Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Trang 110 - 114)

- Nguyên nhân khách quan

c. Các phương án lựa chọn cơ cấu vốn của CIENCO

3.3.2. Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển

Thị trường tài chính phát triển sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc huy động vốn đặc biệt là vốn dài hạn như phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Các giải pháp để thúc đẩy thị trường tài chính phát triển tập trung vào thị trường chứng khoán với hướng sau:

- Tăng tính thanh khoản của chứng khoán lưu hành trên thị trường đặc biệt là thị trường trái phiếu.

Tính thanh khoản của chứng khoán được đo bằng hệ số giữa Tổng giá trị giao dịch chứng khoán so với GDP. Mặc dù tính thanh khoản của cổ phiếu cao hơn trái phiếu nhưng vẫn còn khá thấp. Khối lượng cổ phiếu khá lớn do Nhà nước nắm giữ không được giao dịch ví dụ như Ngân hàng ngoại thương

có tới trên 80% số cổ phiếu của Nhà nước nắm giữ không được đưa ra giao dịch trên thị trường.

Trong thời gian tới cần tách biệt giao dịch trái phiếu và giao dịch cổ phiếu để tăng tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã đặt ra lộ trình này nhằm tách biệt hai thị trường này và chọn ra phương thức mua bán phù hợp nhất.

Cần đa dạng hoá các loại trái phiếu doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, chịu tác động ngày càng nhiều của các biến động kinh tế vĩ mô từ nền kinh tế Mỹ và các nước Châu Á, thì việc đảm bảo sự ổn định tương đối của giá trái phiếu là điều kiện quan trọng để thu hút các nhà đầu tư. Ví dụ như việc phát hành trái phiếu có lãi suất đảm bảo bằng vàng, hay lãi suất thực đảm bảo dương trong trường hợp lạm phát cao.

- Khuyến khích sự tham gia của các quỹ đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp

Hiện tại, các quỹ đầu tư hay các quỹ tương hỗ ở Việt Nam đã khá phát triển, với danh mục cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Đây là một thành viên tích cực của thị trường góp phần tăng tính thanh khoản cho thị trường. Các quỹ đầu tư sẽ tập hợp các nguồn vốn nhỏ lẻ từ nhiều nhà đầu tư không chuyên nghiệp, đầu tư vào danh mục cổ phiếu và trái phiếu. Khi đó, các quỹ đầu tư bằng trình độ chuyên nghiệp và cơ hội tiếp cận thông tin đầy đủ hơn sẽ thực hiện việc mua bán chứng khoán kiếm lời. Sự tham gia tích cực của các quỹ đầu tư tương hỗ và hưu trí sẽ làm tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán.

- Đẩy mạnh sự phát triển của các nhà tạo lập thị trường

sôi động như hiện nay, các văn bản phát luật cần được ban hành nhằm khuyến khích các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại trở thành nhà tạo lập thị trường để thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

- Công khai hoá thông tin và hỗ trợ các tổ chức cung cấp thông tin hoạt động có hiệu quả.

Luật doanh nghiệp 2005 đã thiết lập một cơ cấu quản trị phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước. Luật đã thiết lập những yêu cầu và cơ chế công khai hoá bắt buộc tương đối đầy đủ và cụ thể. Tuy vậy, hiệu quả và hiệu lực của công khai hoá bắt buộc còn phụ thuộc vào tính kỷ luật của những người quản lý, những người đại diện quyền chủ sở hữu, tính nhất quán và nghiêm khắc trong thực thi phát luật, nhất là xử lý nghiêm khắc các cá nhân không công khai hoá các lợi ích liên quan theo quy định.

Bên cạnh công khai hoá thông tin, việc hỗ trợ phát triển các tổ chức cung cấp thông tin cũng góp phần gia tăng các biện pháp huy động vốn dài hạn của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Nhà nước cần hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức cung cấp thông tin hoạt động có chất lượng, khuyến khích các tổ chức tư nhân tham gia vào thị trường cung cấp thông tin, khuyến khích phát triển các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp. Khi thông tin được cung cấp khách quan và hiệu quả thì cơ hội bình đẳng trước thông tin của các nhà đàu tư được thực hiện, tâm lý đầu tư sẽ được cải thiện và củng cố hơn.

KẾT LUẬN

Cơ chế quản lý tài chính là một nội dung cơ bản trong cơ chế quản lý tài chính của một doanh nghiệp. Đối với một Tổng công ty Nhà nước vừa mới chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con chưa được bao lâu, việc hoàn thiện cơ chế quản lý vốn với mục tiêu hiện thực hoá hiệu quả của mô hình hoạt động mới đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.

Với đề tài :"Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4", tác giả đã đi sâu nghiên cứu cụ thể cơ chế quản lý vốn hiện tại của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 trên cơ sở bám sát các nội dung cơ bản về cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp, sau đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng công ty, có chú ý đến đặc điểm của mô hình Công ty mẹ - Công ty con.

Những kết quả đã đạt được:

Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp.

Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý vốn của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích, luận giải về nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của cơ chế quản lý vốn hiện tại của doanh nghiệp.

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Trang 110 - 114)

w