Biện pháp 1 Đổi mới hoạt động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ĐTBD CBCC

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tại trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 91 - 94)

VI Bồi dƣỡng theo chƣơng trình mu ̣c tiêu

3.3.2.Biện pháp 1 Đổi mới hoạt động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ĐTBD CBCC

thực hiện ĐTBD CBCC

Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện một mục tiêu cuối cùng đã được đề ra.

Kế hoạch ĐTBD của Trường BDCB tài chính phải là một tập hợp những hoạt động ĐTBD CBCC ngành Tài chính được sắp xếp theo lịch trình có thời hạn, nguồn lực, ấn định các mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất để tổ chức thực hiện đạt được mục tiêu của Trường đã đề ra.

3.3.2.1. Những yêu cầu đổi mới hoạt động xây dựng kế hoạch BD

và để việc tổ chức thực hiện được khả thi, kế hoạch ĐTBD CBCC ngành Tài chính của Trường phải tuân theo những yêu cầu sau:

- Chỉ đưa vào kế hoạch ĐTBD CBCC của cơ quan, tổ chức Tài chính đối với những công chức thực sự có nhu cầu ĐTBD trong năm theo quy hoạch và quy trình ĐTBD công chức. Nhu cầu ĐTBD của tổ chức phải trả lời các câu hỏi lớn: chúng ta sẽ đi đến đâu (mục tiêu)? Hiện nay chúng ta đang ở đâu (hiện trạng)? Chúng ta đi đến đó bằng cách nào (phương tiện)? đảm bảo kế hoạch phải có tính khả thi, không dự kiến quá nhiều, không đưa ra nhiều ảo tưởng, tránh đánh giá không đúng thực trạng;

- Kế hoạch ĐTBD CBCC của cơ quan tổ chức không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị;

- Kế hoạch ĐTBD của cơ quan, tổ chức phải phù hợp với khả năng về kinh phí đào tạo.

- Kế hoạch ĐTBD phù hợp với quy trình ĐTBD CBCC;

- Kế hoạch ĐTBD nhằm thực hiện và phù hợp với công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBCC của toàn ngành và từng đơn vị.

- Kế hoạch ĐTBD của Nhà trường phải đáp ứng được nhu cầu xã hội: của Ngành Tài chính, của mỗi đơn đơn vị và từng cá nhân tham gia ĐTBD.

3.3.2.2. Lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm:

Công tác lập kế hoạch ĐTBD hàng năm cần được tiến hành sớm bắt đầu từ tháng sáu trước năm kế hoạch đảm bảo tuân thủ đúng quy trình lập kế hoạch. Kế hoạch phải được xây dựng từ cơ sở căn cứ vào định hướng chung toàn ngành, đồng thời căn cứ thực tế nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của từng đối tượng từng loại công việc và khả năng kinh phí được phân bổ trong công tác đào tạo bồi dưỡng hàng năm.

Kế hoạch ĐTBD của các đơn vị cần được lập chi tiết dự kiến đầy đủ các nội dung:

- Đối tượng;

- Thời gian học, hình thức học (trong giờ hay ngoài giờ hành chính); - Số lớp học hoặc số học viên;

- Địa điểm học: tự tổ chức hay gửi đi học:

- Kinh phí bình quân một lớp (hoặc một học viên).

Việc lập kế hoạch đặc biệt là dự toán kinh phí cho mỗi chương trình, khóa học cần sát với thực tiễn dựa vào định mức hoặc mức chi thực tế các kỳ trước hoặc tổng kinh phí đào tạo.

Trong quá trình lập kế hoạch, nếu nhu cầu ĐTBD lớn hơn khả năng kinh phí được giao, các đơn vị cần sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhu cầu, phần nội dung vượt ra ngoài mức kinh phí được xem như nội dung dự phòng, để thay thế trong trường hợp các nội dung ưu tiên không được thực hiện vì lý do nào đó.

Phương pháp lập kế hoạch như trên sẽ tạo sự chủ động cho các đơn vị, đồng thời, việc lập kế hoạch sát với nhu cầu công tác chuyên môn ở cơ sở. Công tác thẩm định kế hoạch nhờ đó được hoàn thành sớm, các đơn vị có thể tổ chức triển khai thực hiện ngay từ đầu năm.

3.3.2.3. Triển khai thực hiện kế hoạch:

- Trong quá trình triển khai kế hoạch ĐTBD, cần tránh hiện tượng dồn

việc trong năm. Cần phân bố hợp lý các khóa học, các đối tượng học trải đều các tháng trong năm, tránh tổ chức vào những thời điểm căng thẳng về công việc chuyên môn như cuối tháng, cuối năm, cuối học kỳ...

-Đối với các nhu cầu đào tạo có tính cá biệt, đặc thù theo tính chất

công việc (như phiên dịch, lập trình, văn thư lưu trữ, ngoại ngữ chuyên môn...), cách làm có hiệu quả nhất là gửi đi đào tạo ở các cơ sở bên ngoài. Các đơn vị thuộc Bộ có thể lập kế hoạch từ đầu năm hoặc khi có nhu cầu phát sinh thì đề nghị vụ TCCB làm thủ tục gửi đi học.

-Khâu giảng viên và báo cáo viên phải được coi trọng. Cần có đủ thời gian để liên hệ, chuẩn bị trước, có kế hoạch dự phòng, thay thế, đảm bảo mời chọn được các giảng viên có kinh nghiệm, có uy tín.

3.3.2.4. Tổng kết đánh giá thực hiện nhiệm vụ ĐTBD hàng năm.

Đây là việc làm định kỳ đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình quản lý công tác ĐTBD của từng đơn vị cũng như toàn ngành. Để phát huy hiệu quả công việc này, cần:

Thực hiện chế độ báo cáo bắt buộc sau khi đi học, nộp các văn bằng, chứng chỉ và báo cáo thu hoạch về khóa học. Đây cũng là khâu tạo cơ sở dữ liệu để quản lý, theo dõi quá trình học tập, bồi dưỡng của từng công chức trong hồ sơ cán bộ.

Hàng năm, tất cả các đơn vị thuộc Bộ (các tổng cục, các trường thuộc Bộ) phải có báo cáo tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng do đơn vị mình phụ trách để tổng hợp được, chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân để lãnh đạo Bộ cân nhắc, có những quyết sách và biện pháp chỉ đạo sát thực và hiệu quả hơn. Bản thân các đơn vị cũng tự đúc rút được những kinh nghiệm để tổ chức, quản lý tốt hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay một vấn đề đặt ra tuy mang tính kỹ thuật nhưng lại rất có ý nghĩa là kết cấu và hình thức báo cáo. Báo cáo tổng kết công tác ĐTBD hàng năm của từng đơn vị cần đảm bảo chứa đựng những thông tin cần thiết nhất (biểu mẫu thống kê tương đối ổn định), vừa tổng hợp nhưng cũng phản ánh được những nội dung chi tiết ở mức độ thích hợp nhằm làm nổi bật được những khía cạnh đặc thù của đơn vị

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tại trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 91 - 94)