Xây dựng và phát triển độ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tại trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 113 - 115)

VI Bồi dƣỡng theo chƣơng trình mu ̣c tiêu

4 Xây dựng và phát triển độ

ngũ giảng viên 95% 5% 0% 85% 15% 0%

5 Đa dạng hóa các hình thức,

phương thức đào tạo bồi dưỡng

90% 10% 0% 87% 13% 0%

6 Xây dựng cơ chế bắt buộc

CBCC học tập bồi dưỡng 80% 20% 0% 80% 20% 0%

Các biện pháp trên có mối quan hệ và hỗ trợ lẫn nhau. Để đảm bảo chất lượng cho công tác ĐTBD CBCC, cần thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp. Tuy nhiên, khi vận dụng, tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, có thể ưu tiên biện pháp này hay biện pháp kia.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận : 1. Kết luận :

Việc bồi dưỡng đội ngũ CBCC nhà nước là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Bộ Tài chính là một cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính – một lĩnh vực đặc biệt quan trọng và phức tạp trong tình hình hiện nay. Vấn đề con người vốn đã là quan trọng và phức tạp thì trong ngành Tài chính lại còn quan trọng và phức tạp hơn. Để có đội ngũ CBCC hội tụ cả tài và đức thì vấn đề giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng

công chức là một khâu cực kỳ quan trọng. Đề tài: “Biện pháp quản lý công

tác bồi dưỡng tại Trường BDCB tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay” được hoàn thành đã giải quyết được một số vấn đề có tính giải pháp, đã đưa ra một số biện pháp có tính khả thi để đáp ứng tình hình đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Tài chính trong giai đoạn hiện nay. Luận văn đã trình bày một số vấn đề cơ bản sau đây:

1) Nhận thức chung về cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi dưỡng CBCC; Phân tích làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng cũng như nêu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước, của ngành và của Trường về công tác bồi dưỡng CBCC.

2) Đánh giá về thực trạng công tác quản lý ĐTBD CBCC ngành Tài chính tại Trường BDCB tài chính.

3) Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống các biện pháp có tính giải pháp để hoàn thiện quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ công chức ngành Tài chính tại Trường BDCB tài chính. Trong Luận văn đã đề xuất các biện pháp:

(i) Đổi mới hoạt động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ĐTBD CBCC

(ii) Quản lý việc đổi mới về nội dung chương trình và phương pháp dạy học

(iii) Đổi mới đánh giá kết quả khóa học và kết quả học tập của học viên

(iv) Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên

(v) Đa dạng hóa các hình thức, phương thức đào tạo bồi dưỡng (vi) Xây dựng cơ chế bắt buộc CBCC học tập bồi dưỡng

4) Cuối cùng, dựa vào những vấn đề đã hoàn thành, trên cơ sở những hiểu biết của mình, tác giả luận văn đã đưa ra một số kiến nghị có tính vĩ mô đối với ngành Tài chính và Chính phủ để góp phần tháo gỡ những khó khăn trong công tác bồi dưỡng CBCC hiện nay, từng bước cải cách hành chính để có được một đội ngũ cán bộ công chức ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề với đầy đủ tinh thần nghiêm túc và nỗ lực của bản thân. Song đây là vấn đề phức tạp và năng lực bản thân có hạn, chắc chắn luận văn chưa thể trình bày được đầy đủ và sâu sắc. Đây là bước đầu trên con đường nhận thức và tập trung nghiên cứu, tác giả mong nhận được sự góp ý để hoàn thiện thêm trong những lần nghiên cứu tiếp theo. Tác giả xin trân trọng cảm ơn.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tại trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)