Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học thực hành nghề tại Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc (Trang 103 - 122)

Kết quả phân tích số liệu của 80 phiếu khảo sát ý kiến về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc được thể hiện trong bảng 3.1 dưới đây:

- Về tính cần thiết của các biện pháp: Năm nhóm biện pháp mà tác giả đề xuất được CBGV đánh giá tương đối cao. Các biện pháp đều được đánh giá là rất cần thiết và cần thiết với điểm trung bình đạt từ 2.33 trở lên.

- Về tính khả thi: Các biện pháp mà tác giả đề xuất cũng được đánh giá phần lớn là rất khả thi và khả thi với điểm trung bình đạt từ 2.58 trở lên. Một biện pháp đánh vẫn còn số ý kiến đánh giá không khả thi ở các mức độ khác nhau.

Bảng 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi theo ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên

biện pháp đều được đánh giá tính cấn thiết và tính khả thi ở mức độ khá cao, biện pháp nào có tính cấn thiết cao thì cũng có tính khả thi tương đối cao. Hay nói cách khác các biện pháp quản lý được đề xuất trên đều có mức tương quan chặt chẽ và có tỷ lệ thuận với nhau.

Như vậy, cả 5 biện pháp được tác giả đề xuất đều được đa số CBGV nhất trí tán thành. Nhóm biện pháp quản lý nêu trên là những biện pháp chủ yếu cơ bản được các chủ thể đánh giá cao về cả 2 tiêu chí: tính cần thiết và tính khả thi. Điều này có ý nghĩa là những biện pháp này được xác định thiết thực với công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, trong một số biện pháp tính khả thi được đánh giá thấp hơn so với tính cần thiết và ngược lại. Đây cũng là một thực tế khách quan vì các nhóm biện pháp này ngoài sự nỗ lực của CBGV nhà trường còn cần có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các lực lượng và sự quan tâm tạo điều kiện của cơ quan quản lý cấp trên.

Tiểu kết chƣơng 3

Dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn đã nghiên cứu, đánh giá những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế trong công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp nhằm tăng cường thêm công tác quản lý hoạt động hoạt động dạy học thực hành nghề tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc.

Tính cần thiết và tính khả thi của các biê ̣n pháp đã được khẳng đi ̣nh là cần thiết, hợp lý và khả thi. Viê ̣c thực hiê ̣n mô ̣t cách đồng bô ̣ các biê ̣n pháp đề xuất như trên sẽ đem la ̣i sự chuyển biến tích cực cho quản lý dạy học thực hành nghề của nhà trường.

Những biện pháp mà tác giả nêu trên chưa phải là tất cả những biện pháp để hoàn thiện toàn bộ quá trình quản lý hoạt động hoạt động dạy học thực hành nghề tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc, nhưng nó cũng là những biện pháp rất cần thiết để tăng cường hơn nữa công tác quản lý thực hành nhằm góp phần nâng cao chất lượng đạo tạo của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Nâng cao kỹ năng thực hành và năng lực thực hiê ̣n cho học sinh trong dạy nghề đ ược coi là một yêu cầu quan trọng cần thiết , góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn của ngành dạy nghề trong thời kỳ công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa đất nước.

Đề tài đã làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu như: QL, QL nhà trường, QL da ̣y ho ̣c, Dạy học thực hành, QL dạy học thực hành, Đào tạo nghề, Dạy học thực hành nghề, Chuẩn đầu ra, những vấn đề cơ bản về lý luận dạy học thực hành nghề, Các thành phần dạy và học. Đề tài đã tập trung phân tích những nội dung của QL dạy học thực hành nghề như: Chỉ đạo xây dựng chuẩn đầu ra, Chỉ đạo phát triển chương trình đào tạo dựa trên chuẩn, Tổ chức thực hiện dạy học thực hành bám sát chương trình, Tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên kỹ thuật viên dạy học thực hành, Đảm bảo cơ sở vật chất cho dạy học thực hành. Những căn cứ lý luận trên góp phần làm phong phú thêm về mặt lý luận QL dạy học thực hành nghề, là cơ sở cho việc khảo sát, điều tra thực trạng QL dạy học thực hành nghề và đề xuất các Biện pháp đổi mới quản lý dạy học thực hành nghề tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc.

