Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học thực hành nghề tại Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc (Trang 79 - 122)

Qua khảo sát thực trạng và phán tích hoạt động dạy học thực hành nghề với 04 nghề mà tác giả nghiên cứu tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc có thể rút ra nhận định về một số ưu điểm, nhược điểm về công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động dạy học thực hành nghề của nhà trường như sau

2.4.3.1. Về quản lý chỉ đạo xây dựng chuẩn đầu ra, phát triển chương trình đào tạo

* Ưu điểm

- Trường đã xây dựng được bộ chuẩn đầu ra trong đó có chuẩn đầu ra đối với các nghề được nghiên cứu, nhà trường đã xây dựng toàn bộ chương trình các môn học và giáo trình các môn học cho các nghề nhà trường đang đào tạo, triển khai và đưa vào giảng dạy đảm bảo mục tiêu đề ra.

- Hàng năm tiến hành rã soát lại nội dung, chương trình đào tạo trên cơ sở đó điều chỉnh mục tiêu đào tạo của từng môn học, từng nghề học. Kế hoạch đào tạo sát với chuẩn đầu ra, tinh giản lý thuyết, tăng thời gian thực hành, thực tập cho học sinh, tiếp cận với công nghệ tiên tiến và đảm bảo đạt chuẩn đầu ra đối với các nghề đào tạo.

* Nhược điểm:

- Việc phát triển chương trình còn chậm, do chưa có nhiều giáo viên có đủ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để biên soạn hiệu chỉnh chương trình.

- Cơ sở vật chất còn lạc hậu, kinh phí cho biên soạn giáo trình, nghiên cứu khoa học còn ít.

- Một số chương trình còn nặng về lý thuyết. Chương trình chưa bám sát chuẩn và chưa thực sự phù hợp với khả năng người học. Đối tượng học sinh trình độ văn hóa đầu vào còn thấp, không đồng đều giữa các vùng miền nên khó khăn trọng việc thực hiện chương trình.

* Ưu điểm

- Với chức năng nhiệm vụ của trường, từ các văn bản pháp quy nhà trường đã xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khóa, theo từng năm học. Qui định rõ mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo. Kế hoạch sử dụng trang thiết bị, kế hoạch giáo viên và lịch giảng dạy của giáo viên. Thực hiện qui chế tuyển sinh, xét lên lớp, xét công nhận tốt nghiệp theo đúng các qui định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

- Tích cực triển khai việc nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, đề tài nghiên cứu ứng dụng vào giảng dạy, tự làm các mô hình học cụ, trang bị sách giáo khoa, tài liều tham khảo để phục vụ đào tạo.

* Nhược điểm

Quản lý giảng dạy của giáo viên còn chưa sâu sát cụ thể kiểm tra quản lý việc sử dụng hệ thống biểu mẫu giáo vụ dành cho giáo viên chưa thường xuyên, tiến độ giảng dạy chưa đảm bảo, đánh giá kết quả dự giờ chưa sâu sát còn nể nang; đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy còn chậm, đầu tư kinh phí và kế hoạch bồi dưỡng giáo viên còn yếu.

2.4.3.3 Quản lý biện pháp phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên dạy thực hành nghề

* Ưu điểm

- Đại đa số giáo viên yên tâm công tác, tâm huyết với nghề xác định tốt trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, quản lý học sinh, chấp hành qui định của người giáo viên.

- Lực lượng giáo viên trên 70% là giáo viên trẻ, đây là đội ngũ nòng cốt, luôn nhiệt tình say với nghề nghiệp, ham học hỏi, nghiên cứu khoa học, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới nhanh.

- Giáo viên tham gia dạy thực hành nghề được đào tạo cơ bản từ các trường dạy nghề và trưởng thành thực tế trong quá trình công tác tại các doanh nghiệp.

* Nhược điểm

- Đội ngũ giáo viên trẻ chiếm đa số, hầu hết tốt nghiệp ở các trường đào tạo khác nhau. Phần đông giáo viên chưa qua kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn trong việc gắn liền lý thuyết và thực tế.

- Trình độ của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều về chuyên môn, năng lực công tác thể hiện ở chỗ có giáo viên chỉ dạy được 1 đến 2 môn trong chuyên ngành đào tạo nên gặp nhiều khó khăn trong việc lập kế hoạch giảng dạy và dẫn đến tình trạng giáo viên thừa nhưng vẫn thiếu.

- Một số ít giáo viên chưa tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh, chưa đầu tư thời gian, công sức cho việc học tập, tự học tập nâng cao trình độ, trách nhiệm là người thầy trong việc giảng dạy chưa cao thể hiện trong việc lên lớp, đôn đốc nhắc nhỏ quan tâm đến học sinh, chưa quan tâm đến hoạt động giáo dục trong nhà trường.

