Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Trang 73 - 76)

- Hệ số Nợ dài hạn trên Tổng vốn

2.2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế:

Lượng vốn huy động được chưa đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

Với quy mô vốn hiện tại của CIENCO 4 đã đáp ứng phần nào nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên với định hướng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh như đầu tư mở rộng sang lĩnh vực xây dựng công trình thuỷ điện, đầu tư kinh doanh xi măng, đầu tư lĩnh vực xuất khẩu lao động, đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại, dây chuyền công nghệ thi công mũi nhọn, đầu tư dự án theo phương thức BOT, BT, BOO... thì đòi hỏi CIENCO 4 cần phải huy động được lượng vốn nhiều hơn nữa với các hình thức huy động thích hợp.

Trong những năm qua, quy mô vốn của Tổng công ty XD CTGT 4 hầu như không tăng, trong đó vốn chủ sở hữu có tăng nhưng không nhiều, nợ ngân hàng giảm, chỉ có tín dụng thương mại đóng góp đáng kể vào nguồn vốn

huy động. Với quy mô vốn như hịên nay, nếu doanh nghiệp không có phương án huy động thêm vốn với nhiều hình thức đa dạng hơn thì sẽ không theo kịp với nhu cầu đầu tư ngày càng tăng của nền kinh tế cho xây dựng cơ bản, hạn chế cơ hội phát triển doanh nghiệp.

Cơ cấu vốn chưa phù hợp

Sự chưa phù hợp thể hiện:

- Mục tiêu tối đa doanh lợi vốn chủ sở hữu thông qua tác động của đòn bẩy tài chính không đạt được. Trong những năm qua, doanh nghiệp sử dụng rất nhiều nợ nhưng không tạo ra được hiệu quả của việc sử dụng nợ, đó là đòn bẩy tài chính luôn âm. Do đó, nếu doanh nghiệp gia tăng việc sử dụng nợ thì sẽ làm thiệt hại doanh lợi vốn chủ sở hữu.

Mặt khác, sử dụng nợ với hệ số nợ trên 90% như hiện nay sẽ tiềm ẩn rủi ro thanh toán khá cao đối với doanh nghiệp do doanh nghiệp luôn phải chịu sức ép đảm bảo trả được nợ vay và lãi ngân hàng.

- Kỳ hạn nguồn vốn và tài sản chưa phù hợp dẫn đến đe doạ khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Nghiên cứu về tỷ trọng các nguồn vốn của CIENCO 4 ta thấy, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng vốn, chủ yếu là nguồn vay ngắn hạn ngân hàng, các khoản phải trả nhà cung cấp, khoản phải nộp Nhà nước... chiếm trên 60% tổng nguồn, lớn hơn tỷ lệ vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn trong tổng vốn.

Trong khi đó, nợ dài hạn, chủ yếu từ ngân hàng, chiếm khoảng 20% tổng nguồn và tỷ trọng tài sản cố định và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp là khoảng 30% tổng nguồn. Như vậy doanh nghiệp chủ yếu hoạt động bằng nợ ngắn hạn,

nợ dài hạn không đủ để đầu tư dài hạn do đó doanh nghiệp phải dùng nguồn ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Điều này là một sự bất hợp lý trong cơ cấu tài trợ của doanh nghiệp và đe doạ đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Các khoản nợ ngắn hạn có nguồn gốc từ tín dụng thương mại cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề về khả năng thanh toán. Tỷ trọng nguồn tín dụng nhà cung cấp của doanh nghiệp là khá lớn như đã phân tích ở trên, chiếm đến 50% tổng vốn, tuy nhiên so với các khoản phải thu từ khách hàng do việc cho khách hàng mua chịu hoặc trả chậm cũng làm giảm nhiều ý nghĩa của nguồn vốn tín dụng nhà cung cấp. Bởi vì các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao xấp xỉ các khoản tín dụng nhà cung cấp có nghĩa là, nếu doanh nghiệp không quản lý tốt các khoản phải thu thì tín dụng nhà cung cấp dù có lớn đến mấy cũng không phát huy tác dụng tích cực.

Điều hoà vốn chưa rõ nét và chưa đạt hiệu quả cao

Đối với một Tổng công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con như CIENCO 4, thực tế hoạt động điều hoà vốn như đã phân tích ở trên cho thấy Tổng công ty chưa làm tốt vai trò điều tiết, cân đối nguồn vốn giữa các đơn vị thành viên, tăng cường mối liên kết nội bộ trong Tổng công ty. Hoạt động điều hoà vốn mới chỉ dừng lại ở việc hình thành quỹ tập trung của Tổng công ty còn hoạt động tín dụng nội bộ mà Tổng công ty đứng ra làm trung gian hiện nay là không có. Như vậy việc huy động vốn mới chỉ thực hiện được một chiều, chưa tạo ra được các luồng vốn hai chiều giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên, giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty với nhau. Do đó dẫn đến một thực tế là có công ty thành viên thừa vốn vẫn cứ thừa còn công ty khác thiếu vốn vẫn cứ thiếu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Trang 73 - 76)

w