Với các phương pháp nghiên cứu thực tiễn phong phú và sát thực, đề tài đã nêu lên được thực trạng quản lý dạy học thực hành nghề ở trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc hiện nay mà chủ yếu tập trung làm rõ thực trạng dạy học thực hành nghề cho học sinh tại nhà trường qua các tác động QL dạy học thực hành nghề như: Chỉ đạo xây dựng chuẩn đầu ra, QL phát triển chương tình đào tạo, Tổ chức thực hiện dạy học thực hành, Biện pháp phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viễn kỹ thuật viên dạy thực hành, QL cơ sở vật chất kỹ thuật phục dạy học thực hành, Nhận thức về nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dạy học thực hành nghề.

Qua đó nêu lên những yếu kém và nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đào tạo nói chung, năng lực thực hành cho học sinh nói riêng đó là: Chưa cập nhật được chuẩn đầu ra bám sát nhu cầu người học và nhu cầu xã hội, khách quan. Nội dung chương trình đào tạo còn xa rời với mục tiêu đào tạo , kết cấu

nội dung chưa thực sự hợp lý . Trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy hiện chưa đáp ứng được những yêu cầu đổi mới DHTH cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn chưa đồng bộ, việc đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cho DHTH chưa được quan tâm đúng mức.…

Vì vậy, các kết quả nghiên cứu trên đây là căn cứ thực tiễn quan trọng trong việc đề xuất các biện pháp đổi mới quản lý dạy học thực hành nghề tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc.

Từ các căn cứ lý luận và thực tiễn đã nêu, đề tài đề xuất 5 biện pháp đổi mới QL có tính chất cốt lõi, có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình DHTH đã được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng DHTH các biện pháp đó là: Biê ̣n pháp 1: Chỉ đạo các Khoa cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình sát với nhu cầu xã hội; Biê ̣n pháp 2: Chỉ đạo đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành nghề trong nhà trường gắn với mục tiêu nâng cao năng lực thực hiện của người học; Biê ̣n pháp 3: Chỉ đạo quản lý hoạt động dạy học thực hành của giáo viên; Biê ̣n pháp 4: Tạo điều kiện cho giáo viên dạy học thực hành nghề bồi dưỡng chuyên môn; Biê ̣n pháp 5: Chỉ đạo sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trường trong dạy học thực hành nghề.

Với từng biê ̣n pháp được đề xuất đều chứa đựng những vấn đề, những nội dung cơ bản đảm bảo tính kế thừa và phát triển, tính đồng bộ sát với thực tiễn của nhà trường và địa phương trên nền tảng lý luận đào tạo nghề và xuất phát từ thực tiễn ngành da ̣y nghề đòi h ỏi trong thời kỳ CNH , HĐH đất nước. Từng biện pháp đề xuất đều được phân tích và nêu lên một cách đầy đủ những nội dung, cách thực hiện cụ thể và những điều kiện chủ yếu đảm bảo cho các biện pháp có tính khả thi khi được áp dụng vào thực tiễn DHTH nghề của nhà trường trong thời gian sắp tới.

2. Khuyến nghị

Qua nghiên cứu lý luận thực tiễn của đề tài “Quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc” tác giả đưa ra một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội

- Có cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực tại các cơ sở dạy nghề.

- Ban hành cơ chế hợp lý cho việc xây dựng, hiệu chỉnh chương trình đào tạo trong lĩnh vực mà luận văn nghiên cứu, do tính phát triển nhanh chóng của nó.

- Cần ban hành văn bản hướng dẫn trong việc thực hiện chương trình đào tạo liên thông giữa các cấp học, ngành học, giúp học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề có điều kiện dễ dàng học tập lên cao.

2.2. Đối với Trƣờng Cao đẳng nghề Việt –Đức Vĩnh Phúc

2.2.1. Đối với Trường Cao đẳng nghề Việt –Đức Vĩnh Phúc

Đề nghị cho phép áp dụng thử nghiệm các biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc đã được đề xuất trong luận văn này, để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng được những đòi hỏi đa dạng của thực tiễn hiện nay.

2.2.2. Đối với Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt –Đức Vĩnh Phúc

Hiệu trưởng nhà trường cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương thức, định hướng chiến lược cho việc quản lý DHTH và phải chỉ đạo sát sao tiến trình xây dựng kế hoạch, tổ chức đội ngũ, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá hiệu quả quản lý DHTH. Tạo điều kiện tốt nhất về nhân lực và vật lực tốt nhất cho việc đổi mới nâng cao chất lượng DHTH. Tăng cường mở rộng liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn, tìm kiếm các nguồn đầu tư, tài trợ nhằm giải quyết những khó khăn trong việc đáp ứng các điều kiện cho công tác DHTH hiện nay. Tăng cường chỉ đạo việc bồi dưỡng đổi mới phương pháp DHTH và nâng cao KNTH cho GV nhà trường. Tăng cường công tác thanh kiểm tra dạy học TH và QL cơ sở vật chất trang thiết bị, vật tư - nguyên liệu DHTH nhằm đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm.

