viên dạy học thực hành.
Ngày nay với tác động mạnh của khoa học – công nghệ và khoa học giáo dục, vai trò vị trí chức năng của nhà trường nói chung và của thầy giáo nói riêng đã có thay đổi cơ bản. Vị trí trung tâm của quá trình giáo dục đào tạo được chuyển từ giáo viên sang người học. Người học có thể khai thác thông tin kiến thức bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể ở trong trường, ngoài trường…vì vậy người giáo viên không chỉ làm nhiệm vụ truyền kiến thức mà còn dạy cho học sinh cách học, cách tiếp nhận, sàng lọc và sử dụng kiến thức. Không chỉ đào tạo ra những người có năng lực chuyên môn giỏi, mà còn phải cho họ khả năng tư duy sáng tạo và thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và đời sống xã hội hiện đại. Chính điều đó tạo ra cho họ năng lực thích ứng với công việc khi ra trường và khả năng tự học suốt đời (để theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật). Trong xã hội hiện đại những biến đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên học hỏi tiếp cận và nắm bắt để mở rộng vốn trí thức, nâng cao năng lực nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
Chính những yêu cầu mới đó đòi hỏi người giáo viên dạy nghề không chỉ dừng lại ở kiến thức về lý thuyết và thực hành chuyên môn giỏi mà còn cần có những hiểu biết sâu sắc về những lĩnh vực khác nhau như xã hội học, kinh tế, chính trị, tâm lý và đặc biệt là khoa học giáo dục... Bồi dưỡng nâng cao trình độ, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ….luôn được nhà trường quan tâm hàng đầu. Nhà trường luôn tạo môi trường làm việc thuận lợi cho giáo viên thực hành phát triển kỹ năng, kỹ xảo nâng cao tay nghề nghề nghiệp. Khuyến
khích tự học, tự bồi dưỡng và sự nỗ lực của bản thân giáo viên dạy thực hành.