Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông Na Dương, tỉnh Lạng Sơn (Trang 35 - 36)

Để có được những tác động thực sự đến thành tựu của học sinh, đội ngũ giáo viên nhà trường đóng vai trò then chốt. Người ta đã chứng minh được rằng, một học sinh trung bình nếu được học ở lớp học có giáo viên giỏi thì họ sẽ tiến bộ về môn học do giáo viên đó phụ trách nhanh hơn so với học sinh trung bình học ở lớp có giáo viên có trình độ chuyên môn thấp, nghiệp vụ sư phạm yếu.

Tác giả Hà Nhật Thăng và Trần Hữu Hoan đã viết:“Có thầy giỏi sẽ kích thích sự ham mê học tập của học sinh, sẽ tạo ra được cơ hội, trang bị cho các em cái “cần câu” và “cách câu cá” chứ không phải cho các em một con cá. Một giáo viên giỏi là trang bị cho học sinh nhận thức, tạo cho các em sự say mê khám phá, trang bị cho các em cách thức chiếm lĩnh tri thức của nhân loại làm giàu sự hiểu biết của cá nhân và khả năng vận dụng kinh nghiệm của nhân loại vào thực tế cuộc sống” [11, tr. 233].

Thực tế cho thấy, trong nhà trường nếu được biên chế đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng thì hiệu quả công tác sẽ cao dưới sự điều hành của hiệu trưởng có năng lực về QLGD. Ngược lại, nếu thiếu giáo viên và chất lượng đội ngũ chưa cao, sự phân công nhiệm vụ của hiệu trưởng sẽ không có nhiều phương án để lựa chọn, việc phân công sẽ không thể đúng người, đúng việc, không phát huy được năng lực, sở trường của giáo viên. Mọi kế hoạch đặt ra đều hạn chế về mục tiêu do thiếu thực lực. Để nâng cao được chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, người hiệu trưởng phải nắm chắc lý luận về QLGD, nghiên cứu, tham khảo nhiều mô hình nhà trường có thực trạng tương tự để có những giải pháp quản lý phù hợp dần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông Na Dương, tỉnh Lạng Sơn (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)