Chỉ đạo các Khoa cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình sát vớ

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học thực hành nghề tại Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc (Trang 85 - 122)

với nhu cầu xã hội

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Theo kết quả điều tra thực trạng chuẩn đầu ra, thực trạng chỉ đạo xây dựng chuẩn đầu ra và thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo tại Chương 2 thì chuẩn đầu ra chưa cập nhật hiện đại, chưa sát với nhu cầu xã hội, vì thế cần phải cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình đào tạo sát với nhu cầu xã hội. Cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình sát với nhu cầu thị trường lao động nhằm xây dựng chuẩn đầu ra tiếp cận với thị trường sản xuất, phù hợp hệ thống các chuẩn dựa trên chuẩn đầu ra đang có, giúp người học có được kỹ năng thực hành, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tiễn sản xuất, đồng thời làm tăng khả năng xin việc làm của học sinh.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

a. Lập kế hoạch

- Đánh giá thực trạng chuẩn đầu ra hiện tại so với nhu cầu xã hội. Lập kế hoạch khảo sát lấy thông tin nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

- Xây dựng kế hoạch cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình sát với nhu cầu xã hội và lập tiến độ thực hiện cập nhật với từng kỹ năng cụ thể, phân công nhiệm vụ cho từng khoa chuyên ngành.

b. Tổ chức thực hiện

- Thành lập ban chỉ đạo cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình gồm: Hiệu trưởng (trưởng ban), phó Hiệu trưởng (phó ban), trưởng các Khoa (ủy viên). Hiệu trưởng quyết định về cơ cấu nhân sự cho từng ban, tiểu ban với từng ngành nghề đào tạo.

- Tổ chức khảo sát nghiên cứu phân tích thị trường, về nhu cầu đào tạo qua việc lấy ý kiến của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Tổ chức hội nghị phân tích tổng hợp thực tế yêu cầu chất lượng lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và trên cơ sở phân tích những kỹ năng nghề trong chuẩn đầu ra nghề đã thực hiện để làm căn cứ để cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình đào tạo.

- Thực hiện cập nhật chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo phù hợp với năng lực của GV, điều kiện nhà trường, yêu cầu xã hội, thời gian hình thành kỹ năng, kỹ xảo của SV phù hợp với thời gian đào tạo.

- Tiến hành xác đi ̣nh phương pháp , phạm vi dạy thử nghiệm chuẩn đầu ra nghề mớ i trong điều kiê ̣n thực tế. Tổ chức đánh giá rút kinh nghiê ̣m để hiê ̣u chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh chuẩn đầu ra nghề.

- Tổ chứ c thẩm đi ̣nh, Hiê ̣u trưởng phê duyê ̣t và ban hành. c. Chỉ đạo thực hiện

- Chỉ đạo việc xây dựng các quy đị nh về QL cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình so với nhu cầu xã hội, đồng thời hướng dẫn triển khai thực hiê ̣n các quy đi ̣nh trên cho các đơn vi ̣ cũng như từng cá nhân cán bộ -

GV được biết. Thực hiê ̣n tốt công tác thanh tra hoa ̣t đô ̣ng xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra nghề; viê ̣c bố trí các nguồn lực cần thiết để thực hiê ̣n hoàn thành chuẩn đầu ra nghề theo kế hoa ̣ch đã duyê ̣t.

d. Kiểm tra đánh giá

- Ban chỉ đa ̣o tiến hành kiểm tra viê ̣c cập nhật đầu ra nghề của chương trình so với nhu cầu xã hội. Tổ chức hô ̣i nghi ̣ rút kinh nghiê ̣m tìm ra những ưu điểm, tồn ta ̣i. Tuyên dương, khen thưởng các Khoa thực hiê ̣n tốt , phê bình Khoa chưa hoàn thành nhiê ̣m vu ̣.

3.3.1.3. Điều kiện thực hiện

- Toàn trường cần có nhâ ̣n thức đúng đắn về tầm quan tro ̣ng của viê ̣c cập nhật chuẩn kỹ đầu ra nghề của chương trình sát với nhu cầu xã hội.

- Tinh thần , thái độ tự giác cao của CBQL , GV trong việc thực hiê ̣n viê ̣c cập nhật chuẩn đầu ra.

- Cần lấy ý kiến của GV giỏi , các chuyên gia đầu ngành , các doanh nghiê ̣p, các cơ sở sản xuất trong việc hỗ trợ cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình.

- Lực lượng cán bộ - GV nhiê ̣t tình, có năng lực, có trách nhiệm

- Đảm bảo vê ̣ mă ̣t kinh phí để trang bi ̣ thêm tài liê ̣u, phương tiê ̣n nghiên cứu, trang thiết bi ̣ dạy học cần thiết phu ̣c vu ̣ cho viê ̣c thực hiê ̣n cập nhật chuẩn đầu ra.

- Có chính sách động viên đối với các thành viên các Khoa tham gia cập nhật chuẩn đầu ra.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học thực hành nghề tại Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc (Trang 85 - 122)