Biện pháp 2: Quản lý thực hiện đổi mới nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng và phƣơng pháp dạy học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tại trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 94 - 103)

VI Bồi dƣỡng theo chƣơng trình mu ̣c tiêu

3.3.3. Biện pháp 2: Quản lý thực hiện đổi mới nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng và phƣơng pháp dạy học

trình bồi dƣỡng và phƣơng pháp dạy học

3.3.3.1. Định hướng đổi mới nội dung chương trình ĐTBD

- Chương trình ĐTBD là xương sống của toàn bộ quá trình ĐTBD. Chương trình ĐTBD không chỉ thể hiện năng lực chuyên môn cần tích lũy

mà phải đồng thời đảm bảo 6 nhân tố của chất lượng nguồn nhân lực: trình độ văn hóa, học vấn; trí lực; thể lực; năng lực chuyên môn, nghề nghiệp; hiểu biết xã hội, lối sống; khả năng thích ứng, phát triển. Tuy nhiên các nhân tố này phải hòa hợp với điều kiện hoàn cảnh từng giai đoạn phát triển đất nước.

- Để có một chương trình ĐTBD phù hợp không chỉ cập nhật hiện đại, mà còn phải phù hợp với thực tiễn, với điều kiện hoàn cảnh của mỗi địa phương, quốc gia. Việc quản lý, định hướng chương trình ĐTBD còn nhiều vấn đề đáng nói. Vấn đề đặt ra cần phải giải quyết là biện pháp nào để vừa quản lý được chương trình ĐTBD của Trường BDCB tài chính của Bộ Tài chính không bị tụt hậu so với nền kinh tế, đảm bảo chương trình ĐTBD thể hiện được mục tiêu, nội dung, phương pháp, quy trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong từng giai đoạn lịch sử.

- Xuất phát từ thực trạng đội ngũ CBCC của ngành Tài chính, cùng với yêu cầu đổi mới đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, việc đổi mới nội dung chương trình ĐTBD CBCC trong thời gian tới cần quán triệt những quan điểm cơ bản sau:

+ Phải quán triệt định hướng phát triển ngành Tài chính đến năm 2010 tầm nhìn 2015 nhằm đảm bảo tính chiến lược của chương trình ĐTBD.

+ Phải toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ nhằm xây dựng đội ngũ CBCC tài chính phát triển toàn diện và có tính chuyên nghiệp cao.

+ Đổi mới nội dung chương trình ĐTBD CBCC ngành Tài chính phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức danh của công chức theo quy định của Nhà nước; phải dựa trên đặc điểm, tính chất của đội ngũ CBCC ngành Tài chính: vừa đông về số lượng, đa dạng và có nhiều yêu cầu khác nhau về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

+ Phải xây dựng một chương trình khung về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho CBCC ngành tài chính đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống và tính thực tiễn cao làm căn cứ để triển khai các hoạt động ĐTBD.

3.3.3.2. Biện pháp đổi mới nội dung chương trình BD:

Thứ nhất, xây dựng nội dung chương trình ĐTBD CBCC ngành Tài

chính theo cấp độ thời gian công tác (theo ngạch công chức):

Mỗi CC kể từ khi được tuyển dụng cho đến khi nghỉ hưu phải trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, do đó họ phải được học tập nhiều chương trình ĐTBD khác nhau từ cấp độ thấp đến cấp độ cao, từ vị trí công tác của nhân viên thừa hành đến vị trí lãnh đạo, ... Vì vậy, công tác ĐTBD cần được thực hiện theo các cấp độ cho phù hợp với thực tế công việc và thời gian công tác của CBCC. Các chương trình ĐTBD được xây dựng theo phương thức này sẽ giúp cho CBCC thường xuyên tích lũy kiến thức, nâng cao trình độ năng lực công tác. Nội dung chương trình theo cấp độ có ưu điểm là: (1) chương trình vừa mang tính hệ thống, vừa mang tính kế thừa (chương trình sau sẽ kế thừa những kiến thức học của chương trình trước, vừa mang tính bổ sung, cập nhật kiến thức mới, vừa có tính chất nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác);(2)chương trình ĐT tránh được trùng lặp trong nội dung.

