Đòn bẩy kinh doanh chỉ việc doanh nghiệp dùng sử dụng chi phí hoạt động để gia tăng thu nhập cho các cổ đông. Nếu chi phí cố định trong tổng chi phí càng cao thì mức độ đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Đòn bẩy kinh doanh cho biết một sự thay đổi nhỏ trong sản lượng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm sẽ dẫn đến một sự thay đổi lớn trong thu nhập trước thuế và lãi. Vấn đề này thực chất liên quan đến việc trích khấu hao cơ bản. Khấu hao cơ bản về bản chất cũng là chi phí hợp lý hợp lệ được tính khi xác định thu nhập chịu thuế, do đó nếu thuế suất TNDN cao thì doanh nghiệp sẽ có lợi khi khấu hao tài sản cố định cao.
Đòn bẩy tài chính dùng để chỉ tác động của việc sử dụng nợ. Việc doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính hay không, sử dụng đòn bẩy tài chính ít hay nhiều ảnh hưởng đến quyết định huy động nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp như thế nào.
Đòn bẩy tài chính ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp, những thay đổi của mức độ đòn bẩy tài chính sẽ dẫn đến thay đổi thu nhập trên mỗi cổ phiếu do đó ảnh hưởng đến giá cả cổ phiếu.
Khi doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng nợ, lúc đó phát sinh các chi phí tài chính cố định là lãi vay, chi phí tài
chính này được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Trong trường hợp thuế suất thuế TNDN cao thì doanh nghiệp có lợi hơn khi sử dụng nợ. Tuy nhiên sử dụng đòn bẩy tài chính cũng có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp ở chỗ lãi vay được xem là chi phí tài chính cố định, dù doanh nghiệp có hoạt động ra sao, thu nhập nhiều hay ít hay thậm chí đang thua lỗ thì doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo việc trả lãi vay đúng hạn và trả nợ gốc khi đáo hạn, do vậy độ lớn đòn bẩy tài chính cao làm tăng rủi ro tài chính.
Do vậy doanh nghiệp chỉ sử dụng đòn bẩy tài chính khi có thể tin chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) cao hơn lãi suất vay nợ.