TẠI TRƢỜNG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ TÀI CHÍNH – BỘ TÀI CHÍNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tại trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 83)

VI Bồi dƣỡng theo chƣơng trình mu ̣c tiêu

TẠI TRƢỜNG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ TÀI CHÍNH – BỘ TÀI CHÍNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Quan điểm chỉ đạo quản lý công tác BD tại Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ

tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển trong trong giai đoạn hiện nay

Những quan điểm cơ bản chỉ đạo về công tác BD CBCC ngành Tài chính tại Trường BDCB tài chính trong thời gian tới là:

a) ĐTBD CBCC là khâu có tính chất quyết định trong công tác cán bộ, là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của Ngành, của từng đơn vị và cá nhân nhằm từng bước xây dựng nguồn nhân lực ngành Tài chính có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Quan điểm này xuất phát từ vị trí và vai trò của ĐTBD trong công tác cán bộ, công tác tổ chức. Con người là nhân tố cơ bản nhất, năng động nhất của tổ chức; chất lượng và trình độ của con người là yếu tố then chốt quyết định vị thế của một tổ chức. Hoạt động chung của tổ chức đòi hỏi mỗi CBCC là thành viên của tổ chức phải có trình độ, năng lực và phẩm chất tương xứng với công việc được giao. Muốn vậy, CBCC phải được ĐTBD. Các tổ chức cần coi công tác ĐTBD là nhiệm vụ vừa có tính thường xuyên, vừa có tính chiến lược lâu dài; cần giáo dục cho mọi CBCC nhận rõ sự cần thiết của học tập bồi dưỡng. Học tập như là nhu cầu cơ bản không thể thiếu được trong đời sống công tác của mỗi người. Đồng thời cần tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho mọi CBCC trong ngành có thể tham gia học tập trau dồi nghề nghiệp và mở rộng kiến thức.

b) ĐTBD CBCC toàn diện cả về lý luận, chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tiễn

Những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn mới đặt ra yêu cầu đối với CBCC phải vững vàng về chính trị và giỏi về chuyên môn nghiệp vụ. Người cán bộ cần phải có hai mặt đức và tài, phẩm chất và năng lực, trong đó đức bao giờ cũng là cái gốc. Do vậy, ĐTBD CBCC về chuyên môn phải gắn với bồi dưỡng chính trị, làm cho công chức hiểu biết sâu sắc đường lối chính trị, các quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước trong từng giai đoạn cách mạng, nhiệm vụ chính trị của ngành Tài chính. Mục đích chính ĐTBD chuyên môn nghiệp vụ nhằm phục vụ thực hiện nhiệm vụ chính trị. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trong xu hướng chung của nền kinh tế thế giới là hội nhập kinh tế quốc gia với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Thông qua công tác ĐTBD giáo dục cho CBCC tinh thần tận trung với nước, với dân tộc. Biết phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng thời cơ trong hợp tác và cạnh tranh với các nước nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc.

c) ĐTBD CBCC phải theo quy hoạch và kế hoạch, đồng thời giải quyết tốt mối quan hệ giữa ĐTBD và sử dụng CBCC sau đào tạo.

Quan điểm này xuất phát từ sự đòi hỏi khối lượng lớn công tác ĐTBD CBCC ngành Tài chính và đa dạng trong cơ cấu CBCC với những yêu cầu trình độ khác nhau đối với từng loại CBCC.

ĐTBD CBCC theo quy hoạch nghĩa là công tác ĐTBD được thực hiện căn cứ vào nhu cầu CBCC, quy hoạch CBCC và thực trạng trình độ đội ngũ CBCC. Do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, cơ cấu tổ chức ngành Tài chính rất phức tạp bao gồm cán bộ hoạch định chính sách, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, nhân viên phục vụ ... Đối với từng loại cán bộ yêu cầu về trình độ có khác nhau. Vì vậy, yêu cầu, nội dung và phương thức đào tạo có khác nhau. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ và quy hoạch đào tạo cán bộ, hàng năm Bộ Tài chính và các cơ quan trực thuộc Bộ

xác định nhu cầu đào tạo, đối tượng công chức cần đào tạo và có kế hoạch chủ động trong công tác đào tạo bồi dưỡng.

