Biện pháp 5: Đa dạng hóa các hình thức, phương thức đào tạo bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tại trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 107 - 111)

VI Bồi dƣỡng theo chƣơng trình mu ̣c tiêu

3.3.6. Biện pháp 5: Đa dạng hóa các hình thức, phương thức đào tạo bồi dưỡng

3.3.6. Biện pháp 5 : Đa dạng hóa các hình thức, phương thức đào tạo bồi dưỡng tạo bồi dưỡng

Như chương 2 đã mô tả thực trạng áp dụng các hình thức và phương thức ĐTBD của Trường BDCB tài chính trong thời gian qua, đó là các hình thức đào tạo trực tiếp: đào tạo ngắn hạn/dài hạn; đào tạo tập trung/bán tập trung; đào tạo trong nước và đào tạo ở nước ngoài; về phương thức có tổ chức theo các lớp, thực hiện các chương trình bồi dưỡng… Tuy nhiên, trong các hình thức, phương thức đang thực hiện cần có những cải tiến nhất định và tăng cường thêm những hình thức, phương thức mới.

3.3.6.1. Thực hiện hình thức tổ chức bồi dưỡng tập trung :

Hiện nay, hình thức tổ chức tập trung đang là hình thức phổ biến và cũng có những ưu, nhược điểm. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hình thức tổ chức bồi dưỡng tập trung, theo chúng tôi, cần đổi mới một số khâu trong quá trình tổ chức:

(a) Thời gian tập trung cho mỗi khoá không nên thiết kế quá dài, có thể chia thành các đợt tập trung để học viên vừa có điều kiện tham gia học tập, vừa có điều kiện thực hiện các nhiệm vụ ở cơ sở. Nếu chia thành các đợt tập trung, trong khoảng thời gian giữa các đợt, học viên vẫn tiếp tục thực hiện một số công việc của khoá học (làm bài tập, viết thu hoạch, viết tiểu luận...).

(b) Quy mô lớp không để quá lớn, phù hợp nhất cho đổi mới phương pháp dạy học, mỗi lớp chỉ khoảng 25-30 học viên.

(c)Cần cải tiến cách biên soạn và phương thức cung cấp tài liệu học tập.

3.3.6.2. Thực hiện hình thức tổ chức bồi dưỡng tại chỗ:

a) Cách thức tổ chức : Tổ chức tại chỗ là người học được học ngay tại nơi họ đang làm việc. Đây là hình thức thường được tổ chức có sự phối hợp giữa Trường BDCB tài chính với các cơ quan, tổ chức hành chính, sự nghiệp

(gọi tắt là đơn vị đối tác). Hình thức tại chỗ có thể được thực hiện bằng cách thức sau:

Học viên tự học là chính, xen kẽ những đợt tập trung nghe giảng ngắn ngày tại các đơn vị đối tác để giảng viên trao đổi, giải đáp thắc mắc và tổ chức các hoạt động giúp đỡ học viên học tập (hướng dẫn làm bài tập, làm tiểu luận, thảo luận, xemina...).

b) Để tổ chức học tập tại chỗ có hiệu quả, cần thực hiện tốt các khâu sau: - Phải có kế hoạch đầy đủ, chi tiết của các khâu, các giai đoạn học tập (tự học, học tập trung, đánh giá...) và thông báo đến tận người học.

- Về tài liệu, cần được biên soạn theo hình thức tự học là chủ yếu ;

- Về đội ngũ giảng viên : phải nhiệt tình và phải biết cách tổ chức dạy học tại chỗ.

3.3.6.3. Thực hiện phương thức tổ chức bồi dưỡng từ xa :

Cách thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng từ xa có thể tóm tắt như sau : - Trường BDCB tài chính thông báo nội dung chương trình và kế hoạch ĐT-BD. Học viên tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập thông qua các phương tiện thông tin :

+ Các chương trình được phát trên các kênh truyền thanh, truyền hình; + Tài liệu học tập được cung cấp bằng tài liệu in kèm theo các băng tiếng, băng hình để học viên tự học.

+ Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học tập. + Tự đánh giá kết quả học tập.

