Thực trạng quản lý thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông Na Dương, tỉnh Lạng Sơn (Trang 68 - 69)

Việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học là nhiệm vụ bắt buộc của mỗi giáo viên và nhà trường. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý nhà trường là quản lý việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học.

Bảng 2.19. Tổng hơ ̣p mƣ́c đô ̣ thƣ̣c hiê ̣n kế hoạch, chƣơng trình dạy học T

T Nô ̣i dung Mƣ́c đô ̣ thƣ̣c hiê ̣n (%)

Tốt Khá T.Bình Yếu

1

Chỉ đạo các bộ môn cụ thể hoá kế hoạch và các quy định thực hiện chương trình dạy học

58 34 8 0

2 Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện

chương trình môn học của giáo viên 72 28 0 0 3 Kiểm tra kế hoạch và tiến độ giảng

dạy bộ môn của giáo viên 76 16 8 0

4 Quản lí nề nếp, thời gian trên lớp của

giáo viên 82 18 0 0

5

Sử dụng kết quả thực hiện nề nếp trong đánh giá, xếp loại thi đua của giáo viên

78 22 0 0

Qua phân tích số liệu nêu trên, tác giả nhận thấy việc quản lý thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học của lãnh đạo nhà trường tương đối tốt, trong đó việc quản lý nền nếp được chú ý hơn cả. Tuy nhiên, hai nội dung thứ 1 và

thứ 3 trong bảng tổng hợp nêu trên vẫn còn 8% ý kiến được hỏi nhận định việc thực hiện quản lý kế hoạch, chương trình dạy học của lãnh đạo nhà trường đạt mức Trung bình. Nguyên nhân là do lãnh đạo nhà trường chưa triệt để trong việc chỉ đạo các bộ môn cụ thể chi tiết nội dung kế hoạch theo từng tuần, tháng và học kỳ. Việc kiểm tra kế hoạch và tiến độ giảng dạy bộ môn chưa kịp thời, có lúc còn giao khoán cho TTCM.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông Na Dương, tỉnh Lạng Sơn (Trang 68 - 69)