy ý kiến đống ý trở lên chiếm tỷ trọng không quá 40%, còn lại là 40% ý kiến đánh giá trung bình và 20% ý kiến không tốt. Mà chiếm tỷ trọng ý kiến không tốt ở nội dung 5 là 21.8%, đây chính là việc sau khi kiểm tra, đánh giá còn chậm trể trong việc điều chỉnh nội dung chương trình.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học thực hành nghề tại Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)