2.2.3. Đối với CBQL, GV, HS

CBQL, GV, HSSV cần nêu cao tinh thần chung tay xây dựng nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo nghề, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng trong việc QL DHTH nghề. Thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà trường về QL DHTH trên tinh thần tự giác và xây dựng. Đổi mới cách QL, dạy và học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề, ban hành tại Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/06/2008

2. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Quy định Bảng danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề, ban hành tại Thông tư số 17/2010/TT-BLĐTBXH ngày 04/06/2010

3. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Điều lệ trường Cao đẳng nghề, ban hành tại Quyết định số 02/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2007 4. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Quy chế thi và công nhận tốt nghiệp

trong dạy nghề chính quy, ban hành tại Quyết định số 14/2007/QĐ- BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007.

5. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề, ban hành tại Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27 tháng 6 năm 2008. 6. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Thông tư số 21/2011/TT-BLĐTBXH

ngày 29 tháng 07 năm 2011

7. Đảng cộng sản Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011–2020

8. Đặng Quốc Bảo (1999), Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo.

9. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2012), Một số góc nhìn về phát triển và quản lí giáo dục. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản lý. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Nguyễn Đức Chính, Tập bài giảng Đo lường và đánh giá trong giáo dục và

dạy học, Hà Nội 2011

12. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Tiến Đạt (2010), Giáo dục so sánh, Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội. 14. Trần Khánh Đức (2003), Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn

nhân lực. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO&TQM. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề Giáo dục và Khoa học giáo dục. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

17. Đặng Xuân Hải (2010), Quản lý sự thay đổi và vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong quản lý giáo dục/Quản lý nhà trường. Tập bài giảng dành cho học viên cao học.

18. Phan Văn Kha (1999), Quản lý giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục.

19. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sỹ Thƣ (2012). Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Nguyễn Ngọc Quang. Một sốkhái niệm về quản lý giáo dục, Tập bài giảng sau đại học. Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, 1998

22. Quốc hội nƣớc CHXHXNVN (2005). Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Quốc hội nƣớc CHXHXNVN (2006). Luật dạy nghề nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

24. Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020.

25. Quyết định 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng chính phủ, Phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020

26. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (2011). Lý luận dạy học hiện đại, Tập bài giảng 27. Thủ tƣớng chính phủ (2012). Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 28. Thủ tƣớng chính phủ (2012). Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020. 29. Tài liệu tổng kết năm học, báo cáo kiểm tra – đánh giá quá trình dạy học qua

các năm của trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc.

30. Nguyễn Cảnh Toàn (2002). Bàn về giáo dục Việt Nam, Nxb Lao Động Hà Nội. 31. Hoàng Ngọc Vinh (2009), Hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra. Ban chỉ đạo

đào tạo theo nhu cầu xã hội- Bộ Giáo dục và Đào tạo.

32. Website của: Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đảng cộng sản Việt Nam, …

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI GIẢNG THỰC HÀNH

Họ và tên giáo viên: ………..Khoa (Bộ môn) ……… Tên bài giảng: ……… Thời gian: Bắt đầu ………..Kết thúc……….

Nội dung đánh giá chuẩn Điểm

Điểm đánh giá

I. Chuẩn bị bài dạy:

1. Xác định đúng mục tiêu của bài

2. Lựa chọn được các phương pháp hướng dẫn phù hợp với nội dung và đối tượng;

3. Phân bổ thời gian cho các bước, các giai đoạn hướng dẫn hợp lý; 4. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bài giảng, phương tiện và các điều kiện dạy học. 2.0 0,5 0,5 0,5 0,5

II. Nội dung bài dạy:

1. Kiến thức, kỹ năng phù hợp với mục tiêu đào tạo và đối tượng; 2. Trình tự (quy trình) hợp lý; sát với thực tế;

3. Thao tác mẫu thuần thục, chuẩn xác; sản phẩm có tính thuyết phục; phân tích được sai, hỏng thường gặp, biện pháp phòng tránh, khắc phục;

4. Đảm bảo an toàn, vệ sinh.

6.0 1 1,5 2,5 1 III. Sƣ phạm:

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học thực hành nghề tại Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc (Trang 103 - 122)