Đào tạo nghề và Dạy học thực hành nghề

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học thực hành nghề tại Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc (Trang 25 - 122)

1.2.3.1. Khái niệm nghề

Từ điển tiếng Việt (năm 1998) đưa ra định nghĩa “Nghề là công việc chuyên làm, theo sự phân công của xã hội”.

Khái niệm nghề của Nga được định nghĩa là một loại hoạt động lao động đòi hỏi có đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sống.

Khái niệm nghề của Pháp được định nghĩa là một loại lao động có thói quen và kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống.

Ở Đức, nghề được định nghĩa là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định, đòi hỏi phải được đào tạo ở một trình độ nào đó. Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu nghề nghiệp như một dạng lao động vừa mang tính xã hội (Sự phân công của xã hội), vừa mang tính cá nhân (Nhu cầu bản thân) trong đó con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thoả mãn những nhu cầu nhất định của xã hội và của cá nhân.

Bất cứ nghề nghiệp nào cũng hàm chứa trong nó một hệ thống giá trị: Tri thức nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề, truyền thống nghề, hiệu quả do nghề mang lại. Nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi con người phải có một quá trình đào tạo chuyên biệt để có những kiến thức, chuyên môn nhất định. Khi tìm hiểu về khái niệm nghề cần quan tâm tới đặc điểm chuyên môn nghề và phân loại nghề vì nó là cơ sở để xác định nội dung đào tạo nghề và cấp trình độ đào tạo. Đặc điểm chuyên môn của nghề gồm các yếu tố:

- Đối tượng lao động nghề.

- Công cụ và phương tiện của lao động nghề. - Qui trình công nghệ.

- Các yêu cầu tâm sinh lý của người học nghề cũng như yêu cầu về đào tạo nghề.

Việc phân loại nghề có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tổ chức đào tạo. Tuy nhiên do xuất phát từ yêu cầu, mục đích sử dụng và các tiêu chí khác nhau nên phân loại nghề có nhiều loại: Nghề dạy học, nghề điêu khắc, nghề tiện, nghề điện, nghề trồng rừng...

1.2.3.2. Khái niệm đào tạo nghề

Trong “Bách khoa toàn thư Việt nam”, khái niệm đào tạo nói chung là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của con người.

Như vậy đào tạo nghề là một quá trình tác động có chủ đích của con người nhằm phát triển tay nghề (dạy nghề) và đạo đức, văn hóa nghề nghiệp (nhân cách) của họ, thể hiện trên 3 mặt: Kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và phát triển nguồn lực quốc gia.

1.2.3.3. Dạy học thực hành nghề

Dạy học thực hành nghề là một quá trình sư phạm giải quyết các nhiệm vụ do giáo viên thực hành và học sinh học nghề tổ chức thực hiện một cách khoa học có mục đích nhằm tạo những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho người công nhân tương lai. Như vậy trong quá trình dạy học thì cả người dạy lẫn người học đều tham gia vào quá trình ấy, sự chỉ đạo của giáo viên được thể hiện ở những điểm sau:

- Xác định mục đích và nôi dung của việc dạy. - Xác định nhiệm vụ của việc dạy.

- Xác định tiến trình phương pháp và tổ chức dạy. - Xác định các phương tiện giảng dạy.

Quá trình dạy thực hành nghề nói riêng là một hệ thống hoàn chỉnh các yếu tố sau:

- Mục tiêu dạy học. - Nội dung dạy học. - Phương pháp dạy học. - Phương tiện dạy học. - Hình thức tổ chức dạy học. - Hoạt động dạy học

- Hoạt động học tập. - Kết quả dạy học. - Môi trường sư phạm, - Các mối quan hệ

(thuận, ngược, liên nhân cách)

1.2.4. Quản lý dạy học thực hành nghề

Quản lý dạy học thực hành nghề chính là quản lý dạy học thực hành trong khi thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh nhằm đạt được đạt được mục tiêu đề ra. Nội dung quản lý dạy học thực hành nghề bao gồm:

- Quản lý mục tiêu dạy học thực hành nghề

- Quản lý chương trình và kế hoạch dạy học thực hành nghề

- Quản lý hình thức tổ chức và phương pháp dạy học thực hành nghề - Quản lý kết quả học tập của học sinh học nghề

- Quản lý năng lực của giáo viên dạy học thực hành

- Quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật trong dạy học thực hành nghề.

