Thiết kế các chương trình học bằng cách sử dụng chuẩn đầu ra sẽ tạo ra cách tiếp cận lấy sinh viên làm trung tâm, nó đánh dấu một bước chuyển đổi
từ nội dung của một môn học hoặc các khóa học (những gì mà giáo viên dạy) trở thành chuẩn đầu ra (đó là những khả năng mà sinh viên có thể làm khi hoàn thành khóa học hoặc môn học).
Chuẩn đầu ra có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường. Cụ thể:
Đối với nhà trƣờng
Chuẩn đầu ra là cơ sở để trường xem xét, điều chỉnh xây dựng chương trình đào tạo phù hợp; khắc phục một số tồn tại gắn với cách truyền thống coi trọng đầu vào trong phát triển chương trình đào tạo, giảng viên giảng dạy những gì mà mình có, nhà trường cung cấp dịch vụ giáo dục có đến đâu thì làm đến đó.
Thông qua chuẩn đầu ra để marketing nhà trường, marketing ngành, chuyên ngành học mới;
Tăng cường khả năng hợp tác giữa nhà trường với xã hội, với người sử dụng lao động, thường xuyên đổi mới chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội;
Nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, liên thông, kiểm định…
Đối với giáo viên, cán bộ quản lý
Giúp đội ngũ giáo viên tập trung vào những kỹ năng và kiến thức mà họ mong muốn học sinh đạt được.
Chuẩn đầu ra là cơ sở để thiết kế lại nội dung giảng dạy; lựa chọn phương pháp đánh giá, kiểm tra cho sinh viên;
Là cơ sở để thúc đẩy các giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nhanh chóng thay đổi phương pháp giảng dạy, phương pháp quản lý: lấy người học làm trung tâm; phân đấu để đáp ứng với những yêu cầu chuẩn đầu ra cho sinh viên.
Đối với học sinh
Học sinh có cơ sở để lựa chọn ngành nghề yêu thích;
Giúp HS hiểu họ được mong đợi những gì và từ đó biết được điều gì mà mình cần phải đạt được một cách khá chi tiết; từ đó không ngừng nỗ lực học tập
và rèn luyện theo các chuẩn đầu ra, đáp ứng yêu cầu của nhà trường và xã hội; Giúp học sinh định hướng được nghề nghiệp; biết được cơ hội việc làm, cơ hội học tập của bản thân trong tương lai, từ đó giúp HS thành công hơn trong việc học tập của mình.
Đối với các cơ quan, doanh nghiệp
Chuẩn đầu ra của các nhà trường là cơ sở để các cơ quan, doanh nghiệp đánh giá khả năng cung ứng nhân lực của các trường, biết được nguồn tuyển dụng theo nhu cầu, tuyển dụng đạt hiệu quả.
Xây dựng đối tác với các cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện theo Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22 tháng 04 năm 2010 về việc hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường chỉ đạo xây dựng chuẩn đầu ra theo quy trình sau:
Bƣớc 1. Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và công bố chuẩn
đầu ra của trường. Thành phần gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Trưởng phòng Đào tạo, Trưởng các Khoa, các chuyên gia thuộc bộ môn hoặc đại diện các khoa khác đối với một số ngành đào tạo mang tính liên ngành, đại diện các nhà tuyển dụng (sử dụng lao động).
Bƣớc 2. Ban chỉ đạo xây dựng và công bố chuẩn đầu ra tổ chức các
phiên họp, thảo luận và thống nhất về mục tiêu, nội dung, cấu trúc, kế hoạch thời gian, cách thức triển khai, các nguồn lực và giao nhiệm vụ cho các khoa xây dựng chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo thuộc quản lý của Khoa.
Bƣớc 3. Các khoa tổ chức xây dựng dự thảo chuẩn đầu ra, tổ chức hội
thảo rộng rãi để lấy ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các nhà khoa học, giáo viên, các nhà tuyển dụng lao động, cựu học sinh,… và hoàn thiện chuẩn đầu ra của từng ngành đào tạo.
Bƣớc 4. Các khoa gửi dự thảo chuẩn đầu ra để lấy ý kiến phản hồi từ
các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp, cựu học sinh…
chuẩn đầu ra ngành đào tạo trên cơ sở thu thập và phân tích ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, các cựu học sinh… và báo cáo Hội đồng khoa học – đào tạo trường.
Bƣớc 6. Hội đồng Khoa học – Đào tạo trường tổ chức hội thảo, lấy ý
kiến đóng góp cho dự thảo chuẩn đầu ra của tất cả các ngành đào tạo.
Bƣớc 7. Công bố dự thảo chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trên trang
Web của trường để cán bộ quản lý, các nhà khoa học, giáo viên, học sinh, các nhà tuyển dụng, cựu học sinh, các trường/khoa cùng khối ngành,… trong và ngoài trường cho ý kiến đóng góp.
Bƣớc 8. Tiếp thu, hoàn thiện và Hiệu trưởng ký công bố chuẩn đầu ra
các ngành đào tạo của trường.
Bƣớc 9. Chuẩn đầu ra phải được rà soát, điều chỉnh và bổ sung định kỳ,
nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu ngày càng cao của xã hội, của người sử dụng lao động.
Hằng năm, nhà trường rà soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, sự phát triển của khoa học, công nghệ và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu xã hội, yêu cầu của các nhà tuyển dụng theo từng thời kỳ.