2.4.3.4. Quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ dạy học thực hành nghề

* Ưu điểm

- Về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy thực hành đảm bảo đầy đủ các nghề đào tạo

- Thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học thực hành thường xuyên được bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo hoạt động tốt an toàn

* Nhược điểm

Về cơ bản cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học thực hành còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của xã hội. Nguyên nhân do học phí thu thấp, giá cả thị trường tăng cao, nội dung thực tập chưa đa dạng, kinh phí đầu tư nhỏ giọt,…

2.4.3.5. Nhận thức các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dạy học thực hành nghề

* Ưu điểm

Cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức được rất rõ những nguyên nhận thuận lợi và những nguyên nhân khó khăn, cùng những yếu tố ảnh hưởng tới

quản lý dạy học thực hành nghề, để đề ra những giải pháp phù hợp khắc phục tình trạng khó khăn trong dạy học thực hành nghề.

* Nhược điểm

Có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dạy học thực hành nghề trong giai đoạn hiện nay, nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý về tất cả các mặt của giáo viên trong trường.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong Chương 2, những khảo sát được tiến hành đã cho thấy thực trạng quản lý hoạt động dạy học thực hành tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc. Các hoạt động này đã được các cấp quản lý, giáo viên, học sinh quán triệt thực hiện những vẫn còn có những khâu mà kết quả thực hiện còn chưa được như mong đợi. Những nguyên nhân dẫn đến kết quả này vừa có những nguyên nhân chủ quan, vừa có nguyên nhân khách quan, nhưng nói chung đều ảnh hưởng đến toàn bộ các khâu còn lại của quá trình dạy học thực hành.

Để nâng cao chất lượng dạy học nói chung, chất lượng dạy học thực hành tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc, thì cần có những biện pháp cụ thể bổ sung vào các biện pháp đang thực hiện được áp dụng trong hoạt động quản lý. Thêm nữa, cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ hơn nữa giữa các đơn vị chức năng trong nhà trường.

CHƢƠNG 3:

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC VĨNH PHÚC 3.1. Định hƣớng phát triển của Trƣờng Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc.

Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc với sứ mệnh: Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường lao động trong và ngoài nước, nhằm thoả mãn nhu cầu học nghề gắn với việc làm của người dân và phát triển của cộng đồng. Thực hiện nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN, hội nhập khu vực và quốc tế. Góp phần nhỏ bé vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

Định hướng phát triển trong thời gian tớ lài: Phấn đấu trở thành Trường Cao đẳng nghề trọng điểm của vùng kinh tế Bắc bộ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đa cấp, đa ngành. Phát triển và đồng hành cùng các doanh nghiệp thông qua các chương trình đào tạo nguồn nhân lực theo hướng nghề nghiệp ứng dụng, đạt chuẩn quốc tế. Mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Biện pháp quản lý hoạt động dạy thực hành nghề ở trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc không những phù hợp với các chủ trương định hướng phát triển trường giai đoạn 2013-2015, mà còn là cơ sở đẩy mạnh nhiệm vụ đào tạo của trường trong giai đoạn mới.

3.2. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ

Yêu cầu này được xác định xuất phát từ thực trạng QL DHTH theo chuẩn ở nhà trường hiện nay. Trong QL DHTH, bên cạnh những mặt mạnh vẫn còn các điểm yếu như: Sự phù hợp giữa dạy lý thuyết với quá trình DHTH theo nghề nghiệp được đào tạo; Sự tách biệt, có khi chồng chéo về nội dung cũng như hình thức TH ở các bộ môn trong mỗi ngành nghề được đào tạo; Các biện pháp QL DHTH chưa được thực thi. Đánh giá một cách khái

quát việc QL DHTH hiện nay ở nhà trường là chưa đạt hiệu quả, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của người dạy và người học. Tuy đã xác định rõ mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo nhưng biện pháp QL DHTH chưa được phong phú, phương thức QL chưa đổi mới, làm hạn chế nhiều tới chất lượng rèn luyện KNTH cho học sinh. Việc QL DHTH phải được thực hiện thông qua sự nỗ lực chủ quan của GV cũng như HSSV, làm sao cho tất cả GV đều biết dạy tốt và SV phải học tốt. Ngoài ra, việc đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp QL còn được thể hiện ở các yếu tố tác động khác như QL hoạt động chuyên môn của đội ngũ GV cũng như các điều kiện, cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật, đồ dùng dạy học, vật tư TH, thiết bị TH, tổ chức DHTH, KTĐG kết quả học tập và năng lực thực hiện của học sinh. Chúng ta phải quan tâm đầy đủ đến các yếu tố, không thể xem nhẹ yếu tố nào khi tiến hành giải quyết các nhiệm vụ QL.

3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa

Kế thừa các biện pháp phát triển hoạt động dạy học thực hành hiện tại của nhà trường, phát huy những mặc mạnh tìm những hạn chế quản lý và đề xuất các biện pháp quản lý dạy học thực hành theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

3.2.3. Đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính khả thi đó là một nguyên tắc khi biện pháp đề xuất có những điều kiện để có thể thực hiện được trong hoàn cảnh cụ thể hiện tại của nhà trường (như trình độ cán bộ, giáo viên, ngân sách, cơ sở vật chất,..). Việc đổi mới QL phải được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ với các bước tiến hành cụ thể, rõ ràng và chuẩn xác. Các biện pháp QL phải được kiểm chứng theo nguyên tắc như mức độ cần thiết, tính khách quan và có tính khả thi cao. Các biện pháp phải được tổ chức thực hiện một cách rộng rãi và điều chỉnh, cải tiến thường xuyên để ngày càng hoàn thiện hơn.

