- Nguyên nhân khách quan
b. Xác định chính xác chi phí vốn
Chi phí vốn được xác định theo nguyên tắc của thị trường và nguyên tắc về sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro.
Xác định chi phí vốn theo nguyên tắc thị trường
Xác định chi phí vốn theo nguyên tắc thị trường nghĩa là chi phí vốn của Tổng công ty phải được xác định trên cơ sở phản ánh mức độ rủi ro của Tổng công ty, mức độ rủi ro cao thì chi phí vốn cao và ngược lại mức độ rủi ro thấp chi phí vốn sẽ thấp.
Nếu Tổng công ty huy động vốn cổ phần thì lợi tức yêu cầu của các cổ đông chính là chi phí vốn, còn nếu doanh nghiệp phát hành trái phiếu hay vay ngân hàng thì lãi suất vay là chi phí vốn, lãi suất này phải phản ánh được mức độ rủi ro của khoản tiền cho vay. Khi rủi ro tăng lên lợi tức yêu cầu của cổ đông và lãi suất vay cũng tăng lên. Rủi ro khi doanh nghiệp sử dụng nợ là rủi ro tài chính, nó có thể hạn chế được bằng việc thay đổi hệ số nợ.
Nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận
Doanh nghiệp có thể chọn cho mình nhiều phương án tài trợ khác nhau, có thể là chính sách tài trợ mạo hiểm hoặc có thể chọn chính sách tài trợ vững chắc.
Về cơ bản có thể hiểu chính sách tài trợ mạo hiểm là Công ty sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các loại tài sản dài hạn, khi khả năng sinh lời tăng vì nguồn ngắn hạn có chi phí thấp hơn nguồn dài hạn nhưng khả năng thanh toán lại giảm, vì thế doanh nghiệp phải đối mặt với rui ro tài chính cao, rủi ro cao ở mức độ nào phụ thuộc vào mức độ sử dụng nguồn ngắn hạn nhiều hay ít để tài trợ cho tài sản dài hạn. Như vậy doanh nghiệp phải đánh đổi giữa việc chấp nhận rủi ro cao để kỳ vọng nhận được lợi nhuận lớn hơn khi sử dụng chính sách tài trợ mạo hiểm.
Trên thực tế, không có doanh nghiệp nào dùng toàn bộ nguồn ngắn hạn hoặc nguồn dài hạn. Các nguồn ngắn hạn và dài hạn đều là kết quả của các phuơng án kết hợp khác nhau giữa vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Việc xác định tỷ lệ tài trợ là bao nhiêu vốn chủ và bao nhiêu vốn nợ cũng được xác định dựa trên sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận.
* Xác định hệ số rủi ro bêta (β )
Hệ số bêta được định nghĩa như là hệ số đo lường mức độ biến động thu nhập của tài sản cá biệt so với mức độ biến động thu nhập của danh mục thị trường, hệ số này được tính bằng cách lấy hiệp phương sai của thu nhập của tài sản và thu nhập của danh mục thị trường chia cho phương sai của thu nhập của danh mục thị trường:
Cov (Ri, RM) Var(RM)
Trong điều kiện nguồn số liệu cho phép, tác giả tính toán hệ số bêta dựa trên số liệu Cov (Ri, RM) là hiệp phương sai của ROE của doanh nghiệp CIENCO 4 (Ri) và ROE trung bình ngành xây dựng (RM) còn Var(RM) là phương sai của ROE của ngành xây dựng trong 5 năm (2004-2008).
Hệ số bêta của CIENCO 4 là β = 0,6563. Kết quả này có nghĩa là khi mức biến động thu nhập của thị trường là 1 thì mức biến động thu nhập của Tổng công ty sẽ nhỏ hơn 1 và bằng 0,6563.
* Xác định chi phí vốn
- Chi phí vốn chủ sở hữu
Công thức xác định chi phí vốn chủ sở hữu theo phương pháp CAPM: Ke = Kf + β(Km - Kf)
Ke: chi phí lợi nhuận để lại
Kf: lãi suất của trái phiếu không rủi ro
Km: lãi suất thị trường hay lãi suất trung bình của ngành
Lãi suất trái phiếu không rủi ro là lãi suất trái phiếu chính phủ, ở đây tác giả lấy bằng lãi suất trúng thầu trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm bảo lãnh phát hành cho Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt nam ngày 14/7/2009 là 9,4%/năm.
Lãi suất trung bình ngành xây dựng Km lấy bằng 13,9%. Như vậy chi phí lợi nhuận không chia là:
Ke = 12,35%
- Chi phí nợ:
Chi phí nợ xác định căn cứ vào lãi suất cho vay của các ngân hàng và lãi suất trên thị trường chứng khoán bằng cách phát hành trái phiếu công ty. Trong phần tính toán này tác giả lựa chọn lãi suất vay dài hạn của ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam là ngân hàng có mối quan hệ lâu năm với CIENCO 4 là: 10,5%.
Bảng 3.4: Chi phí vốn cho CIENCO 4 trong những trường hợp tỷ lệ nợ trên Vốn khác nhau Số lượng nợ (Tr.đ) Tỷ lệ nợ/Vốn (%) Chi phí nợ (%) Chi phí VCSH (%) 0 0 12,73 434.176 20 10,3 12,65 651.265 30 10,35 12,58 868.353 40 10,4 12,5 1.519.617 50 10,45 12,43 434.176 70 10,5 12,35