VI Bồi dƣỡng theo chƣơng trình mu ̣c tiêu
3.2.3. Phương hướng đổi mới công tác ĐTBD tại Trường BDCB tài chínhtrong thời gian tớ
Từ những bất cập trong tổ chức quản lý nhà nước đối với quản lý công tác ĐTBD CBCC ngành Tài chính tại Trường BDCB tài chính trong thời gian vừa qua và những bất cập trong thực thi công vụ của đội ngũ CBCC ngành Tài chính. Mục tiêu đổi mới ĐTBD CBCC tại Trường BDCB tài chính trong thời gian tới cần tập trung vào một số vấn đề sau:
Một là, quán triệt sâu sắc những quan điểm, chủ trương của Đảng về ĐTBD CBCC trong giai đoạn mới nhằm đáp ứng các yêu cầu của quá trình CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; tiếp tục nhận thức rõ hơn về mục
tiêu, quy trình và các tiêu chí xây dựng đội ngũ CBCC mới làm căn cứ cho công tác ĐTBD.
Hai là, tập trung khắc phục những yếu kém trong quản lý nhà nước đối
với ĐTBD trên tất cả các mặt, như: xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh, ... Xây dựng các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động ĐTBD thể hiện được sự thống nhất trong nhận thức; đồng thời tiến hành sửa đổi, bổ sung hệ thống các văn bản hiện tại nhằm kiện toàn hệ thống ĐTBD của Trường, đó là: những quy chế điều tiết hoạt động bồi dưỡng, những chính sách đối với giảng viên và học viên, những quy định về cơ chế phối hợp giữa Trường BDCB tài chính và các tổ chức có liên quan.
Ba là, đổi mới nội dung, chương trình và giáo trình, tài liệu, bài giảng cho từng loại đối tượng đào tạo, bồi dưỡng.
ĐTBD trong nước ở giai đoạn này tập trung vào các nội dung và yêu cầu cụ thể sau:
- Tổ chức đào tạo tiền công vụ cho công chức dự bị - những người sau khi trúng tuyển qua các kỳ thi tuyển công chức.
- Tiến hành ĐTBD trang bị các loại kiến thức theo tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước cho công chức các ngạch.
- Đào tạo bồi dưỡng trang bị kỹ năng nghiệp vụ cho công chức các ngạch; - Tổ chức ĐTBD trang bị kỹ năng lãnh đạo, quản lý trước khi đề bạt, bổ nhiệm và cho các đối tượng cán bộ lãnh đạo các cấp đương chức;
- Tiếp tục ĐTBD cán bộ tạo nguồn để hình thành đội ngũ chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực quản lý nhà nước, có trình độ, năng lực tham mưu và đề xuất các chủ trương chính sách lớn, chiến lược về kinh tế - xã hội của ngành,các đề án tổng hợp về kinh tế - xã hội của địa phương.
Bốn là, nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác ĐTBD, đặc biệt là đội
- Từng bước xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm chức đủ mạnh về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
- Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng giảng viên.
- Xây dựng chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ giảng viên - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, thiết thực và hiệu quả.
Năm là, củng cố, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị dạy và học theo hướng hiện đại hóa và phù hợp với tiêu chuẩn phát triển trường.
Sáu là, đổi mới công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, điều chỉnh nhằm
đảm bảo tính chính xác, chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cả trong và sau quá trình học đối với cán bộ, công chức.
Bảy là, đa dạng hóa các phương thức và hình thức ĐTBD.