3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đưa ra phải phù hợp với cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của nhà trường như: Đặc điểm, điều kiện về đội ngũ giáo viên,

học viên, CSVC hiện có của nhà trường và các biện pháp đó có khả năng thực hiện trong tại trường một cách thuận lợi, nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao khi rèn luyện, kỹ năng thực hành cho học sinh. Việc đổi mới quản lý phải được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ với các bước tiến hành cụ thể, rõ ràng và chuẩn xác. Các biện pháp quản lý phải được kiểm chứng theo nguyên tắc có tính khoa học, tính khách quan và có tính khả thi cao. Các biện pháp được tổ chức thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh cải tiến thường xuyên để ngày càng hoàn thiện hơn.

3.2.5. Đảm bảo tính hiệu quả

Chất lượng đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả quản lý. Tăng cường công tác quản lý giúp cho quá trình dạy học đạt được hiệu quả tối đa với chi phí thấp nhất về nhân lực, vật lực và tài lực. Vì thế các biện pháp quản lý khi được xây dựng phải tối ưu hóa việc thực hiện các mục tiêu quản lý với sự tiết kiệm nhưng lại đạt kết quả cao nhất.

3.3. Các biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề tại trƣờng Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc.

3.3.1. Chỉ đạo các Khoa cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình sát với nhu cầu xã hội với nhu cầu xã hội

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Theo kết quả điều tra thực trạng chuẩn đầu ra, thực trạng chỉ đạo xây dựng chuẩn đầu ra và thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo tại Chương 2 thì chuẩn đầu ra chưa cập nhật hiện đại, chưa sát với nhu cầu xã hội, vì thế cần phải cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình đào tạo sát với nhu cầu xã hội. Cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình sát với nhu cầu thị trường lao động nhằm xây dựng chuẩn đầu ra tiếp cận với thị trường sản xuất, phù hợp hệ thống các chuẩn dựa trên chuẩn đầu ra đang có, giúp người học có được kỹ năng thực hành, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tiễn sản xuất, đồng thời làm tăng khả năng xin việc làm của học sinh.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

a. Lập kế hoạch

- Đánh giá thực trạng chuẩn đầu ra hiện tại so với nhu cầu xã hội. Lập kế hoạch khảo sát lấy thông tin nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

- Xây dựng kế hoạch cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình sát với nhu cầu xã hội và lập tiến độ thực hiện cập nhật với từng kỹ năng cụ thể, phân công nhiệm vụ cho từng khoa chuyên ngành.

b. Tổ chức thực hiện

- Thành lập ban chỉ đạo cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình gồm: Hiệu trưởng (trưởng ban), phó Hiệu trưởng (phó ban), trưởng các Khoa (ủy viên). Hiệu trưởng quyết định về cơ cấu nhân sự cho từng ban, tiểu ban với từng ngành nghề đào tạo.

- Tổ chức khảo sát nghiên cứu phân tích thị trường, về nhu cầu đào tạo qua việc lấy ý kiến của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Tổ chức hội nghị phân tích tổng hợp thực tế yêu cầu chất lượng lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và trên cơ sở phân tích những kỹ năng nghề trong chuẩn đầu ra nghề đã thực hiện để làm căn cứ để cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình đào tạo.

- Thực hiện cập nhật chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo phù hợp với năng lực của GV, điều kiện nhà trường, yêu cầu xã hội, thời gian hình thành kỹ năng, kỹ xảo của SV phù hợp với thời gian đào tạo.

- Tiến hành xác đi ̣nh phương pháp , phạm vi dạy thử nghiệm chuẩn đầu ra nghề mớ i trong điều kiê ̣n thực tế. Tổ chức đánh giá rút kinh nghiê ̣m để hiê ̣u chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh chuẩn đầu ra nghề.

- Tổ chứ c thẩm đi ̣nh, Hiê ̣u trưởng phê duyê ̣t và ban hành. c. Chỉ đạo thực hiện

- Chỉ đạo việc xây dựng các quy đị nh về QL cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình so với nhu cầu xã hội, đồng thời hướng dẫn triển khai thực hiê ̣n các quy đi ̣nh trên cho các đơn vi ̣ cũng như từng cá nhân cán bộ -

GV được biết. Thực hiê ̣n tốt công tác thanh tra hoa ̣t đô ̣ng xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra nghề; viê ̣c bố trí các nguồn lực cần thiết để thực hiê ̣n hoàn thành chuẩn đầu ra nghề theo kế hoa ̣ch đã duyê ̣t.

d. Kiểm tra đánh giá

- Ban chỉ đa ̣o tiến hành kiểm tra viê ̣c cập nhật đầu ra nghề của chương

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học thực hành nghề tại Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc (Trang 79 - 122)