Huy động vốn Chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Trang 51 - 53)

- Công ty cổphần Công trình giao thông 473.

2.2.1.1. Huy động vốn Chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 được huy động từ các nguồn: vốn góp ban đầu và lợi nhuận không chia. Nội dung huy động vốn chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu trong thực tế CIENCO 4 chưa có vì CIENCO 4 hiện nay là doanh nghiệp Nhà nước giữ 100% vốn Nhà nước. Cho đến nay, chỉ có các đơn vị thành viên của CIENCO 4 đã được cổ phần hoá là có phát hành cổ phiếu trên thị trường (18 đơn vị), trong đó có 2 đơn vị cổ phần có vốn góp của CIENCO 4 đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước đó là: Công ty cổ phần XDCT 492 (C92) và Công ty cổ phần XDCT 482 (B82), các đơn vị khác vẫn chưa tiếp cận được với thị trường chứng khoán do chưa đủ điều kiện niêm yết hoặc vì một số lý do khác.

thời kỳ 2004 - 2008 Bảng 2.2: Vốn của Tổng công ty XDCTGT 4 Đơn vị: Triệu đồng Năm Tổng Vốn Vốn Chủ sở hữu Tỷ trọng VCSH/Tổng Giá trị Tốc độ tăng (%) Giá trị Tốc độ tăng (%) 2004 1.957.816 100 105.836 100 5,41 2005 2.111.297 108 137.909 130 6,53 2006 2.054.360 97 151.065 110 7,35 2007 1.908.197 93 167.775 111 8,79 2008 1.934.142 101 170.607 102 8,82

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CIENCO 4 năm 2004 - 2008)

- Vốn góp ban đầu

Vốn góp ban đầu của CIENCO 4 là vốn ngân sách nhà nước cấp vì CIENCO 4 là doanh nghiệp Nhà nước. Tại thời điểm Bộ Giao thông vận tải ra quyết định thành lập lại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 năm 1995, tổng số vốn Nhà nước giao cho CIENCO 4 là: 45.545.157.920 đồng (theo Biên bản giao nhận vốn ngày 27/12/1996). Vì tại thời điểm này CIENCO 4 là doanh nghiệp thành lập lại nên trước đó đã có một thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó trong số vốn Nhà nước giao trên có vốn ngân sách là: 16.045.129.833 đồng và vốn tự bổ sung là: 29.500.028.087 đồng. Để có được số vốn ban đầu từ ngân sách Nhà nước này, Tổng công ty phải thực hiện quá trình giao nhận vốn theo đúng các thủ tục quy định của Nhà nước và cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm về phần vốn đã nhận, bảo toàn, phát triển và quyết định đầu tư có hiệu quả. Trong quá trình sử dụng, hàng năm Tổng công ty phải nộp tiền sử dụng vốn theo quy định của Bộ Tài chính gọi là thu sử dụng vốn Nhà nước. Từ năm 2002 trở đi, thu sử dụng vốn ngân sách được Nhà nước cho phép để lại doanh nghiệp để tái đầu tư.

- Lợi nhuận không chia

Đây là nguồn vốn bổ sung vào vốn ban đầu của Tổng công ty. Nguồn vốn này phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hàng năm. Theo Thông tư số 64/1999/TT-BTC ngày 07/6/1999 của Bộ Tài chính, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi trừ đi thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để lại để doanh nghiệp bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, lập quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp làm ăn có lãi, lợi nhuận sau thuế sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định có thể vẫn còn phần lợi nhuận chưa phân phối cũng là nguồn phát triển vốn chủ sở hữu. Chính vì vậy mà từ số vốn ban đầu là trên 43 tỷ đồng qua một thời gian hoạt động, nhờ vào số vốn bổ sung từ lợi nhuận không chia, vốn chủ sở hữu năm 2004 đã là khoảng 105,836 tỷ đồng. Những năm gần đây, theo số liệu ở bảng 2.2, vốn chủ sở hữu hàng năm liên tục tăng lên. Từ năm 2004 đến năm 2008 vốn chủ sở hữu đã tăng lên 1,6 lần. Tuy nhiên, tốc độ tăng hàng năm ngày càng chậm lại và luôn lớn hơn tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn. Trong khi vốn chủ sở hữu liên tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước thì tổng nguồn vốn lại không tăng hoặc tăng không đáng kể thậm chí năm 2006, 2007 và năm 2008 còn giảm. Do đó trong vòng 5 năm, tổng nguồn vốn giảm về số tuyệt đối, khoảng 23 tỷ đồng, chứng tỏ quy mô hoạt động bị thu hẹp đi. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng vốn cũng liên tục tăng từ 5,41% năm 2004 lên 8,82% năm 2008. Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu luôn lớn hơn tốc độ tăng của tổng vốn. Điều này chứng tỏ Nhà nước, với tư cách là chủ sở hữu, vẫn thực hiện chính sách hỗ trợ thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhà nước thông qua việc cho phép các doanh nghiệp Nhà nước để lại toàn bộ thu nhập sau thuế để tái đầu tư. Điều này góp phần nâng cao tính tự chủ và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w