Học sinh: đọc trước bài ở nhà

Một phần của tài liệu giáo án hóa học 8 chuẩn kt-kn 2012-2013 (Trang 28 - 30)

- Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi từ chất này

2.Học sinh: đọc trước bài ở nhà

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn đ ịnh t ổ c hức: (1’) Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học.

2. Bài c u: (9’)

- HS 1 : Phản ứng hóa học là gì? Cho 1 ví dụ về phản ứng hóa học?

- HS 2 : Viết 1 phương trình chữ và cho biết chất tham gia , chất sản phẩm của phản ứng hóa học đó?

3. Bài m ới :

Hoạt đông của GV Hoạt đông của HS Nôi dung

Hoạt đông 1: III. KHI NÀO PHẢN ỨNG HOÁ HỌC XẢY RA (10’)

- GV: Làm thí nghiệm biểu diễn: Zn + HCl.

Yêu cầu HS quan sát và nêu điều kiện thứ nhất để phản ứng sảy ra.

-GV: Yêu cầu HS lên viết phương trình chữ của phản ứng.

- GV diển giảng thêm : Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng xảy ra dễ dàng và nhanh hơn . -GV hỏi:Than muốn cháy trong không khí ta phải làm gì? -GV: Quá trình biến đổi từ rượu thành gạo cần điều kiện gi ?

- GV: Vậy, điều kiện tiếp theo là gì?

-HS: Theo dõi thí nghiệm, nêu hiện tượng và điều kiện để phản ứng xảy ra.

-HS: Viết PT chữ:

Kẽm + axit clohiđric  Kẽm clorua + khí hyđro

-HS: Nghe giảng và ghi nhớ.

-HS: Phải đốt (phải đun nóng đến một nhiệt độ thích hợp ) -HS: Phải có men rượu và yếm khí. -HS: Cần có xúc tác. 1. Các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau . 2. Một số phản ứng cần có nhiệt độ 3. Một số phản ứng cần có mặt của chất xúc tác

Hoạt đông 2: IV. LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT CÓ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC XẢY RA? (10’)

-GV: Thí nghiệm Zn + HCl. Vì sao chúng ta biết có phản ứng sảy ra?

- GV: Làm thí nghiệm: Nhiệt phân đường. Yêu cầu HS nêu dấu hiệu phản ứng.

-GV: Đốt củi ta sẽ thấy điều gì?

-GV: Vậy, có những dấu hiệu nào để nhận biết phản ứng hoá học sảy ra?

-HS: Thấy có sủi bọt khí ( có chất mới tạo thành ).

-HS: Đường từ trắng sang đen

-HS: Thấy cháy sáng và toả nhiệt.

-HS: Trả lời và ghi vở.

+ Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.

+ Màu sắc + Tính tan

+ Trạng thái ( Tạo ra chất rắn không tan [ kết tủa ] ,tạo ra chất khí )

Hoạt đông 3: CỦNG CỐ, DẶN DÒ (15’) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học - Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập: nhỏ một vài giọt axit clohyđric ( HCl) vào cục đá vôi (có thành phần chính là canxicacbonat) ta thấy có bọt khí sủi lên . a. Dấu hiệu nào cho thấy có phản ứng hoá học xảy ra ?

b. Viết phương trình chữ của phản ứng , biết rằng sản phẩm của phản ứng là chất canxiclorua , nước và cacbonđioxit - Làm Bt 5,6 SGK/51

- Chuẩn bị: Bài thực hành số 3

- Nhắc lại nội dung bài học - Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.

- Nghe và thực hiện

Tuần 10 Ngày soạn: 21/10/2012

Tiết 10 Ngày dạy: 24/10/2012

Bài 14: BÀI THỰC HÀNH 3

DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HOÁ HỌCI. MỤC TIÊU: I. MỤC TIÊU:

1.Kiến t hức :

- Học sinh phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học - Học sinh phân biệt được dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra.

Một phần của tài liệu giáo án hóa học 8 chuẩn kt-kn 2012-2013 (Trang 28 - 30)