Xây dựng trường trở thành một trường Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường lao động trong và ngoài nước, nhằm thoả mãn nhu cầu học nghề gắn với việc làm của người dân và phát triển của cộng đồng. Thực hiện nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN, hội nhập khu vực và quốc tế. Góp phần nhỏ bé vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Phấn đấu trở thành Trường Cao đẳng nghề trọng điểm của vùng kinh tế Bắc bộ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đa cấp, đa ngành. Phát triển và đồng hành cùng các doanh nghiệp thông qua các chương trình đào tạo nguồn nhân lực theo hướng nghề nghiệp ứng dụng, đạt chuẩn quốc tế. Mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, từ nay đến năm 2015, nhà trường tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu:
- Tiếp tục duy trì tốc độ phát triển quy mô đào tạo, trên cơ sở đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.
- Đổi mới mục tiêu phương pháp giảng dạy, phát triển đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học.
- Tập trung việc phát triển và hoàn thiện hệ thống CSVC, trường lớp (Tại cơ sở 1 và cơ sở 2); Đây được coi là yếu tố quyết định cho sự phát triển, nâng cấp của nhà Trường.
Mở rộng quan hệ quốc tế, xây dựng một số trung tâm đào tạo liên doanh với nước ngoài trong nhà trường.
Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc là một cơ sở đào tạo nghề trọng điểm của vùng kinh tế Bắc bộ, sẽ góp phần nâng cao vị thế nhà trường trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Đó cũng là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với nhà trường, đòi hỏi công tác quản lý đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo phải có một bước chuyển biến mạnh mẽ mới đáp ứng được nhiệm vụ của nhà trường trong tình hình mới.
2.2. Thực trạng hoạt động dạy học thực hành nghề tại trƣờng Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc.
Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc đào tạo 12 nghề hệ cao đẳng, 10 nghề hệ trung cấp, 10 nghề hệ sơ cấp. Tác giả chỉ nghiên cứu 4 nghề chính thuộc hệ trung cấp nghề là: Điện công nghiệp, Hàn, May thời trang, Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính. Trong những năm vừa qua công tác dạy học thực hành, cũng như công tác quản lý dạy học thực hành được tổ chức triển khai như sau:
2.2.1. Chuẩn đầu ra
Mục tiêu đào tạo chung đối với các nghề ở trình độ trung cấp nghề đó là: Nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng
dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, có sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên ở trình đội cao hơn.
Cụ thể về kỹ năng thực hành thuộc chuẩn đầu ra thuộc 4 nghề mà tác giả nghiên cứu (thể hiện ở phụ lục 5).
Ví dụ kỹ năng thực hành nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính: Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề, tốt nghiệp học sinh có thể: + Lắp đặt hệ thống máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi; + Lắp ráp, cài đặt, cấu hình hệ điều hành và các ứng dụng phần mềm; + Chẩn đoán, sửa chữa máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi; + Chẩn đoán và xử lý các sự cố phần mềm máy tính;
+ Bảo trì, sửa chữa và nâng cấp được phần mềm và phần cứng máy tính; + Xây dựng, quản trị và bảo dưỡng mạng LAN;
+ Khả năng tổ chức, quản lý và điều hành sản xuất của một phân xưởng, một tổ kỹ thuật, một cửa hàng lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng, quản lý mạng cục bộ;
+ Kèm cặp và hướng dẫn được các nhân viên ở trình độ nghề thấp hơn. Một sinh viên được đào tạo sau khi ra trường có khả năng làm được và hiểu biết được những gì đã học. Theo phân tích của tác giả so với yêu cầu thực tế thì: Các nội dung trong kỹ năng thực hành thuộc chuẩn đầu ra nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tương đối đầy đủ nhưng một số nội dung chưa cụ thể với tên từng loại thiết bị như: kỹ năng thực hành chuẩn đoán, sửa chữa máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi và kỹ năng chuẩn đoán và xử lý các sự cố phần mềm máy tính. Vì trong thời gian đào tạo để chuẩn đoán và xử lý được sự cố này giáo viên phải truyền thụ cho học sinh một lượng kiến thức và kỹ năng vô cùng lớn, tốn nhiều thời gian công sức. Mà thời gian đào tạo hệ bổ túc văn hóa + nghề trong 3 năm học sinh vừa phải học văn hóa khoảng 1200 giờ, 2550 giờ hệ trung cấp nghề thì kỹ năng này học sinh chưa thể đạt chuẩn đầu ra về kỹ năng thực hành.