1.3. Dạy học thực hành nghề trong Trƣờng Cao đẳng nghề

1.3.1. Trường Cao đẳng nghề

Cao đẳng nghề: Theo Điều 24, 25, 26 và 27 Luật dạy nghề: Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn

Trung cấp nghề: Theo Điều 17, 18, 19 và 20 Luật dạy nghề: Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

Dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên: Dạy nghề chính quy: Dạy nghề chính quy được thực hiện với các chương trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại các cơ sở dạy nghề theo các khóa học tập trung và liên tục.

Dạy nghề thường xuyên: là hoạt động dạy nghề được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề nhằm tạo điều kiện cho người lao động học suốt đời, nâng cao trình độ kỹ năng nghề thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động, tạo cơ hội tìm việc làm, tự tạo việc làm.

1.3.2. Chuẩn đầu ra

Tác giả Jenkins và Unwin cho rằng: Chuẩn đầu ra là sự khẳng định của những điều kỳ vọng, mong muốn một người tốt nghiệp có khả năng làm được nhờ kết quả của quá trình đào tạo [31].

Theo Univ. New South Wales, Australia: Chuẩn đầu ra là lời khẳng định của những điều mà chúng ta muốn sinh viên của chúng ta có khả năng làm, biết, hoặc nhờ hoàn thành một khóa đào tạo [31].

Theo Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: Chuẩn đầu ra là sự khẳng định sinh viên tốt nghiệp làm được những gì và kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi cần đạt được của sinh viên [31]

Chuẩn đầu ra là lời khẳng định về điều mà một sinh viên cần biết, hiểu và có khả năng làm được khi kết thúc chương trình học tập.

Chuẩn đầu ra là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo.

Tóm lại, chuẩn đầu ra quan tâm đến triển vọng của học sinh và cuối khóa đào tạo, cuối mỗi học phần, cuối mỗi bài giảng thì chú ý đến sinh viên có khả năng làm được và hiểu biết được gì khi kết thúc chương trình.

1.3.3. Vị trí, vai trò của dạy học thực hành nghề trong chương trình

1.3.3.1. Vị trí của dạy học thực hành nghề

Trong chương trình đào tạo áp dụng Quyết định số: 01/2007/QĐ- BLĐTBXH ngày 04/01/2007 ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề. Để đảm bảo tay nghề cho người học sau khi tốt nghiệp yêu cầu: Thời gian dành cho môn học, môdul đào tạo nghề bắt buộc chiếm 75% - 85%, thời gian dành cho các môn học, môdul tự chọn chiếm 15%-25%. Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: Lý thuyết chiếm 15% - 35%, thực hành chiếm 65% - 85%. Với phương châm rèn luyện kỹ năng nghề là chính nên cấu trúc chương trình đào tạo thiên về thực hành.

1.3.3.2. Vai trò của dạy học thực hành nghề

Bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào, muốn đạt kết quả tốt bao giờ cũng phải bảo đảm 2 mặt chủ yếu:

1/ Tính chính xác, nhanh gọn của các thao tác, động tác chính là kỹ xảo; 2/ Cách tổ chức hoạt động sản xuất- việc hình thành kỹ năng và phát triển tư duy.

Vai trò cốt lõi của dạy học thực hành nghề là hình thành kỹ năng, rèn luyện kĩ xảo nghề và phát triển khả năng hành dụng trên cơ sở những liên hệ hữu cơ giữa tri thức, kỹ năng và kỹ xảo.

1.3.4. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thực hành nghề

1.3.4.1. Nội dung dạy học thực hành nghề

dung giáo dục nghề nghiệp nhu sau: “Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khỏe, rèn luyện kỹ năng theo yêu vầu của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo”. Điều này có nghĩa là, nội dung đào tạo nghề bao gồm các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp đòi hỏi người học phải nắm vững. Trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để người học bước vào cuộc sống và lao động để thực hiện được mục đích giáo dục nghề nghiệp nói riêng và thực hiện các nhiệm vụ dạy học nói chung, trong thực hành nghề cũng phải bảo đảm các yêu cầu như:

+ Nội dung dạy học thực hành phải phù hợp với mục tiêu đào tạo. Mục tiêu đào tạo nghề là đào tạo nguồn nhân lực lao động có kỹ thuật, nội dung dạy học phải đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống, liên tục giữa các môn học, tỉ lệ giữa lý thuyết và thực hành; kỹ năng, kỹ xảo cần có của ngành đào tạo.

+ Nội dung dạy học phải đảm bảo tính cân đối và toàn diện giữa các mặt: Thể hiện ở chỗ bên cạnh việc cung cấp kiến thức kỹ năng, kỹ xảo cần coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức.

+ Nội dung đào tạo phải gắn liền với thực tế sản xuất.