Các chương trình ĐTBD theo cấp độ thời gian công tác của công chức gồm: + Chương trình ĐT tiền công vụ;

+ Chương trình BD kiến thức QLNN ngạch chuyên viên/ chuyên viên chính/chuyên viên cao cấp.

+ Chương trình ĐTBD trang bị kỹ năng lãnh đạo, quản lý trước khi đề bạt, bổ nhiệm (dành cho CC quy hoạch lãnh đạo các cấp: Phòng/Ban/Cục ...).

Hai là, thiết kế nội dung chương trình phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của từng đối tượng CBCC. Nói cách khác là chương trình ĐTBD phải gắn liền với yêu cầu công vụ:

Để thực hiện tốt giải pháp này, việc triển khai xây dựng nội dung chương trình ĐTBD CBCC phải bám sát những yêu cầu sau:

- Nội dung chương trình phù hợp với từng cấp độ chuyên môn, từng lĩnh vực chuyên môn đáp ứng yêu cầu của cán bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

- Nội dung chương trình phải dựa vào việc cung cấp các khối kiến thức cần thiết cần trang bị cho học viên như:

+ Trang bị và nâng cao kiến thức lý luận về kinh tế tài chính của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế;

+ Trang bị những kiến thức về định hướng, chiến lược phát triển tài chính Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Những cơ hội và thách thức đặt ra đối với nền tài chính quốc gia; Những chính sách và giải pháp thực hiện;

+ Trang bị những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cần thiết; + Trang bị các kỹ năng cần thiết cho CBCC;

+ Trang bị các kiến thức về kỹ thuật hành chính công chức công vụ; + Trang bị các kiến thức về nhân văn: tâm lý học, văn hóa công sở, giao tiếp hành chính, ...

Trên cơ sở đó sẽ xây dựng từng chương trình ĐTBD phù hợp với từng đối tượng CBCC, từng lĩnh vực.

Thứ ba, tăng cường nhân lực, trí lực và tài lực cho việc đổi mới nội

dung chương trình ĐTBC CBCC.

Để có một chương trình phù hợp với thực tế mang tính hữu ích cao, cần có các giải pháp đầu tư về nhân lực. Trong đó đặc biệt là nhân lực có trình độ chuyên môn cao, phải huy động các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành của Bộ Tài chính, các Bộ, Ngành, các Học viện, các trường Đại học, cao đẳng, ... Mặt khác, chương trình ĐTBD phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, vì vậy phải tổ chức điều tra, khảo sát để xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng làm cơ sở để thiết kế các chương trình ĐT phù hợp với thực tế.

Để làm tốt công tác này, Bộ Tài chính cần có chính sách đầu tư thích đáng cho việc xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, bài tập tình huống, bài giảng, ... đặc biệt là đầu tư một khoản kinh phí hợp lý để tổ chức nghiên cứu khảo sát (kể cả học tập kinh nghiệm nước ngoài), thuê chuyên gia tư vấn thiết kế xây dựng nội dung chương trình ĐTBD.

Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm phục vụ cho việc xây dựng chương trình ĐTBD CBCC phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay.

Để có được những chương trình ĐTBD CBCC nói trên cần phải tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế bằng các biện pháp cụ thể sau:

+ Mời chuyên gia tư vấn nước ngoài xây dựng các chương trình ĐTBD đặc biệt là những nội dung chương trình mang tính quốc tế hóa cao;

+ Tổ chức các khóa đào tạo ở nước ngoài về nghiệp vụ và kỹ năng xây dựng chương trình ĐTBD;

+ Mời chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy các lớp ĐTBD để tiếp thu được những kinh nghiệm về ĐTBD và phương pháp giảng dạy cũng như phong cách làm việc khoa học và tính chuyên nghiệp.

3.3.3.3. Những yêu cầu về nội dung chương trình bồi dưỡng:

- Nội dung phải đáp ứng được mục tiêu bồi dưỡng, phải phù hợp với trình độ, sự tiếp thu của người học, phải bổ sung được những kiến thức như kiến thức về quản lý nhà nước, pháp luật, hành chính công, kinh tế thị trường, ngoại ngữ tin học, kỹ năng thực thi công vụ,.…

- Phương hướng cải tiến nội dung chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý phải theo hướng “lấy người học làm trung tâm” nghĩa là chương trình bồi dưỡng mới phải trả lời cho được những câu hỏi sau:

(i) Chương trình sẽ đáp ứng yêu cầu của những năng lực cơ bản nào của CBCC ngành Tài chính để giúp người học nâng cao năng lực, làm việc đạt chất lượng và hiệu quả hơn trong bối cảnh hiện thời của họ?