Tác giả đã tổ chức thăm dò ý kiến bằng phiếu hỏi:
Số phiếu phát ra xin ý kiến là 110 phiếu, số phiếu hợp lệ thu được là 110 phiếu (0 phiếu không hợp lệ)
Qua khảo sát, tác giả đã thu được kết quả thực trạng đánh giá về xây dựng chuẩn đầu ra nghề hiện hành trong bảng sau:
Bảng 2.5: Đánh giá về chuẩn đầu ra nghề hiện hành
T
T Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá Điểm trung bình Xếp thứ bậc Rất không tốt Không tốt Bình thƣờng Tốt Rất tốt SL % SL % SL % SL % SL %
1 Đáp ứng tốt nhu cầu xã hội 0 0 4 3.6 42 38.2 49 44.5 15 13.6 3.7 3
2 Gắn bó chặt chẽ với
chuẩn kiến thức 0 0 0 0 40 36.4 55 50 15 13.6 3.8 2 3 Đảm bảo cập nhật, hiện đại 0 0 16 14.5 45 40.9 26 23.6 23 20.9 3.5 4 4 Sát với năng lực thực
hiện của người học 8 7.3 14 12.7 36 32.7 26 23.6 23 23.6 3.4 5
5
Đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể (làm căn cứ xây dựng chương trình)
0 0 0 0 9 8.2 21 19.1 80 72.7 4.6 1
Qua bảng 2.5 cho thấy, tại nội dung thứ 2 và nội dung thú 5 tất cả các ý kiến (100% từ trung bình trở lên) đánh giá cao chuẩn đầu ra nghề hiện tại gắn bó chặt chẽ với chuẩn kiến thức trong chương trình khung của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, đồng thời đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể trong xây dựng chương trình theo các ngành nghề của nhà trường. Tuy nhiên, xếp theo thứ bậc thì nội dung 4 được quan tâm nhất, điều đó chứng tỏ chương trình xây dựng chuẩn đầu ra nghề hiện hành chưa thực sự sát với năng lực của người học. Tác giả lấy ý kiến phỏng vấn 8/10 doanh nghiệp đánh giá học sinh sau ra khi trường doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại.
2.2.2. Chương trình và kế hoạch dạy học thực hành
Chương trình đào tạo các nghề mà nhà trường thực hiện, được xây dựng trên cơ sở các qui định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề do Bộ Lao động – Thương bình và Xã hội ban hành tại Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 06 năm 2008 và Thông tư số
21/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 07 năm 2011. Theo quy định này, nội dung kiến thức bắt buộc chiếm tỷ lệ 70%, được phân phối thành nội dung kiến thức môn học chung và các môn học/modul đào tạo nghề; 30% nội dung kiến thức các môn học/modul chuyên môn nghề còn lại do nhà trường lựa chọn trên cơ sở danh mục môn học/modul chuyên môn nghề gợi ý, để phù hợp với đặc điểm của nhà trường và yêu cầu doanh nghiệp địa phương.
Thời gian đào tạo của khóa học cho 01 nghề là 02 năm với thời gian thực học tối thiểu là 2550 giờ. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 210 giờ;
- Thời gian học các môn học, modul đào tạo nghề: 2340 giờ;
Thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô-đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm 70% - 80 % tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô-đun đào tạo nghề; thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô-đun đào tạo nghề tự chọn chiếm 20% - 30% tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô-đun đào tạo nghề. Phân bổ thời gian giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học, mô-đun đào tạo nghề: Lý thuyết chiếm 15% - 30%, thực hành chiếm 70% - 85%.
