Điều hoà vốn thông qua hình thành quỹ tập trung của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Trang 66 - 69)

- Hệ số Nợ dài hạn trên Tổng vốn

2.2.3.1. Điều hoà vốn thông qua hình thành quỹ tập trung của Tổng công ty

2.2.3.1. Điều hoà vốn thông qua hình thành quỹ tập trung của Tổng công ty ty

Theo quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty mẹ - Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 ban hành kèm theo Quyết định số 1784/QĐ-BGTVT ngày 17/8/2008 thì Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 được lập và sử dụng các quỹ tập trung để đảm bảo cho quá trình đổi mới, phát triển cơ sở vật chất, công nghê, tăng năng lực sản xuất, kinh doanh và vào các mục đích khác. Quỹ tập trung gồm:

- Quỹ đầu tư phát triển được lập từ lợi nhuận sau thuế

- Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo tập trung được trích lập từ quỹ đầu tư phát triển, quỹ đào tạo của các đơn vị thành viên, nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác.

- Quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích lập theo hướng dẫn của Bộ tài chính và Quy chế tài chính Tổng công ty.

Quỹ tập trung này hiện nay chỉ được hình thành từ phần lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ CIENCO 4 và các công ty hạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp, còn đối với các công ty con, công ty liên kết thì Công ty mẹ chỉ được thu lợi tức từ lợi nhuận được chia lợi tức của các công ty đó theo tỷ lệ vốn góp của công ty mẹ theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc thành viên góp vốn. Phần lợi nhuận này có thể được giữ lại ở công ty thành viên để đầu tư tăng vốn của tổng công ty tại công ty thành viên đó. Trường hợp công ty không có nhu cầu bổ sung vốn hoặc không cần thiết phải bổ sung vốn thì Tổng công ty quyết định thu lợi nhuận về. Nếu các công ty này có nhu cầu vay phần lợi tức này để bổ sung vào vốn nợ của mình thì sẽ được vay theo lãi suất cho vay bình quân của Ngân hàng nơi Công ty

mẹ đặt tài khoản giao dịch chính.

Phần lợi tức thu được từ các công ty hạch toán độc lập nói trên cộng với lợi nhuận thực hiện của văn phòng Công ty mẹ và các công ty hạch toán phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp sau khi bù lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối như sau:

- Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có), bù đắp các khoản từ những năm trước phải trừ vào lợi nhuận sau thuế, bù đắp các khoản lỗ của năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế;

Phần lợi nhuận còn lại trích vào các quỹ để hình thành quỹ tập trung của Tổng công ty theo tỷ lệ như sau:

- Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì không trích nữa;

- Số còn lại sau khi trích quỹ dự phòng tài chính được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại công ty mẹ và vốn của công ty mẹ tự huy động bình quân trong năm.

Phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư được dùng để tái đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty mẹ.

Lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động được trích các quỹ như sau: - Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của công ty mẹ

- Trích tối đa 5% lập Quỹ thưởng Ban quản lý điều hành Công ty mẹ. Mức trích một năm không vượt quá 500 triệu đồng với điều kiện tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế trên vốn nhà nước tại công ty mẹ phải bằng hoặc lớn hơn tỷ suất lợi nhuận kế hoạch.

- Số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty mẹ. Mức trích vào mỗi quỹ do Hội đồng quản trị quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn.

Tính đến 31/12/2008, quỹ tập trung được huy động từ các quỹ nói trên là: 24,036 tỷ đồng, chiếm 1,24% so với tổng vốn. Số liệu này cho thấy, quỹ tập trung của Tổng công ty hiện nay chỉ đóng gốp rất nhỏ vào việc cải thiện nhu cầu vốn cho doanh nghiệp.

Ngoài Quỹ tập trung này ra, Tổng công ty còn có cơ chế trích lập và quản lý vốn khấu hao cơ bản theo Quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp và chế độ của Nhà nước. Văn bản hiện nay đang áp dụng là Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày 12/12/2003 về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và Quy chế tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 1784/QĐ-BGTVT ngày 17/8/2008 của Tổng công ty XD CTGT 4.

Cơ chế điều hoà nguồn vốn khấu hao cơ bản của CIENCO 4 theo từng thời kỳ cũng có nhiều thay đổi. Từ năm 2007 trở về trước, quy định của Tổng công ty là:

- Trích một phần quỹ khấu hao cơ bản của các đơn vị thành viên để hình thành Quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty. Các đơn vị hạch toán độc lập được để lại quỹ khấu hao cơ bản để sử dụng tại đơn vị, các đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng tập trung quỹ khấu hao tại Tổng công ty.

Tổng công ty có quyền huy động vốn Khấu hao cơ bản của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập và phải theo nguyên tắc: vay phải trả có lãi suất nội bộ do Tổng giám đốc phê duyệt theo uỷ quyền của HĐQT và theo hướng dẫn của Nhà nước.

Đối với một số trường hợp đặc biệt Tổng công ty có thể huy động vốn khấu hao cơ bản của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập theo nguyên tắc ghi giảm vốn cho các đơn vị bị huy động vốn khấu hao cơ bản trên nguyên tắc bào toàn vốn cho đơn vị bị huy động.

Từ năm 2008 trở đi, cơ chế điều hoà nguồn vốn khấu hao cơ bản của CIENCO 4 không thực hiện như trên nữa mà thực hiện theo Quy chế tài chính mới, các đơn vị hạch toán phụ thuộc và sự nghiệp vẫn quản lý, sử dụng tập trung quỹ khấu hao tại Tổng công ty và không quy định việc huy động vốn khấu hao từ các đơn vị hạch toán độc lập nữa. Cơ chế này nhìn chung là phù hợp với Cơ chế quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và phù hợp với mối quan hệ tài chính của mô hình Công ty mẹ - Công ty con đó là quan hệ dựa trên tỷ lệ vốn góp mà Công ty mẹ đầu tư vào công ty con, không phải là quan hệ mệnh lệnh hành chính như trước đây.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Trang 66 - 69)

w