(ii) “Chuẩn kiến thức, kĩ năng” đối với “nghề” của người học sẽ được xác định như thế nào và có phù hợp với yêu cầu đổi mới trong công tác bồi dưỡng hiện nay?

(iii) Đã xuất hiện từ yêu cầu công việc cụ thể của người học chưa? (iv) Cần phải kết hợp bồi dưỡng lý luận quản lý hiện đại và các nội dung tổng kết từ thực tiễn như thế nào?

- Trong quá trình xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng cán bộ công chức ngành Tài chính phải xác định cho được:

+ Mục tiêu chương trình có thực hiện được không?

+ Sản phẩm của chương trình có phù hợp và phát huy được tác dụng như mong muốn không (hiện nay nội dung bồi dưỡng chưa gắn chặt với mục tiêu năng lực thực hiện và kỹ năng vận dụng nên kết quả bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu).

+ Tính hiệu quả (hiệu quả trong: năng lực của sản phẩm bồi dưỡng, phù hợp với mong muốn của người học không? Hiệu quả ngoài: khả năng đáp ứng yêu cầu của người được bồi dưỡng so với mục tiêu “chuẩn hóa”, phù hợp với yêu cầu hoạt động của người được bồi dưỡng chưa? Hiện nay, chất lượng và hiệu quả của việc bồi dưỡng còn thấp. Nhiều người “học không biết để làm gì” và cũng nhiều vấn đề, kỹ năng muốn được rèn luyện thì không biết học ở đâu).

+ Tính hệ thống (CBCC được học tập những kiến thức có tính kế thừa từ cấp độ thấp đến cấp độ cao và kế thừa những kiến thức đã được đào tạo, bồi dưỡng trước đó).

+ Phải đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, phải thiết thực đối với từng loại CBCC.

+ Phải đảm bảo tính toàn diện, nghĩa là kiến thức bồi dưỡng không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực Tài chính mà còn phải bao hàm cả những kiến thức khác có liên quan. Đối với công chức nhà nước, ngoài những kiến thức cơ

bản về chuyên môn nghiệp vụ, họ cần phải được trang bị thêm một hệ thống những kiến thức cơ bản về nhà nước, các kiến thức tiếp cận thực tiễn về nhà nước CHXHCN Việt Nam như tìm hiểu về bản chất, đặc điểm bộ máy nhà nước qua các giai đoạn lịch sử. Bên cạnh những kiến thức về nhà nước thì những kiến thức về pháp luật, sự hiểu biết về pháp luật cũng không thể thiếu đối với mỗi công chức bởi mỗi người đểu phải sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.

+ Ngoài ra, trong giai đoạn hiện nay, CBCC cũng cần cập nhật những kiến thức về kinh tế thị trường, quản lý kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó việc bồi dưỡng những kiến thức bổ trợ như ngoại ngữ, tin học cũng không kém phần quan trọng trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Đây là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc, tạo điều kiện cho công chức tiếp cận công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới.

3.3.3.4. Cải tiến phương pháp dạy học:

Cần áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại.

Khác với lĩnh vực giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp, lĩnh vực bồi dưỡng CBCC chủ yếu thu hút những đối tượng, đang làm việc trong bộ máy nhà nước. Vì vậy muốn phù hợp với đối tượng này, các chương trình bồi dưỡng cần phải áp dụng các phương pháp thích hợp.

Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học hiện đại hướng đến học viên với sự tham gia tích cực, chủ động của người học vào tiết học, giảng viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, khuyến khích học viên tham gia buổi học chứ không đóng vai trò là người giảng dạy truyền thụ một chiều, thuyết giảng.