+ Nội dung dạy học phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại phù hợp với trình độ người học.

Căn cứ vào mục tiêu nội dung dạy học thực hành trong trường đào tạo nghề, xác định các môn học và nội dung môn học trong trường đào tạo nghề, các môn học thuộc các khối kiến thức sau: khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở, khối kiến thức chuyên môn nghề, kỹ năng thực hành nghề.

Để nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo chúng ta phải xuất phát từ kỹ năng thực hành nghề để xác định khối lượng kiến thức khác trong đào tạo. Kỹ năng thực hành nghề phải gắn với mục đích đào tạo chuyên ngành là đào tạo sinh viên chuyên sâu về nghề của họ dựa trên nền tảng đào tạo cơ bản. Các kiến thức và kỹ năng đã được tiếp thu trong quá trình đào tạo cơ bản phải được đào sâu và củng cố. Trong đào tạo nghề học sinh sẽ được giao những

nhiệm vụ khó hơn và gần gũi với các nhiệm vụ trong doanh nghiệp. Ở đây học sinh thực tập qua các lĩnh vực khác nhau, được truyền đạt và thực hiện các phương pháp lao động kinh tế nhất. Qua đó học sinh có điều kiện hoàn thiện và phát triển kỹ năng, kỹ xảo với mục tiêu thiết thực nhất cho lĩnh vực nghề nghiệp của mình.

1.3.3.2. Phương pháp dạy học thực hành nghề

Tại Điều 34, Khoản 2 của Luật giáo dục năm 2005 qui định yêu cầu về phương pháp giáo dục nghề nghiệp như sau: “Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc”. Về đổi mới phương pháp đào tạo, Nghị quyết Trung ương IV ghi rõ: “ Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học; gắn nhà trường với xã hội. áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng học sinh năng lực giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học gồm 4 nhóm: Nhóm phương pháp dạy học dùng lời, nhóm phương pháp dạy học trực quan, nhóm phương pháp thực hành và nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh. Như vậy, mỗi phương pháp có một phạm vi nhất định, nó qui định trình tự kế tiếp của các bước riêng rẽ của tư duy và hành động. Toàn bộ các phương pháp dạy học không những có ý nghĩa đối với công tác giáo dưỡng, mà còn phải góp phần vào việc giáo dục đạo đức, ý thức nghề nghiệp cho học sinh học nghề.

Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò nhằm thực hiện tối ưu mục đích, nhiệm vụ dạy học. Trong thực tiễn giảng dạy mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng cho nên để có lựa chọn và vận dụng phối hợp tốt nhất các phương pháp dạy học, cần căn cứ vào mục đích yêu cầu, nội dung và đặc trưng từng môn học; căn cứ vào đặc điểm nhận thức, đặc điểm lứa tuổi người học, điều kiện cơ sở vật chất…Trên cơ sở đó giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động dạy, học sinh tự tổ chức điều khiển

hoạt động học để thực nhiện tốt mục tiêu dạy học.

1.3.3.3. Hình thức tổ chức dạy học thực hành nghề

Ngoài các kiến thức lý thuyết đã được trang bị. Dạy học thực hành hình thức chủ yếu là các bài luyện tập hoặc các tình huống được giáo viên xây dựng mô phỏng sát với thực tế, được tổ chức hướng dẫn cho học viên thực hiện trên các phương tiện thiết bị kỹ thuật với hình thức theo nội dung một bài hay một chương, mục đích của nó là hình thành cho học viên một hệ thống kỹ năng, kỹ xảo để đạt được năng suất, chất lượng theo qui định.

Bài luyện tập thực hành là hình thức dạy học cơ bản thực hiện nguyên tắc lý thuyết gắn với thực hành. Giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch luyện tập chi tiết cụ thể, nói và làm một cách chuẩn xác.

Luyện tập là một cách thực dạy học cụ thể, với tư cách là phương pháp, luyện tập được lặp đi lặp lại nhiều lần những động tác hoặc thao tác nhất định một cách có ý thức, có cải tiến trong những hoàn cảnh khác nhau nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Dĩ nhiên luyện tập cần được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch.

1.3.5. Yêu cầu đối với giáo viên, kỹ thuật viên dạy học thực hành

Giáo viên dạy nghề: là những người dạy lý thuyết, dạy thực hành hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong các cơ sở dạy nghề. Theo Khoản 3, Mục 1, Chương VI Luật Dạy nghề [23], giáo viên dạy nghề phải có những tiêu chuẩn quy định như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học thực hành nghề tại Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc (Trang 25 - 122)