Kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng CBCC

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tại trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 29)

- Quy hoạch là sự bố trí, sắp xếp để đưa ra những dự kiến có tầm chiến lược theo một ý tưởng nhất định. Quy hoạch là sự tổng thể mang tính kết quả chung và xác định trong khoảng thời gian dài hạn.

- Kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng CBCC phải gắn liền với công tác quy hoạch cán bộ, là toàn bộ những công việc về bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ CBCC theo tiêu chuẩn chức danh đối với từng đối tượng cán bộ trong một thời gian nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị. Kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng CBCC được thực hiện theo các bước sau:

+ Một là: Xác định mục tiêu bồi dưỡng;

+ Hai là: Xác định đối tượng và nhu cầu bồi dưỡng; + Ba là: Nội dung bồi dưỡng;

+ Bốn là: Hình thức và phương thức bồi dưỡng; + Năm là: Hệ thống bồi dưỡng;

+ Sáu là: Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi dưỡng.

- Kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng CBCC là công tác định hướng cho việc bồi dưỡng, là khâu quan trọng trong công tác bồi dưỡng cán bộ. Quy hoạch bồi dưỡng là cơ sở lập kế hoạch bồi dưỡng CBCC hàng năm.

- Bồi dưỡng theo quy hoạch là bồi dưỡng có chủ đích, nhờ đó tạo dựng được đội ngũ CBCC với cơ cấu, trình độ hợp lý để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị của ngành và của từng đơn vị, tạo thế chủ động cho đơn vị trong điều hành công việc. Công tác bồi dưỡng theo quy hoạch tránh được hiện tượng bồi dưỡng tràn lan, không đúng đối tượng, gây lãng phí thời gian và tiền bạc của xã hội, làm mất ổn định tư tưởng của CBCC.

+ Một là, xem xét thực trạng trình độ chuyên môn như: cán bộ lãnh đạo, công chức quản lý, công chức nghiên cứu khoa học, nhân viên hành chính.

+ Tiếp theo là xác định nhu cầu bồi dưỡng (cho ai và cần học cái gì) bằng các cuộc điều tra, khảo sát. Nhu cầu bồi dưỡng là sự chênh lệch giữa các kiến thức, kỹ năng cần phải có để thực hiện một nhiệm vụ nào đó và kiến thức kỹ năng hiện có của CBCC đang thực hiện công việc đó.

Có thể khái quát hóa nhu cầu bồi dưỡng bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.4: Nhu cầu bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Trên cơ sở đó, thiết kế các khóa học cho phù hợp với từng loại đối tượng. Điều đó giúp chúng ta xác định được cần bồi dưỡng cái gì, tránh trùng lặp gây lãng phí tiền của và thời gian của người học.

+ Hai là, Vấn đề tài liệu, giáo trình phụ vụ cho người học. Căn cứ vào chương trình bồi dưỡng để chuẩn bị tài liệu, phương tiện dạy học cho từng khóa bồi dưỡng. Tài liệu phải rõ ràng, dễ hiểu, mang tính khoa học và thực tế ứng dụng.

+ Ba là, năng lực của các cơ sở bồi dưỡng được đánh giá bằng một số

chỉ tiêu: cơ sở vật chất của trường lớp, năng lực của đội ngũ giảng viên, năng lực phục vụ giảng dạy và học tập, trình độ quản lý của cán bộ, chính sách bồi dưỡng, uy tín của cơ sở bồi dưỡng.

Đây là vấn đề rất quan trọng vì nó là nhân tố “thực” dành cho người đi “vực đạo”. Theo tiền lệ, nguồn kinh phí bồi dưỡng CBCC chủ yếu dựa vào nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phí phát triển. Tuy vậy, khi nhu cầu

Nhu cầu bồi dưỡng Kiến thức và kĩ năng cần có để thực hiện nhiệm vụ Kiến thức và kĩ năng hiện có của cán bộ, công chức đảm nhiệm nhiệm vụ đó

bồi dưỡng của CBCC xuất hiện thì phải tìm mọi cách để tạo ra nguồn kinh phí bồi dưỡng kể cả huy động từ phía học viên.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tại trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)