Một số phương pháp dạy học có thể sử dụng trong ĐTBD CBCC:

a) Phương pháp tình huống là giảng dạy bằng cách nêu cho học viên

một số tình huống quản lý để học viên (hoặc một nhóm học viên) nghiên cứu, phân tích và tìm ra phương án, cách thức giải quyết. Các tình huống cho phép

người học học qua thực hành và dạy người khác. Những người tham gia có cơ hội nhập vai và gánh trách nhiệm của những con người cụ thể trong những tổ chức cụ thể. Đó chính là hình thức huấn luyện tại chỗ. Phương pháp tình huống cho phép người học tham gia vào quá trình ra quyết định mà người ta phải thực sự đương đầu trong một tổ chức thực; có quyền sở hữu, cảm giác được áp lực, nhận ra rủi ro, và trình bày ý tưởng của mình với người khác.

b) Phương pháp làm việc theo nhóm: lớp học được chia ra thành các nhóm và mỗi nhóm sẽ được giảng viên giao nhiệm vụ. Các nhóm sẽ tổ chức thảo luận và đưa ra kết quả thảo luận của mình. Tổ chức thảo luận chung cả lớp và giảng viên đưa ra những chỉ dẫn cần thiết.

c) Phương pháp phân vai (hay gọi là phương pháp đóng kịch). Mỗi học viên sẽ được phân một vai nhất định hay một trò chơi trong một câu chuyện và các “nhân vật” đóng như thực trong thực tế vai trò của mình. Số học viên còn lại quan sát (hay quay video) và đưa ra những ý kiến nhận xét, bình luận. Giảng viên chỉ lưu ý học viên vào một số kỹ năng nhất định.

d) Phương pháp hội thoại giữa giảng viên và học viên, giữa học viên với nhau về những nội dung cần đề cập trong giờ học v.v …

Các phương pháp được sử dụng kết hợp trong khi thực hiện các bài giảng của chương trình bồi dưỡng (tập huấn) ngắn hạn về kỹ năng quản lý và phương pháp công tác. Để thực hiện các phương pháp trên, cần trang bị và sử dụng một số phương tiện giảng dạy mà phương pháp truyền thống không cần đến. Đó là: máy vi tính xách tay cùng thiết bị chiếu (máy chiếu projector ), các loại bảng giấy, bảng ghim; các mẫu giấy mầu và tờ rơi, camera để quay video. Đồng thời bên cạnh phòng học cần bố trí các phòng nhỏ để tổ chức thảo luận nhóm.

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức, khắc phục lối truyền thụ một chiều, bằng việc áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại và hiệu quả hơn như: đối thoại, thảo luận, đưa ra các bài tập tình huống nhằm rèn

luyện nếp tư duy độc lập, sáng tạo cho người học. Việc lựa chọn các phương pháp giảng dạy cho phù hợp đối với từng từng đối tượng cụ thể của một khóa học là công việc rất quan trọng. Ta biết, đối tượng tham gia bồi dưỡng chủ yếu là những người lớn tuổi đã trải qua quá trình đào tạo, họ có kiến thức và có kinh nghiệm thực tiễn; việc học tập, bồi dưỡng của đối tượng này có mục đích rõ ràng. Vì vậy, phương pháp trình bày theo kiểu đặt tình huống nên được áp dụng rộng rãi nhằm trang bị cho các học viên cách xử lý tốt các tình huống xảy ra trong thực tế. Việc áp dụng phương pháp giảng theo cách đặt tính huống sẽ giảm bớt căng thẳng trong giờ học, tạo không khí sôi nổi trong giờ học, mọi người có thể trao đổi, thảo luận và đưa ra các ý kiến xử lý tình huống của bản thân mình, từ đó sẽ làm tăng khả năng suy luận, phân tích và phán đoán vấn đề một cách toàn diện hơn.

Tuy nhiên, trong các bài tập tình huồng, giảng viên cần lưu ý khi đưa ra đầy đủ các tình huống mẫu có tính đặc trưng, tổng quát và có khả năng bao quát toàn bộ nội dung của một môn học. Các tình huống phải thích hợp, thực tế. Chính điều đó đòi hỏi người giảng viên phải có trình độ lý thuyết nhuần nhuyễn, có khả năng làm chủ và kiểm soát được toàn bộ khối lượng kiến thức của mình, bên cạnh đó, họ phải là người thường xuyên tham gia xử lý các vấn đề trong thực tế để đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong việc chuẩn bị, lựa chọn cách giảng dạy, thảo luận và đưa ra tình huống và lựa chọn giải pháp cho mỗi tình huống đã được đặt ra. Nếu giảng viên không có kinh nghiệm thì

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tại trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 94 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)