Quy mô trường lớp, chất lượng học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông Na Dương, tỉnh Lạng Sơn (Trang 42 - 46)

2.1.2.1. Quy mô

Trường THPT Na Dương tỉnh Lạng Sơn trong những năm gần đây không có biến động nhiều về quy mô trường lớp.

Bảng 2.1: Thống kê số lớp và số học sinh theo 3 năm học gần đây

Khối lớp Năm học 2010 – 2011 Năm học 2011 - 2012 Năm học 2012 - 2013 Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS 10 8 330 8 331 8 276 11 7 307 7 300 8 294 12 7 274 7 300 7 289 Tổng 22 911 22 931 23 859

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm học gần đây của Nhà trường)

Dựa vào bảng thống kê ta thấy, năm học 2010 – 2011 và 2011 – 2012 không có thay đổi về số lớp, số học sinh cũng cơ bản ổn định. Tuy nhiên, cơ cấu lớp học theo sĩ số học sinh có sự điều chỉnh ở năm học 2012 – 2013, số học sinh giảm hơn so với 2 năm học trước nhưng số lớp lại tăng lên 01 lớp. Qua tìm hiểu, năm học 2012 – 2013 được biên chế 23 lớp với 925 học sinh đầu năm học, đến cuối năm học chỉ còn 859 học sinh, giảm 66 học sinh chiếm tỷ lệ 7,1% tăng 3,4% so với năm học 2012 - 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, học sinh không có điều kiện theo học và phải tham gia đi làm thuê cùng gia đình.

2.1.2.2. Chất lượng học tập của học sinh + Chất lượng hai mặt giáo dục

Trường THPT Na Dương có địa bàn tuyển sinh là các xã có điều kiện kinh tế khó khăn và Thị trấn Na Dương, hầu hết các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Do vậy, trình độ dân trí chưa cao, chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp, điểm chuẩn đầu vào của trường thường xếp ở tốp các trường có điểm chuẩn thấp nhất trong tỉnh Lạng Sơn.

Bảng 2.2: Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục học sinh 3 năm học gần đây

Năm học Số HS

Hạnh kiểm (%) Học lực (%)

Tốt Khá T.bình Yếu Giỏi Khá T.bình Yếu Kém

2010-2011 911 70,1 23,1 6,8 0,0 0,8 26,3 66,4 6,5 0,0

2011-2012 931 71,6 22,7 5,7 0,0 0,9 26,3 64,1 8,7 0,0

2012-2013 859 71,5 20,8 7,3 0,3 2,1 34,2 56,6 7,0 0,1

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm học gần đây của Nhà trường)

Theo bảng thống kê ta thấy, chất lượng học tập của học sinh có thay đổi theo xu hướng tăng rõ rệt ở các chỉ số về tỷ lệ xếp loại học lực Khá, Giỏi đối với năm học 2012 – 2013 so với hai năm học trước đó. Tuy nhiên cũng đã xuất hiện tỷ lệ học lực xếp loại Kém (0,1% ) trong khi hai năm học trước không có tỷ lệ học sinh có học lực xếp loại kém. Về tỷ lệ học sinh xếp loại Hạnh kiểm Trung bình và Yếu ở năm học 2012 – 2013 cũng cao hơn so với hai năm học trước. Như vậy có thể thấy là chất lượng giáo dục của nhà trường chưa có sự ổn định, tỷ lệ học sinh Khá, Giỏi tăng nhưng tỷ lệ học sinh xếp loại Kém xuất hiện và tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm Trung bình và Yếu cũng cao hơn so với 2 năm học trước. Ngoài nguyên nhân chất lượng học sinh đầu vào thấp, điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, đa số học sinh chưa được cha, mẹ và gia đình quan tâm đúng mực, nguyên nhân tiếp theo rất quan

trọng có tính quyết định là đội ngũ giáo viên của nhà trường trẻ kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, chất lượng chuyên môn chưa cao, chưa có đội ngũ giáo viên cốt cán đủ mạnh; GVCN chưa theo sát lớp, nhà trường chưa làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Hằng năm, nhà trường thường có giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, chuyên môn vững chuyển công tác; Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, thiếu phòng học, thiết bị, đồ dùng dạy học lạc hậu, thiếu sân bãi tập cho các môn học thực hành ngoài trời,…