ĐTBD theo quy hoạch sẽ có được đội ngũ CBCC cơ cấu trình độ hợp lý thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành và của từng đơn vị; Đào tạo theo quy hoạch sẽ tránh được hiện tượng đào tạo tràn lan, không đúng đối tượng, có bộ phân thừa cán bộ, có bộ phận thiếu cán bộ, trình độ công chức không phù hợp với yêu cầu thực hiện công vụ.

ĐTBD CBCC theo quy hoạch, ĐTBD có chủ đích, ĐTBD gắn liền với sử dụng công chức sau đào tạo là những nội dung cơ bản của công tác ĐTBD CBCC, công tác cán bộ, và là cơ sở để đánh giá hiệu quả của công tác ĐTBD CBCC của ngành, của từng đơn vị.

d) Huy động mọi nguồn lực đáp ứng yêu cầu ĐTBD công chức đồng thời khuyến khích công chức tự học tập bồi dưỡng.

Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu đào tạo và tính chất phức tạp trong công tác ĐTBD CBCC. Thực tế hiện nay những đòi hỏi của công tác ĐTBD CBCC ngành Tài chính rất lớn, khối lượng công tác giảng dạy, điều kiện vật chất, chi phí phục vụ cho công tác ĐTBD công chức, thời gian học tập của công chức hàng năm là rất nhiều. Những đòi hỏi thực tế này có mâu thuẫn với khả năng tự đáp ứng trong công tác ĐTBD CBCC của ngành: đội ngũ cán bộ giảng dạy, các cở sở đào tạo, kinh phí đào tạo còn rất hạn chế. Để giải quyết mâu thuẫn trên, việc huy động mọi nguồn lực đáp ứng yêu cầu ĐTBD CBCC là cần thiết khách quan. Cần huy động các nhà khoa học, các cán bộ giảng dạy trong và ngoài ngành, tận dụng các cơ sở đào tạo của ngành kết hợp với khai thác triệt để các dự án nước ngoài về ĐTBD CBCC ngành Tài chính. Sử dụng tốt mọi nguồn kinh phí từ ngân hàng, từ các đơn vị và từ các cá nhân đóng góp tạo điều kiện vật chất phục vụ cho công tác ĐTBD.

Học tập nâng cao trình độ vừa là đòi hỏi vừa là nghĩa vụ của công chức. Là đòi hỏi trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, các cơ quan sử dụng lao

động cần tạo môi trường, điều kiện vật chất cho công chức học tập nâng cao trình độ. Là nhiệm vụ, công chức phải có nhiệm vụ học tập trong cuộc đời công tác của mình. Để công tác ĐTBD CBCC có kết quả, tự học tập của mỗi công chức là yếu tố quyết định. Bởi lẽ, tự học là quá trình thu nhận tri thức, tư duy bên trong của từng cá thể. Tự học cho kết quả học tập vững chắc. Tự học tập tiết kiệm được thời gian, chi phí đào tạo và nâng cao kết quả học tập, có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ của công chức. Vì thế cần có biện pháp giáo dục và khuyến khích công chức tự giác học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của sự phát triển để phát triển con đường chức nghiệp, hoàn thành tốt mục tiêu của tổ chức. Bên cạnh việc nâng cao nhận thức, khuyến khích CBCC tham gia học tập bồi dưỡng thường xuyên cũng là tạo ra một xã hội học tập.

e) Các cơ quan quản lý CBCC cần có quy định kiểm tra đánh giá việc tham gia học tập bồi dưỡng của CBCC và coi đó là một tiêu chuẩn để đánh giá công chức.

Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, nền hành chính nước ta, trong đó đội ngũ CBCC đã góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Nhưng cũng chính đội ngũ này lại chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về kinh tế thị trường, hội nhập,... để thực thi công việc một cách thống nhất và có hiệu quả. Các cơ quan quản lý công chức cần có quy định, kiểm tra, đánh giá việc tự học tập, đào tạo của CBCC và coi đó là một tiêu chuẩn để đánh giá công chức. Ngoài những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thì việc tự bồi dưỡng, coi vấn đề rèn luyện về phẩm chất đạo đức là vấn đề quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tại trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 83)