Biện pháp 6: Tăng cường các phong trào thi đua thúc đẩy hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông Na Dương, tỉnh Lạng Sơn (Trang 89 - 93)

dạy học trong nhà trường

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục tại chỗ với sự chủ động của mỗi thành viên trong nhà trường. Thông qua chỉ đạo việc

giáo viên giúp đỡ giáo viên và giáo viên giúp đỡ học sinh, hiệu trưởng có thể nắm bắt được tình hình đội ngũ giúp cho công tác quản lý và chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường và nắm được ý thức, trách nhiệm của giáo viên đối với học sinh.

Nâng cao sự đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong nhà trường qua việc giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên đối với đồng nghiệp và đối với học sinh trong nhà trường.

Giảm tỷ lệ giáo viên còn hạn chế về năng lực, kinh nghiệm công tác, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiê ̣n biê ̣n pháp

+ Đối với phong trào "giáo viên giúp đỡ giáo viên"

Đầu năm học, hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn yêu cầu giáo viên nêu đề nghị nội dung cần giúp đỡ trong năm học mới. TTCM căn cứ kết quả kiểm điểm, đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm học trước, lập danh sách báo cáo hiệu trưởng và tham mưu cho hiệu trưởng người giúp đỡ để hiệu trưởng biết và chỉ đạo thực hiện. Thời gian TTCM báo cáo hiệu trưởng chậm nhất vào cuối tháng 8 hằng năm.

Căn cứ báo cáo, tham mưu của TTCM và đề nghị của giáo viên, hiệu trưởng triệu tập họp ban lãnh đạo nhà trường gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, TTCM, Khối trưởng Chủ nhiệm, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn trường, TKHĐ để thực hiện phân công người giúp đỡ giáo viên. Mọi giáo viên trong nhà trường, kể cả CBQL cũng đều phải được giúp đỡ từ đồng nghiệp theo từng nội dung cần giúp đỡ và phải thực hiện giúp đỡ người khác về nội dung mà mình nắm vững, có kinh nghiệm. Sau khi thống nhất trong ban lãnh đạo nhà trường, hiệu trưởng ra quyết định phân công giáo viên giúp đỡ giáo viên. Quyết định phải thể hiện rõ họ và tên người giúp đỡ, người được

giúp đỡ, nội dung giúp đỡ và thời gian hoàn thành. Thời gian hoàn thành việc phân công giáo viên giúp đỡ giáo viên trước 10 tháng 9.

Căn cứ trên quyết định phân công, hiệu trưởng yêu cầu người giúp đỡ xây dựng kế hoạch giúp đỡ. Kế hoạch phải thể hiện rõ nội dung giúp đỡ, các biện pháp thực hiện, thời gian hoàn thành và có chỉ tiêu về kết quả thực hiện. Giao cho một đồng chí phó hiệu trưởng căn cứ kế hoạch giúp đỡ của giáo viên, xây dựng kế hoạch hỗ trợ chung của nhà trường về cơ sở vật chất, về thời gian và tinh thần để đảm bảo giáo viên được giúp đỡ có sự sự phát triển về nội dung cần giúp đỡ. Phó hiệu trưởng này là người được hiệu trưởng giao nhiệm vụ phụ trách nhiệm về nội dung "Giáo viên giúp đỡ giáo viên phát triển".

Kế hoạch giúp đỡ giáo viên phải được duyệt trước khi triển khai thực hiện. Hiệu trưởng ủy quyền cho các thành viên ban lãnh đạo duyệt các kế hoạch giúp đỡ của giáo viên: TTCM duyệt các kế hoạch của giáo viên về lĩnh vực chuyên môn. Khối trưởng Chủ nhiệm duyệt các kế hoạch về lĩnh vực công tác chủ nhiệm. Bí thư đoàn trường duyệt các kế hoạch về lĩnh vực hoạt động Đoàn. Chủ tịch Công đoàn duyệt các kế hoạch về lĩnh vực hoạt động Công đoàn. Kế hoạch do TTCM, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư đoàn trường, Khối trưởng chủ nhiệm xây dựng do hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng duyệt. Thời gian hoàn thành việc xây dựng và duyệt kế hoạch xong trước 25 tháng 9 hằng năm.

Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng trực tiếp giám sát, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch giúp đỡ giáo viên của mọi thành viên trong nhà trường. Hằng tháng, yêu cầu giáo viên báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch giúp đỡ giáo viên cho hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phụ trách biết, kịp thời chỉ đạo, góp ý để giáo viên thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đề ra.

Lấy kết quả tiến bộ của giáo viên được giúp đỡ làm một tiêu chí để bình xét thi đua, đánh giá xếp loại giáo viên cuối học kỳ và cuối năm học.

+ Đối với phong trào "giáo viên giúp đỡ học sinh"

Căn cứ kết quả năm học trước, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên bộ môn lập danh sách học sinh yếu kém, giáo viên chủ nhiệm lập danh sách học sinh còn chưa chăm ngoan để nhà trường xem xét. Tiến hành rà soát danh sách đã nộp của giáo viên, hiệu trưởng căn cứ năng lực giáo viên và phân công nhiệm vụ năm học mới, phân công mỗi giáo viên giúp đỡ ít nhất 2 học sinh tiến bộ.

Chỉ đạo giáo viên được phân công giúp đỡ học sinh đưa vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của cá nhân, cụ thể nội dung giúp đỡ học sinh và biện pháp giúp đỡ vào nhiệm thực hiện từng tháng, trong đó chú trọng việc hướng dẫn học sinh cách tự học, tự rèn luyện. Kế hoạch phải có chỉ tiêu về kết quả giúp đỡ học sinh. Thời gian hoàn thành kế hoạch giúp đỡ phải trước 10 tháng 9.

Chỉ đạo TTCM duyệt, đôn đốc giám sát việc thực hiện kế hoạch giúp đỡ học sinh của giáo viên. Hiệu trưởng đột xuất kiểm tra việc giúp đỡ học sinh của giáo viên để tư vấn, giúp đỡ giáo viên có điều kiện hoàn thành kế hoạch đã đề ra.

Giao cho một đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách việc giúp đỡ học sinh của giáo viên. Cuối mỗi học kỳ, yêu cầu giáo viên báo cáo kết quả giúp đỡ học sinh về nhà trường gồm: nội dung giúp đỡ, các biện pháp đã thực hiện, sự tiến bộ của học sinh, đề xuất các hình thức thực hiện mới có hiệu quả. Căn cứ kết quả thực hiện của giáo viên, Hiệu trưởng chỉ đạo tiếp tục thực hiện việc giúp đỡ. Đối với học sinh có sự tiến bộ rõ rệt thì tiếp tục theo dõi giúp đỡ và cử giáo viên giúp đỡ học sinh đó giúp đỡ thêm học sinh khác. Đối với học sinh chưa tiến bộ hoặc tiến bộ chưa nhiều, hiệu trưởng tiếp tục chỉ đạo giáo viên giúp đỡ tăng cường các biện pháp để có hiệu quả giúp đỡ rõ ràng vào

cuối năm học. Đối với học sinh không tiến bộ và còn yếu hơn trước khi giúp đỡ, hiệu trưởng gặp trực tiếp giáo viên giúp đỡ tìm hiểu nguyên nhân và tư vấn, định hướng để giáo viên có thể thực hiện tốt hơn kế hoạch giúp đỡ đã đề ra. Trường hợp đặc biệt, hiệu trưởng có thể điều chỉnh phân công, cử giáo viên khác giúp đỡ tiếp học sinh chưa tiến bộ.

Bên cạnh việc phân công giáo viên giúp đỡ học sinh, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên bộ môn căn cứ đặc điểm học sinh của lớp dạy, chọn cử học sinh khá giỏi, ý thức tốt giúp đỡ học sinh có sức học yếu kém, chưa có ý thức học tập và rèn luyện. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách giúp đỡ bạn phát huy được tính tự giác , chủ động của học sinh được phân công. Phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để nhân rộng các hoạt đô ̣ng giúp đỡ ba ̣n trong ho ̣c sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo du ̣c toàn diê ̣n của nhà trường.

Chỉ đạo việc đưa kết quả thực hiện kế hoạch giúp đỡ học sinh tiến bộ của giáo viên vào bình xét thi đua và đánh giá xếp loại giáo viên cuối học kỳ và cuối năm học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông Na Dương, tỉnh Lạng Sơn (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)