Xây dựng kế hoạch đào tạo nói chung và lập kế hoạch dạy học thực hành nói riêng là khâu có tính tiền đề, định hướng cho toàn bộ quá trình dạy học của giáo viên và là cơ sở cho việc quản lý giáo viên.
Hàng năm vào đầu năm học, nhà trường căn cứ vào nhiệm vụ năm học và kế hoạch đào tạo toàn khóa, xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động các phòng, khoa, tổ bộ môn làm cơ sở định hướng cho công tác của từng giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân. Ngoài ra những giáo viên giảng dạy thực hành còn phải xây dựng kế hoạch cơ sở vật chất, kỹ thuật, vật tư phục vụ thực hành, thực tập theo định mức và khối lượng giảng dạy.
Tác giả đã tổ chức thăm dò ý kiến bằng phiếu hỏi:
Tổng số người được hỏi là: 310 người (cán bộ quản lý, giáo viên: 110; học sinh: 200);
Số phiếu phát ra xin ý kiến là 310 phiếu, số phiếu hợp lệ thu được là 310 phiếu (0 phiếu không hợp lệ)
Qua khảo sát, tác giả đã thu được kết quả thực chương trình và kế hoạch dạy học thực hành như sau:
Bảng 2.6 dưới đây cho thấy, nội dung 4 (đạt 2.9 điểm) và nội dung 5 (đạt 2.7 điểm) được học sinh, giáo viên và CBQL đánh giá chưa thực sự tốt, hai nội dung này có liên quan chặt chẽ với nhau nếu thời lượng thực hành không đảm bảo thì bài thực hành cũng không đa dạng. Tiếp đó là nội dung 1, với vị trí thứ 1 trong thứ bậc của CBQL được đánh giá là ít quan tâm, trong khi đó với GV và HS thì thứ bậc đánh giá ở vị trí thứ 2 và 3 vậy có sự đối lập gì giữa CBQL và GV, tuy nhiên với đánh giá là điểm trung bình thì không chênh lệnh nhiều về ý kiến đánh giá. Tác giả phỏng vấn đội ngũ CBQL, giáo viên về vấn đề này được biết tất cả các chương trình xây dựng dựa trên chương trình khung của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đồng thời bám sát chuấn đầu ra của nhà trường đã được làm theo quy trình chặt chẽ và khoa học, tuy nhiên thời lượng thực hành chưa đảm bảo nên chương trình truyền tải có thể bị tinh giản. Giáo viên cũng có ý kiến tương tự.
Bảng 2.6: Đánh giá chương trình và kế hoạch dạy học thực hành
T T Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Điểm trung bình Thứ bậc Học sinh Giáo viên CBQL
Điểm trung bình Thứ bậc Điểm trung bình Thứ bậc Điểm trung bình Thứ bậc 1 Chương trình dạy thực hành bám sát chuẩn 3.5 3 3.6 2 3.8 1 3.5 2 2 Nội dung thực hành phù hợp 3.8 2 3.8 1 3.6 2 3.8 1 3 Kế hoạch thực hiện hợp lý, khoa học 4.0 1 3.6 2 3.4 3 3.8 1
4 Thời lượng thực hành đảm bảo 3.0 4 2.7 5 2.4 5 2.9 3 5 Đa dạng hóa bài
2.2.3. Hình thức tổ chức và phương pháp dạy học thực hành
Hoạt động dạy thực hành của giáo viên được thực hiện tại phòng thực hành theo từng nghề. Căn cứ vào nội dung thực hành giáo viên có thể phân chia nhỏ theo nhóm hoặc cả lớp. Thời gian thực hành được thực hiện theo Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương bình và Xã hội. Nghĩa là: một giờ thực hành là 60 phút; một ngày học thực hành- thực tập hoặc theo modul không giáo 8 giờ; mỗi tuần học không quá 40 giờ thực hành.
Phương pháp thực hiện dạy học thực hành hiện nay của nhà trường được thực hiện chủ yếu dưới hai hình thức:
- Giảng dạy lý thuyết trước, thực hành sau: Giáo viên khi hướng dẫn thực hành thực hiện theo 3 bước sau:
+ Hướng dẫn ban đầu: Hướng dẫn thực hiện công việc, phân công vị trí thực tập.