+ Chất lượng học sinh mũi nhọn qua các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh

Bảng 2.3: Kết quả thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh 3 năm học gần đây

Năm học Lớp 11 Lớp 12 Giải Nhất Giải Nhì Giải Ba Giải Khuyến khích Giải Nhất Giải Nhì Giải Ba Giải Khuyến khích 2010 - 2011 0 0 3 8 0 0 1 6 2011 – 2012 0 0 6 3 0 0 4 7 2012 – 2013 0 0 0 6 0 0 0 6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm học gần đây của Nhà trường)

Theo bảng kết quả trên, chất lượng học sinh mũi nhọn các môn học còn khá khiêm tốn, số lượng và chất lượng giải cũng không ổn định và có chiều hướng giảm nhiều ở năm học 2012 – 2013. Các năm học trước, nhà trường đều có học sinh đạt giải Ba, nhưng đến năm học 2012 – 2013 nhà trường chỉ có 12 giải Khuyến khích. Trong cả 3 năm học nói trên, nhà trường không có học sinh đạt giải Nhất, Nhì trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ chưa đủ mạnh, chưa có phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp, đa số là giáo viên trẻ có kiến thức tham gia ôn luyện nhưng chưa có kinh nghiệm trong việc rà soát tuyển chọn, bồi dưỡng đội tuyển, phương pháp hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu còn hạn

chế. Nhà trường còn thiếu phòng học nên không có phòng dành riêng cho ôn luyện, chế độ đãi ngộ giáo viên ôn luyện chưa thật kịp thời và có lúc chưa thỏa đáng. Công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường về hoạt động bồi dưỡng học sinh mũi nhọn chưa thật sâu sát và chưa có kế hoạch dài hạn nên nhà trường chưa có đội tuyển học sinh giỏi lớp 10, học sinh chưa được ôn luyện sớm.

+ Kết quả học sinh tốt nghiệp THPT và thi vào các trường Đại học – Cao đẳng

Bảng 2.4: Thống kê tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp THPT 3 năm học gần đây

Năm học Tỷ lệ tốt nghiệp THPT Tỷ lệ học sinh thi đỗ ĐH – CĐ

2010 - 2011 85,96 % 38,69 %

2011 – 2012 99,68 % 39 %

2012 – 2013 99,31 % 37%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm học gần đây của Nhà trường) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo bảng thống kê, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT của nhà trường 3 năm học gần đây tăng lên và có xu hướng ổn định ở hai năm học sau. Nguyên nhân là nhà trường đã có nhiều giải pháp, thực hiện đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sinh hoạt chuyên môn tìm phương pháp ôn tập hiệu quả. Thực hiện phong trào “Mỗi giáo viên khá, giỏi nhận giúp đỡ đồng nghiệp phát triển” và “ Giáo viên giúp đỡ học sinh tiến bộ”, đội ngũ giáo viên trẻ, thiếu kinh nghiệm giảng dạy đã được giúp đỡ về phương pháp ôn tập, phương pháp hướng dẫn học sinh tự học, chất lượng các tiết ôn tập được nâng cao, học sinh ôn tập hiệu quả hơn. Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ, giúp đỡ về gạo ăn, kinh phí học tập, được bỗ trí chỗ nghỉ trong khu ký túc xá của nhà trường và được hỗ trợ các xuất ăn trong những ngày thi. Tỷ lệ HS đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng tương đối ổn định. Có được tỷ lê ̣ như vâ ̣y là do các em đã được tư vấn , định hướng nên đã đăng ký thi vào các ngành, trường vừa sức.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông Na Dương, tỉnh Lạng Sơn (Trang 42 - 46)