Tạo điều kiện cho giáo viên dạy học thực hành nghề bồi dưỡng chuyên

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học thực hành nghề tại Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc (Trang 97 - 99)

chuyên môn

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Theo kết quả điều tra thực trạng năng lực của giáo viên dạy thực hành nghề và thực trạng biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên dạy học thực hành nghề tại Chương 2 thì nhà trường chưa chú trọng vào công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dạy thực hành nên giáo viên giảng dạy còn có nhiều hạn chế về hoạt động dạy học, vì thế cần phải tạo điều kiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dạy học thực hành nghề. Đội ngũ giáo viên và lực lượng nòng cốt thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Phẩm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định đến chất lượng uy tín của nhà trường. Kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên theo hướng năng lực thực hành được lập cho từng năm học, cho các nội dung và cần tổ chức thường xuyên.

3.3.4.2. Nội dung và các thực hiện

+ Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tính tự chủ, tự tin cho đội ngũ giáo viên

- Tiến hành quán triệt đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ giáo viên. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như những định hướng phát triển của nhà trường trong giai đoạn tới nhằm nâng cao ý thức nhận thức của giáo viên trong việc đào tạo nguồn lực có tri thức, có thái độ và kỹ năng phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Tuyên truyền giáo dục, triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phương hướng nhiệm vụ của ngành giáo dục đối với đội ngũ giáo viên bằng các hình thức bồi dưỡng hợp lý có hiệu quả. Từ đó ý thức được năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm… Tạo điều kiện cho đội ngũ nhà giáo phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong dạy học và quản lý, quản lý giáo viên theo xu thế hội nhập có sự cạnh tranh về chất lượng.

+ Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý cho đội ngũ giáo viên

Có thể nói công cụ hành nghề của giáo viên là kiến thức khoa học công nghệ và kỹ năng nghề nghiệp. Đào tạo nghề có nghĩa là đào tạo những người có tay nghề thực hành vững vàng. Nếu như ở những môn lý thuyết, uy tín của người giáo viên là những kiến thức trình độ hiểu biết chuyên môn sâu, thì người giáo viên dạy thực hành không chỉ nắm vững chuyên môn mà còn phải rèn luyện tay nghề điêu luyện, chính xác…

Khoa học công nghệ phát triển và thay đổi nhanh chóng làm cho kỹ năng nghề nghiệp cũng phải thay đổi theo. Vì vậy, những gì giáo viên học được ở nhà trường sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu và họ phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao tiếp cận những thay đổi đó. Cần phải lập kế hoạch tổ chức, chỉ đạo theo hướng sau:

- Tổ chức cho giáo viên đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề ở các trường Đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Đồng thời, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia thực tế sản xuất để nâng cao năng lực thực hành, tích luỹ thêm kinh nghiệm và cập nhật thiết bị, công nghệ mới.

- Tổ chức cho giáo viên bồi dưỡng, chuyên môn ngay trong quá trình làm việc. Đây là một giải pháp hữu hiệu để giáo viên vừa tham gia học tập bồi dưỡng mà vẫn tham gia giảng dạy bình thường, theo cách thức mời chuyên gia có chuyên môn, tay nghề giỏi, nhà giáo có năng lực tốt giảng về một số chuyên đề được tổ chức tại trường theo từng khóa học, được chia thành nhiều nội dung nhỏ, trong đó nội dung tự học, tự nghiên cứu là chính.

- Trang bị cho đội ngũ giáo viên những kiến thức, phương tiện hỗ trợ trong giảng dạy: Ngoại ngữ, hướng dẫn sử dụng phương tiện, cập nhật các phần mềm tiên tiến hỗ trợ giảng dạy, ứng dụng tiến bộ khoa học vào công tác giảng dạy.

+ Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến trong đội ngũ giáo viên

- Bồi dưỡng, cập nhật cho giáo viên các kiến thức khoa học – công nghệ hiện đại để đội ngũ giáo viên có khả năng tham gia nghiên cứu, phát huy sáng kiến trong đào tạo.

- Tạo mọi điều kiện về kinh phí, thời gian để khuyến khích giáo viên trong việc đăng ký và triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, các thiết bị đồ dùng dạy học tự làm.

3.3.4.3. Điều kiện thực hiện

- Phải được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các phòng ban chức năng trong nhà trường, sự thống nhất quan điểm trong đơn vị.

- Việc tổ chức/cử giáo viên tham gia bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng tay nghề phải được bố trí vào thời gian phù hợp với kế hoạch đào tạo, không chồng chéo, dồn ép.

- Phân loại giáo viên, căn cứ vào kết quả giảng dạy và công tác qua các năm học, ý kiến của tổ, nhóm chuyên môn và những thông tin cần thiết chính xác về chất lượng giáo viên để lập kế hoạch bồi dưỡng cụ thể.

+ Trong việc nghiệm thu và đánh giá các đề tài, các sáng kiến cải tiến phải kịp thời, chính xác làm cơ sở để xếp loại, khen thưởng.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học thực hành nghề tại Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc (Trang 97 - 99)