+ Hướng dẫn thường xuyên: Hướng dẫn học sinh thực hành để hình thành và phát triển kỹ năng.
+ Hướng dẫn kết thúc: Hướng dẫn học sinh thực hành để hình thành và phát triển kỹ năng.
Đặc điểm của phương pháp này là: giáo viên giảng dạy lý thuyết tách rời, quá trình thực hành giáo viên chỉ việc chuyên tâm vào công tác hướng dẫn thực hành, lý thuyết nếu được đề cập đến chỉ mang tính nhắc lại.
- Giảng dạy tích hợp: Giáo viên khi hướng dẫn thực hành thực hiện theo 3 bước sau:
+ Giới thiệu chủ đề: Xác định mục tiêu bài học, phân chia nội dung thực hành thành nhiều kỹ năng nhỏ .
+ Giải quyết vấn đề: Kỹ năng trong bải thực hành sau khi phân chia được hướng dẫn như gồm: Kiểm tra lý thuyết liên quan đến kỹ năng này; Trình tự thực hiện (hướng dẫn ban đầu để thực hiện được kỹ năng này); Thực hành (hướng dẫn thường xuyên thực hiện kỹ năng)
- Kết thúc vấn đề: Củng cố kiến thức, củng cố kỹ năng.
Hiện nay phương pháp giảng dạy tích hợp này được nhà trường khuyến khích giáo viên áp dụng trong công tác giảng dạy các môn học/modul nghề, vì ưu điểm của giảng dạy tích hợp đó là quá trình hướng dẫn thực hành đan xen với giảng lý thuyết. Phần kiến thức lý thuyết được bổ sung cho học sinh chỉ bó hẹp trong phạm vi từng nội dung thực hành, không giảng lý thuyết tràn lan, không trọng tâm.
Tác giả đã tổ chức thăm dò ý kiến bằng phiếu hỏi:
Tổng số người được hỏi là: 310 người (cán bộ quản lý, giáo viên: 110; học sinh: 200);
Số phiếu phát ra xin ý kiến là 310 phiếu, số phiếu hợp lệ thu được là phiếu 310 (0 phiếu không hợp lệ)
Qua khảo sát, tác giả đã thu được kết quả thực trạng hình thức tổ chức và phương pháp dạy học thực hành trong bảng sau:
Bảng 2.7: Đánh giá hình thức tổ chức và phương pháp dạy học thực hành
T
T Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá Điểm trung bình Thứ bậc Học sinh Giáo viên CBQL
Điểm trung bình Thứ bậc Điểm trung bình Thứ bậc Điểm trung bình Thứ bậc 1 Tổ chức thực hành theo đúng chương trình môn học, đúng mục tiêu đào tạo
4.3 1 4.2 1 4.5 1 4.3 1 2 Phát huy tính tự giác, tích cực, sáng tạo của học sinh 2.7 4 3.0 4 2.8 3 2.8 4 3 Tuân thủ các qui trình công nghệ, thao tác mẫu, thích hợp với các phương tiện kỹ thuật dạy học thực hành
3.7 2 3.8 2 3.4 2 3.9 2
4
Tạo ra nhiều cơ hội thực hành để học sinh trải nghiệm và phát huy sở trường cá nhân
Qua bảng 2.7 cho thấy, nội dung 1 và nội dung 3 với thứ bậc 1 và 2 được giáo viên và học sinh đều đánh giá cao hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy thực hành trong giờ học của tất cả các nghề mà tác giả nghiên cứu; Riêng nội dung 2, nội dung 4 cả giáo viên và học sinh đều đánh giá là chưa tốt (tính cả về số ý kiến đánh giá và xếp hạng mức độ đánh giá) đây cũng chính là một phần của lý do thời lượng thực hành chưa đảm bảo.
2.2.4. Kết quả học tập của học sinh
Đối với nhà trường kết quả học tập của học sinh là mục tiêu hàng đầu và phải luôn luôn tự đánh giá, kiểm tra chất lượng bàng nhiều phương pháp,