- Nguyên nhân khách quan
GIAO THÔNG
3.2.1.3. Huy động vốn đầu tư nước ngoà
Thực hiện chiến lược đầu tư phát triển Tổng công ty sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con là đầu tư phát triển các dây chuyền công nghệ trong thi công cầu đường và các công nghệ tiên tiến mũi nhọn để tham gia thi công các công trình vượt sông, hầm tàu điện ngầm..., đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu bột đá công nghiệp, gach cao cấp, phu gia bê tông, liên doanh với các đối tác trong nước và nước ngoài sản xuất phụ tùng, lắp ráp bảo trì thiết bị xe máy thi công... vừa
có tác dụng phụ trợ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp vừa phát triển kinh doanh theo hướng đa ngành. Để thực hiện thành công chiến lược phát triển Tổng công ty đòi hỏi lượng vốn lớn, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Huy động vốn đầu tư của nước ngoài Tổng công ty không những đáp ứng được cho nhu cầu thực hiện các dự án mà còn tận dụng được công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến của đối tác.
Huy động vốn nước ngoài có thể thực hiện thông qua một trong hai hình thức: thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc thành lập liên doanh.
- Huy động vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh: Theo Luật đầu tư năm 2005 thì "Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân", "Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác. Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng". Như vậy, Tổng công ty có thể ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với hai hoặc nhiều bên nước ngoài để thực hiện các dự án cụ thể của Tổng công ty. Trên cơ sở đó Tổng công ty có thể huy động vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc góp vốn, đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến phía nước ngoài. Như vậy, Tổng công ty vừa có vốn để thực hiện các dự án đầu tư, vừa nâng cao được năng lực sản xuất của mình.
- Huy động vốn thông qua thành lập doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký
giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp liên doanh là có sự phối hợp cùng góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt nam. Tỷ lệ góp vốn của mỗi bên sẽ quyết định tới mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu.
Doanh nghiệp liên doanh là hình thức doanh nghiệp thực sự đem lại nhiều lợi thế cho cả nhà đầu tư việt nam và nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư việt nam, khi tham gia doanh nghiệp liên doanh, ngoài việc tượng phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, nhà đầu tư việt nam còn có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại, phong cách và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến. đối với bên nước ngoài, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường kinh doanh, pháp lý hoàn toàn xa lạ nêu không có bên việt nam thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Tổng công ty có thể ký kết hợp đồng liên doanh với một hoặc nhiều bên nước ngoài để thành lập doanh nghiệp liên doanh là công ty con của Tổng công ty. Tổng công ty có thể góp vốn với tỷ lệ chi phối để nắm quyền điều hành công ty con đó.