3.3.6.4. Thực hiện hình thức tổ chức bồi dưỡng trực tuyến (E-learning)

E-learning là gì? bất cứ hình thức đào tạo nào được thực hiện

thông qua công nghệ thông tin và truyền thông.

E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là một thuật ngữ mới. Hiện nay theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-Learning. Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ

dùng để mô tả việc học tập và đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin.

E-learning làm biến đổi cách học cũng như vai trò của người học. Người học đóng vai trò trung tâm và chủ động của quá trình đào tạo, có thể học mọi lúc, mọi nơi, miễn rằng nơi đó có phương tiện trợ giúp việc học.

+ Người học có thể học theo thời gian biểu cá nhân, với nhịp độ tuỳ theo khả năng và có thể chọn các nội dung học, do đó nó sẽ mở rộng đối tượng đào tạo rất nhiều. Tuy không thể hoàn toàn thay thế được phương thức đào tạo truyền thống, E-learning cho phép quyết định một vấn đề nan giải trong lĩnh vực giáo dục thế giới: đó là nhu cầu đào tạo của người lao động và sinh viên tăng lên quá tải so với khả năng của các cơ sở đào tạo.

+ E-learning sẽ có sức lôi cuốn rất nhiều người học kể cả những người trước đây chưa bao giờ bị hấp dẫn bởi lối giáo dục kiểu cũ và nó rất phù hợp với hoàn cảnh của những người đang đi làm nhưng vẫn muốn nâng cao trình độ.

+ Các chương trình đào tạo từ xa trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độ phong phú về giao diện, sử dụng rất nhiều hiệu ứng đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh, hình ảnh động ba chiều, kỹ xảo hoạt hình,… có độ tương tác cao giữa người sử dụng và chương trình, đàm thoại trực tiếp qua mạng. Điều này đem đến cho học viên sự thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng như hiệu quả trong học tập.

+ E-learning cho phép học viên làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt là cho phép tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, duyệt lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi mới những người cùng học hoặc giáo viên ngay trong quá trình học, những điều mà theo cách học truyền thống là không thể hoặc đòi hỏi chi phí quá cao.

+ E-learning có thể vận dụng trong các trường hợp như: (i)Phổ biến chế độ chính sách mới;

(ii) Cập nhật kiến thức quản lý;

(iii) Đào tạo lại các kiến thức đã cũ để phù hợp với kinh tế thị trường.

+ Điều kiện thực hiện: hiện nay trong hệ thống Tài chính có mạng vi tính trong tất cả các hệ thống: Kho bạc Nhà nước, Thuế, Hải quan, Dự trữ nối mạng từ Trung ương đến địa phương nên việc tổ chức học rất thuận lợi, nhưng cần có:

(i) Chương trình nội dung bài giảng phù hợp; (ii) Biện pháp kiểm tra đánh giá kiến thức.

3.3.6.5. Cá thể hoá quá trình bồi dưỡng CBCC:

Cá thể hoá quá trình đào tạo, bồi dưỡng là xu thế nhưng cũng là nhu cầu của thời đại. Một chương trình đào tạo, bồi dưỡng không nhất thiết người học phải học một cách “đầy đủ” cả về nội dung và thời lượng. Trong một xã hội học tập, mọi người có thể học mọi nơi, mọi lúc, mọi nhu cầu, mọi nội dung và học ở mọi người. Người CBCC cũng vậy, họ có nhu cầu tri thức về chuyên môn nghiệp vụ không giống nhau và họ cũng có thể chỉ học những gì họ cần.

Để giúp cho việc “cá thể hoá quá trình bồi dưỡng”, cần có các yếu tố : - Chương trình phải đa dạng về nội dung, phải phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn quản lý tài chính Việt Nam;

- Nội dung chương trình được thông báo rộng rãi.

- Hình thức, phương thức tổ chức bồi dưỡng phải đa dạng. Các hình thức, phương thức tổ chức này cũng cần được thông báo đến các người học;

- Tổ chức để người học được đăng ký đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực hay nội dung mà họ đang có nhu cầu.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tại trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)